K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2018

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

5 tháng 5 2018

a) Nguyên nhân
- Do chính sách cai trị tàn bạo của quân xâm lược Hán.
- Do Thi Sách bị quân Hán giết chết.
b) Diễn biến
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây).
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.
c) Kết quả
- Thái thú Tô Định ỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi.
- Xóa ách áp bức tàn bạo của quân xâm lược Hán.
- Giành lại độc lập cho dân tộc.
d) Ý nghĩa
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc ta

16 tháng 3 2018

1. a- Nguyên nhân :Ách thống trị tàn bạo của quân Ngô ->ND ta khốn khổ, nổi dậy đấu tranh.
b- Diễn biến.
- Năm 248 : cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hâụ Lộc Thanh Hoá)
- Cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì lực lợng quân Hán rất mạnh , lại có nhiều mu kế hiểm độc.
c- ý nghĩa :
Tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc ta.

2. * Nguyên nhân:
- Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Thi Sách chồng Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại. Để trả nợ nước, thù nhà Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
*Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ,làm lễ tế cờ ở Hát Môn (Hà Tây)
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
- Nghĩa quân từ Hát Môn--> Mê Linh -->Cổ Loa-->Luy Lâu.
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
*Nguyên nhân thắng lợi :
-Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân.
-Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà -
* Ý nghĩa:
- Độc lập dân tộc được khôi phục.
-Thể hiện tinh thần yêu nước , ý chí quật cường của dân tộc , của phụ nữ Việt Nam .

3. Đó là cuộc khởi nghĩa Sông Bạch Đằng năm 938. VÌ sau đó, Ngô Quyền đã lên ngôi và lập ra một triều đại mới. Không còn bóng kẻ thù trên đất nước ta.

19 tháng 3 2018

Nhà Lương làm vậy để dễ bề cai quản nước ta ,làm cho nhân dân ta không thể nổi dậy

tick nha:)

16 tháng 3 2018

Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân vì cầu mong cho sự trường tồn của dân tộc. Khẳng định ý chí dành lại độc lập dân tộc, mong muốn cho đất nước ngày càng thanh bình, yên vui và tươi đẹp như vạn mùa xuân

TỚ CHỈ BIẾT CÂU NÀY THÔI NẾU THẤY HAY THÌ TICK NHÉ!!!

16 tháng 3 2018

1.Nhận xét gì về chính sách bóc lột : vô cùng tham lam, tàn bạo bằng các loại thuế và cống nạp. Cống nạp thể hiện ở hai khía cạnh : vơ vét cùng kiệt các sản vật quý hiếm và kìm hãm sự phát triển nhân tài.

2.

Đặt tên nước là Vạn Xuân vì Lý Nam Đế mong cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước, khẳng định ý chí độc lập của dân tộc, mong cho đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui và tươi đẹp như vạn mùa xuân
16 tháng 3 2018

1

- Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

- Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

- Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

—> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

2

-Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.

-Việc đặt tên nước là Vạn Xuân : thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn...


15 tháng 3 2018

Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế là khẳng chủ quyền và sự độc lập của đất nước, không phụ thuộc vào một nước nào. Ngang hàng với vua phong kiến phương Bắc.

Ý nghĩa việc thành lập nhà nước Vạn Xuân :

- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã lâkt đổ ách thống trị của nhà Lương đưa đến sự ra dời của nhà nước độc lập đầu tiên là Vạn Xuân sau hơn 500 năm đấu tranh của dân tộc ta.

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dan tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính cùa Trung Quốc.

- Sự tồn tại của nhà nước Vạn Xuân trong hơn nửa thế kỉ là sự cổ vũ to lớn đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở các thế kỉ sau đó.



8 tháng 3 2022

Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế là khẳng chủ quyền và sự độc lập của đất nước, không phụ thuộc vào một nước nào. Ngang hàng với vua phong kiến phương Bắc.

Ý nghĩa việc thành lập nhà nước Vạn Xuân :

- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã lâkt đổ ách thống trị của nhà Lương đưa đến sự ra dời của nhà nước độc lập đầu tiên là Vạn Xuân sau hơn 500 năm đấu tranh của dân tộc ta.

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dan tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính cùa Trung Quốc.

- Sự tồn tại của nhà nước Vạn Xuân trong hơn nửa thế kỉ là sự cổ vũ to lớn đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở các thế kỉ sau đó.

15 tháng 3 2018

là: tục xăm mình, nhai trầu, làm bánh chưng bánh giày, nhuộm răng, vẫn sử dụng tiến nói tổ tiên, nhân dân ta học chữ Hán theo cách đọc của mình

15 tháng 3 2018

Phong tục, tập quán của người Hán được du nhập. Một số phong tục,tập quán,tín ngưỡng của người Việt ta vẫn được giữ gìn và phát huy trong thời kì chống phong kiến Phương Bắc:

-Làm bánh chưng,bánh giầy,ăn trầu cau, dùng trống đồng,tục cạo tóc hay búi tóc, xăm mình, chôn cất người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng, tục nhuộm răng,...

- Phát huy tiếng nói dân tộc.

15 tháng 3 2018

1.Chế độ cai trị

a) Tổ chức bộ máy cai trị

Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Thời nhà Hán, Âu Lạc bị chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chi cùng với một số quận của Trung Quốc. Đến thời nhà Tuỳ và nhà Đường, nước ta lại bị chia làm nhiều châu. Từ sau khi lật đổ được chính quyền

Của Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ tăng cường việc kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

b) Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá

Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nấm độc quyền về muối và sắt.

Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành, ra sức bóc lột dân chúng đế làm giàu.

Chu Thặng, Thứ sử Giao Châu, đã tâu với vua Hán : Giao Châu ở nơi xa cách, quan lại (người Hán) tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, trưỏng sử tha hổ bạo ngược, bóc lột muôn dân.

Các triều đại phong kiến phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc cũ để thực hiện chính sách nói trên và mở một số lớp dạy chữ Nho. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

Chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.

2.Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội

a) Về kinh tế

Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong đời sống nhân dân. Công cuộc khai hoang, mở rộng thêm diện tích trồng trọt được đẩy mạnh. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng. Nhờ thế, năng suất lúa tăng hơn trước. Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

Kĩ thuật rèn sắt phát triển hơn so với trước công nguyên. Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh. Đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc được gia công tinh tế. Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm thuỷ tinh...

Nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối liền các vùng, các quận được hình thành.

b) Về văn hoá, xã hội

Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa thời Hán. Đường như ngôn ngữ, văn tự. Nhân dân ta không bị đồng hoá. Tiếng Việt vẫn được bảo tồn. Các phong tục, tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.

Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. Mặc dù các triều đại phong kiến phương Bắc ngày càng tăng cường việc cai trị trực tiếp tới cấp huyện, tổ chức các đơn vị hành chính đến cấp hương, xã, nhưng không khống chế nổi các làng xóm người Việt. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.