K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi như “ Mồ anh hoa nở”, “Những đồng chí trung kiên”.

Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đó là tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khát vọng ấy được Thanh Hải thể hiện rõ qua hai khổ bốn và năm của bài thơ:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”

Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hoà nhập.

Tác giả không mơ một giấc mơ vĩ đại, không ước vọng lớn lao, chỉ là những mong muốn đơn sơ bình dị:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”

Xin làm một tiếng chim hót hoà trong muôn vạn tiếng chim cất cao tiếng hót chào mừng xuân mới, xin làm một cành hoa trong muôn vạn cánh hoa âm thầm khoe sắc tỏa hương thơm cho cuộc đời chung, xin làm một nốt nhạc trầm trong bản đồng ca của dân tộc ca ngợi non sông đất nước đang đổi mới. Ước nguyện của nhà thơ sao mà đáng yêu, gần gũi lạ kì. Đó chính là sự chiếu ứng của hình ảnh “bông hoa tím biếc”và âm thanh tiếng chim chiền chiện ở khổ thơ thứ nhất. Đọc từng câu thơ, ta thấy nhịp thơ hối hả, gấp rút như nhịp sống quê hương, như ước mong cháy bỏng mà khiêm tốn của nhà thơ được dâng hiến cho đời.

Tâm hồn của tác giả hoà vào mùa xuân đất nước, thôi thúc mạnh mẽ nhưng cũng rất âm thầm:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”

Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi con người, mỗi sự cống hiến được ví như một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ quốc. Đó cũng là nguyện ước nhỏ bé của nhà thơ, muốn được mãi mãi làm việc, hi sinh, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước bất chấp sự thử thách của thời gian, tuổi tác

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Lời thơ rắn rỏi, điệp ngữ "dù là" khẳng định thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng tiếp tục âm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành lẽ sống trong cuộc đời tác giả. Lời thơ không chỉ là ước nguyện của riêng một nhà thơ mà còn là lời kêu gọi mọi người hãy chung vai gắng sức xây dựng một cuộc đời tươi đẹp trong tương lai. Tâm nguyện này, ta bắt gặp đâu đó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ hiến dâng tài năng, sức lực, tuổi trẻ cho cuộc đời nào phải chỉ có trong thơ Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” cũng đã khắc họa nên bức chân dung nhân vật anh thanh niên cùng nhiều nhân vật khác. Họ chính là minh chứng sinh động nhất của hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ ” mà Thanh Hải gửi gắm đến chúng ta qua bài thơ cuối đời của ông.

Tóm lại, hai khổ thơ bốn và năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ ” đã làm lay động tâm hồn người đọc, không chỉ bởi chất nhạc vấn vương, không chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa hào hùng thôi thúc mà còn bởi nguyện ước chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Nguyện ước ấy đâu còn của riêng Thanh Hải. Đọc những vần thơ của ông, ta tự nhủ phải làm gì để không hổ thẹn với những người đi trước , hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm đối với đất nước quê hương ? Tất cả được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở hôm nay.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Tình người trong lũ dữ. …… Trước tình cảnh cấp thiết trong trận lũ lịch sử của cơn bão số 8, người dân xã biển Hải Ninh ( huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã huy động các thuyền đánh cá để cứu dân vùng lũ. Mưa lũ trắng trời, 15 chiếc thuyền đánh cá của ngư dân Hải Ninh vẫn chạy hết công suất để đến được với những gia đình đang ngập sâu trong lũ....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tình người trong lũ dữ. …… Trước tình cảnh cấp thiết trong trận lũ lịch sử của cơn bão số 8, người dân xã biển Hải Ninh ( huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã huy động các thuyền đánh cá để cứu dân vùng lũ. Mưa lũ trắng trời, 15 chiếc thuyền đánh cá của ngư dân Hải Ninh vẫn chạy hết công suất để đến được với những gia đình đang ngập sâu trong lũ. Cả ngàn người dân được cứu sống trong cơn lũ lịch sử được xem như là kì tích của người dân xã biển Hải Ninh. Không những cứu dân thoát cơn lũ dữ, người dân Hải Ninh còn tự bỏ tiền của mình giúp những bà con đang đói rét là mì gói, sữa, bánh, nước lọc, thấm đẫm tình đồng bào. Không những thế, Đảng ủy, UBND xã Hải Ninh còn huy động các chị, các mẹ trên tinh thần “Lá lành đùm lá rách” tình nguyện mua thức ăn, nấu nướng rồi theo thuyền đem lên cứu trợ người dân vùng lũ. Vững tin lao về phía lũ cứu dân, người dân xã biển Hải Ninh tâm niệm rằng: “Bọn tui cùng nhau đến đây là vì nghĩa tình đồng bào, là tình người trong cơn hoạn nạn. Ngày mai, ngày mốt hay nhiều ngày nữa, ai cần thì cứ gọi điện thoại, chúng tôi sẽ đến”. Bí thư Huyện ủy Quảng Ninh (Tỉnh Quảng Bình), Hoàng Xuân Tân xúc động nói : “Tình người trong hoạn nạn thật đáng quý biết bao. Trong lũ dữ, mới thẫm đẫm tình người”.

(Theo LÊ PHI LONG, Báo Lao động online 20/10/ 2020 )

a) Em hãy nêu nội chính của đoạn trích trên ? 

b) Em hãy ghi lại lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn sau rồi chuyển sang cách dẫn gián tiếp. (1 điểm) Vững tin lao về phía lũ cứu dân, người dân xã biển Hải Ninh tâm niệm rằng: “Bọn tui cùng nhau đến đây là vì nghĩa tình đồng bào, là tình người trong cơn hoạn nạn. Ngày mai, ngày mốt hay nhiều ngày nữa, ai cần thì cứ gọi điện thoại, chúng tôi sẽ đến”.

c) Đọc đoạn trích“Tình người trong lũ dữ”, em rút ra được bài học gì cho mình và có những hành động thiết thực nào để chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ? Hãy viết thành đoạn văn ngắn( khoảng3-5 câu). 

0
Phần II. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thời của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng....
Đọc tiếp
Phần II. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thời của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng. [...] Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gảy ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. [...] Tuổi teen có tính ghen ty rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghĩa và so bị với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu minh, cha mẹ chiều em, chị, anh minh hơn [...] Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế..., thì hệ quả, hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn. [...] Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đỏ là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đảm tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (TS. Vũ Thu Hương. Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, báo điện tử News.Zing. Giaoduc. 7/10/2015) Câu 1: (0,5 điểm) Theo tác giả, các bạn tuổi teen luôn thấy mình khổ hơn người khác bởi những lý do nào Câu 2: (0,75 điểm) Vì sao người viết lại cho rằng “Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh " Câu 3: (0,75 điểm) Theo em, làm thế nào để sống có bản lĩnh trong thời đại hôm nay?
0
29 tháng 10 2021

tham khảo

Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã đi vào thi ca nhạc họa nuôi một nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận. Mặc dù trong xã hội phong kiến "trọng nam khinh nữ", người phụ nữ ít có cơ hội xuất hiện trong các tác phẩm văn học nhưng đến thế kỉ XVI trở đi, người phụ nữ đã bước chân vào nền văn học trung đại Việt Nam một cách rất tự nhiên, rất chân thực. Chúng ta có thể kể đến một số tác phẩm như: "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ, "Truyền kì tân phả" của Đoàn Thị Điểm, "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn... Tất cả các nhà văn, nhà thơ đều tập trung làm nổi bật lên phẩm chất tốt đẹp, số phận bi kịch, cuộc đời bất hạnh của người phụ nữ nhưng lại ít quan tâm tới việc khắc họa vẻ đẹp nhan sắc, tài năng độc đáo của nhân vật nữ giới. Tuy nhiên, đến với những trang thơ của Nguyễn Du qua tác phẩm "Truyện Kiều", mặc dù cũng khai thác đề tài bất hạnh của người phụ nữ đương thời nhưng Nguyễn Du vẫn đặc biệt chú trọng miêu tả khắc họa vẻ đẹp chân dung, nhan sắc, tài năng con người nhân vật. Và chính bút pháp tả người ấy đã góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của tác phẩm. Điều này được thể hiện qua hình tượng nhân vật Thúy kiều trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều".

 

Trước hết, bốn câu thơ đầu tiên, nhà thơ giới thiệu khái quát về vị trí, xuất thân và vẻ đẹp của Thúy Kiều:

 

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

 

Đó là Thúy Kiều sinh ra trong một gia đình họ Vương, nàng là chị cả trong gia đình. Để giới thiệu về vẻ đẹp của nàng, nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ và ẩn dụ rất giàu sức gợi: cốt cách thì duyên dáng, yêu kiều, thanh tao như cây mai; phong thái tinh thần thì trong trắng, tinh khôi như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn mỹ, toàn diện từ trong ra ngoài, từ dáng vẻ tới tâm hồn "mười phân vẹn mười". Như vậy, chỉ bằng bốn câu thơ đầu ngắn gọn, tác giả đã khái quát được những thông tin cần thiết của nhân vật, đồng thời làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều. Từ đó, mở ra cảm xúc cho toàn bài, người đọc thấy được cảm hứng ngợi ca con người trong đoạn thơ.

 

Sau khi dựng lên chân dung và vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân, nhà thơ tập trung bút lực vào miêu tả vẻ đẹp của Kiều trong sự đối sánh với vẻ đẹp của Vân:

 

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

 

Vẻ đẹp của Kiều khác và hơn hẳn Vân cả về tài lẫn sắc. Đó là sự "sắc sảo" về trí tuệ; "mặn mà" về tầm hồn.

 

Trước hết là vẻ đẹp nhan sắc – ngoại hình của Kiều. Vẫn tiếp tục sử dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người qua một loạt các hình ảnh: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu, Nguyễn Du đã làm hiện vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt mĩ. Nhưng khi miêu tả Kiều, tác giả không miêu tả cụ thể chi tiết như ở Vân mà ngược lại, tác giả tập trung vào một điểm nhìn là đôi mắt “Làn thu thủy nét xuân sơn”: Đôi mắt sáng trong và sâu thẳm như làn nước mùa thu; đôi lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Đây chính là lối vẽ "điểm nhãn" cho nhân vật. Bởi đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn con người. Và qua đôi mắt đó của Kiều, ta thấy được tâm hồn trong sáng, sâu thẳm và cuốn hút lạ thường của nhân vật. Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều là vẻ đẹp vượt ra khỏi chuẩn mực của tự nhiên và khuôn khổ của người phụ nữ phong kiến nên: “Hoa ghen – liễu hờn” và thậm chí là nghiêng ngả cả thành quách, đất nước:

 

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

 

Nghệ thuật nhân hóa (hoa ghen – liễu hờn) kết hợp với nghệ thuật nói quá (thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành) vừa có tác dụng gợi tả vẻ đẹp của Kiều ; lại vừa có tác dụng dự đoán về số phận, cuộc đời của nàng. Bởi vẻ đẹp đó gợi lên mâu thuẫn, không hài hòa (khác với Vân: thua – nhường: hài hòa, bình yên) nên chắc chắn cuộc đời nàng sẽ truân chuyên, trắc trở: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần".

 

Tiếp đến là vẻ đẹp tài năng của Kiều. Nếu như khi tả Vân, nhà thơ chỉ chú trọng vào khắc họa vẻ đẹp nhan sắc mà không chú trọng tới miêu tả tài năng và tâm hồn thì khi tả Kiều, nhà thơ chỉ tả sắc một phần, còn lại dành phần nhiều vào tài năng:

 

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

 

Chỉ một câu thơ mà nhà thơ đã nêu được cả sắc lẫn tài. Nếu như về sắc thì Kiều là số một thì về tài không ai dám đứng hàng thứ hai trước nàng. Tài năng của Kiều có thể nói là có một chứ không có hai trên đời. Vì được trời phú cho tính thông minh nên ở lĩnh vực nghệ thuật nào Kiều cũng toàn tài: cầm – kì – thi – họa. Tất cả đều đạt đến mức lí tưởng hóa theo quan niệm thẩm mĩ của lễ giáo phong kiến: “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Đặc biệt tài năng của Kiều được nhấn mạnh ở tài đàn: “Cung thương lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”: nàng thuộc lòng các cung bậc và đánh đàn Hồ cầm (đàn cổ) thành thạo. Hơn thế, nàng còn giỏi sáng tác nhạc nữa: “Khúc nhà tay lựa nên chương/Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Mỗi nàng lần đánh đàn, nàng lại cất lên bài hát “Bạc mệnh” làm cho người nghe phải đau khổ, sầu não. Bài hát chính là tâm hồn, là bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều, biểu hiện một trái tim đa sầu đa cảm và cuộc đời éo le, bất hạnh.

 

Như vậy, qua việc phân tích ở trên, người đọc thấy được chân dung của nhân vật Thúy Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khác người nên làm cho thiên nhiên phải ghen tị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; tài năng của Kiều vượt trội hơn người nên chắc chắn theo một quy luật thông thường của định mệnh “Chữ tài đi với chữ tai một vần” hay “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” nên cuộc đời Kiều là cuộc đời của một kiếp hồng nhan bạc mệnh, éo le và nghiệt ngã.

 

Đến đây chúng ta thấy được tài năng độc đáo của Nguyễn Du trong việc khắc họa chân dung nhân vật. Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật. Và mặc dù, ở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu Thúy kiều là chị, em là Thúy Vân nhưng sau đó, nhà thơ lại miêu tả chân dung nhân vật Vân trước, Kiều sau. Đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong việc tạo ra thủ pháp "đòn bẩy". Điều đó có tác dụng nhấn mạnh và làm nổi bật được vẻ đẹp độc đáo, vượt trội về cả sắc lẫn tài và tình của nhân vật Thúy Kiều. Vì thế, tuy cùng sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng khi miêu tả hai nhân vật nhưng chúng ta thấy được mức độ đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Nhà thơ chỉ dùng bốn câu để tả Vân, còn lại dành tận mười hai câu để tả Kiều; tác giả khi tả Vân chỉ tập trung tả nhan sắc nhưng khi tả Kiều thì "sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Mặc dù vậy nhưng ở nhân vật nào cũng hiện lên rất sống động, cụ thể, chân thực, mang vẻ đẹp, tính cách, số phận khác nhau.