K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2020

c, máu, nước mô, bạch huyết

4 tháng 11 2020

Cấu tạo tế bào gồm: Màng sinh chất, nhân, ti thể, chất tế bào, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, ribôxôm và trung thể.

Chức năng:

+Màng sinh chất giúp tế bào thực hiện trao đổi chất

+Chất tế bào thực hiện các hoạt động sống của tế bào

2.Phải truyền cùng nhóm máu,đảm bảo ko có mầm bệnh trước khi truyền máu

Nhóm máu AB không thể truyền cho nhóm máu O được vì nó có chứa kháng thể a và b sẽ gây kết dính, gây nguy hiểm.

3.

Ví dụ: Khi ta đi trên đường thấy tiếng còi xe vang lên, ta sẽ đi chậm lại.

Tiếng còi xe kích thích vào cơ quan cảm thụ thính giác sinh ra xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương. Sau đó từ trung ương thần kinh phát đi xung thần kinh theo dây thần king li tâm tới cơ quan phản ứng ra lệnh cho ta đi chậm lại.

4.

Vòng tuần hoàn nhỏ:

Tâm thất phải→ Động mạch phổi → Mao mạch phổi → Tĩnh mạch phổi → Tâm nhĩ trái .

Vòng tuần hoàn lớn:

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái → động mạch chủ→ mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể → mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên→ tâm nhĩ phải → mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới →tâm nhĩ phải

5 tháng 11 2020

Bạn Khang đã làm câu 1,2,3,4 rồi. Cô lam tiếp câu 5 nhé

Câu 5:

Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay

- Phương pháp sơ cứu:

+ Dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.

+ Buộc định vị ngay chỗ xương gãy bằng gạc.

- Băng bó cố định:

+ Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.

+ Băng cần quấn chặt.

+ Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.



4 tháng 11 2020

Ta có tỉ lệ kiểu hình:

Thân xám /Thân đen: \(\frac{902}{302}\)=3:1

Phép lai này tuân theo qui luật phân li của Menđen.

⇒Thân xám là tính trạng trội toàn toàn so với thân đen.

Qui ước gen: B: thân xám b: thân đen

Kiểu gen của P là: AA x aa ( Thân xám x Thân đen)

Kiểu gen của F1 là: Aa

Sơ đồ lai:

F1 x F1: Thân xám x Thân xám

Aa x Aa

GF1: A ; a ; A; a

F2: AA ; Aa ; Aa ; aa

1AA : 2Aa : 1aa

( 3 thân xám : 1 thân đen)

4 tháng 11 2020

Thịnh và Hồng có thể nhận được máu của bố

4 tháng 11 2020

Câu 1:

a. Sơ đồ truyền máu

Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu

+ Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên A và B cho nên nó có thể truyền cho bất kì nhóm máu nào cũng không bị huyết tương của nhóm máu đó gây kết dính.

b. Khi truyền dịch người ta không truyền vào động mạch vì:

+ Tĩnh mạch có số lượng lớn và nằm gần với da hơn so với động mạch nên rất dễ tìm được, thành của tĩnh mạch cũng mỏng và mềm hơn.

+ Thuốc sau khi vào tĩnh mạch sẽ quay trở lại tim, sau đó nhờ tim bơm đến các cơ quan khác trong cơ thể, khi tiêm động mạch thuốc sẽ chỉ đến một vị trí nhất định phụ thuộc vào vị trí động mạch.

+ Áp lực dòng máu trong động mạch rất lớn nên khó bơm được thuốc, khi bơm vào rồi thì vị trí tiêm cũng khó cầm máu.

+ Một số loại thuốc khi tiêm vào động mạch sẽ gây độc cho cơ thể, tắc mạch hoặc hoại tử một phần.

+ Giữa động mạch và tĩnh mạch có hệ thống mạch nối gọi là mao mạch, thời gian thuốc vận chuyển từ động mạch qua tĩnh mạch rồi mới lại trở về tim là rất lớn nên thời gian để thuốc có tác dụng cũng sẽ kéo dài, chưa kể đến có một số loại thuốc có khối lượng lớn khó qua thành mao mạch và sẽ làm mất tác dụng của thuốc, hoặc thuốc dự trữ quá lâu ở cơ quan bị bệnh ( tuy nhiên tỷ lệ này chiếm khá ít ).

+ Dựa vào thời gian bán thải của thuốc, nếu thuốc vận chuyển từ động mạch sau đó qua mao mạch rồi mới tới tĩnh mạch thì nồng độ thuốc ở trong huyết tương và trong cơ quan bị bệnh sẽ thấp hơn so với việc sử dụng luôn đường tiêm tĩnh mạch.

+ Cũng dựa vào thời gian bán thải của thuốc thông qua sự chuyển hóa, giải độc ở gan và bài tiết qua thận cũng sẽ chậm hơn ( nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc cũng sẽ cao hơn) nếu như chúng ta sử dụng đường tiêm động mạch.

+ Theo giải phẫu thì động mạch và tĩnh mạch đều có hệ thống van một chiều ( động mạch có van theo hướng từ trên xuống dưới còn tĩnh mạch thì ngược lại có hệ thống van từ phía dưới hướng lên phía trên ) vì vậy để việc sử dụng thuốc có tác dụng ngay trên người bệnh thì chúng ta cần phải sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.



5 tháng 11 2020

Câu 2:

a. Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận là vì trong huyết tương của nhóm máu AB không có kháng thể anpha và bêta, cho nên nó không gây kêt dính được bất kì một loại hồng cầu nào. Vậy nó có thể nhận được máu của tất ca các nhóm máu mà không làm kết dính.

b. Sau khi bị nhiễm quai bị, trong cơ thể đó sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa. Các kháng thể này được duy trì ở nồng độ thấp nhưng có tác dụng bảo vệ, có khả năng miễn dịch suốt đời. Do đó, chỉ mắc quai bị một lần trong đời



4 tháng 11 2020

Hoa không thể nhận máu của Lan do bạn Lan nhóm máu AB có kháng nguyên B gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết khi truyền cho ban Hoa

Bài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu

4 tháng 11 2020

Vết tiêm ở trẻ em bị sưng tấy lên do:

- Tại nơi tiêm có vi khuẩn xâm nhập nên bạch cầu ở các nơi khác kéo đến để tiêu diệt vi khuẩn.

- Tại vết tiêm có sự tập trung của bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn nên sưng to và tấy đỏ, khi bạch cầu chết đi thì xác của chúng và xác vi khuẩn ra ngoài ta thấy mủ trắng.

Sau vài hôm lại hết sưng do: Các vi khuẩn bị tiêu diệt hết thì hết sưng

Vai trò bạch cầu: Chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất truyền tin hóa học, các enzym,...

4 tháng 11 2020

Em cảm ơn ạ!

4 tháng 11 2020

- Khi xảy ra các vết thương làm tổn thương hoặc đứt mạch máu, quá trình đông máu và cầm máu diễn ra nhanh chóng để đáp ứng và kiểm soát chặt chẽ vùng bị tổn thương.

- Quá trình đông máu và cầm máu trong cơ thể diễn ra gồm 4 giai đoạn chính sau:

+ Co mạch (hay còn gọi là cầm máu ban đầu):

Dưới tác động của cơ chế thần kinh cho biết cảm giác đau và tế bào nội mạc phóng thích thể dịch, phản xạ co mạch diễn ra đầu tiên để làm giảm tốc độ lưu thông của dòng chảy, cầm máu tạm thời để tránh làm tổn thương thành mạch, đồng thời tạo điều kiện để tiểu cầu bám dính vào thành mạch.

Nếu thành mạch bị tổn thương nhiều thì phản xạ co mạch sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, có thể kéo dài trong vài phút cho đến vài giờ. Trong khi co mạch, cơ thể cũng ngay lập tức diễn ra quá trình hình thành nút tiểu cầu và đông máu.

+ Hình thành nút tiểu cầu:

Khi thành mạch bị tổn thương, ngay lập tức quá trình kết dính tiểu cầu xảy ra. Với bề mặt gồ ghề và có lực hút tĩnh điện, lớp dưới niêm mạc lộ ra khi thành mạch tổn thương tạo điều kiện để kết dính tiểu cầu một cách dễ dàng. Sau khi kết dính, tiểu cầu bị thay đổi hình dạng và hoạt hóa, giải phóng các chất làm kết tập tiểu cầu và tạo thành nút tiểu cầu. Chỉ trong vòng vài phút, nút tiểu cầu đã phát triển về mặt kích thước để có thể nhanh chóng lấp kín mạch máu bị tổn thương.

Bên cạnh nhiệm vụ lấp kín mạch máu bị tổn thương để cầm máu, nút tiểu cầu còn thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra

+ Đông máu

Cục máu đông được hình thành có tác dụng ngăn cản tình trạng chảy máu, giúp cầm máu. Tuy nhiên, sau đó nó co lại dưới tác động của tiểu cầu, đồng thời nó sản xuất ra huyết thanh. Khác với huyết tương, huyết thanh không chứa các yếu tố làm đông máu. Cục máu đông co lại giúp vết thương được lấp kín một cách chặt chẽ hơn và làm ổn định máu chảy.

+ Tan máu đông (hay còn gọi là tiêu sợi huyết)

Sau khi cục máu đông lấp kín vùng mạch máu bị tổn thương, nó sẽ bị sẹo hóa, sau đó tan ra để lòng mạch được thông thoáng, mạch máu tiếp tục tuần hoàn để đảm bảo việc nuôi dưỡng các tổ chức bên dưới vùng bị tổn thương.

4 tháng 11 2020

Bộ phận dẫn máu nuôi tim: Động mach vành

Vị trí: Tim nằm ở khoang giữa của trung thất trong lồng ngực. Cụ thể tim có vị trí bên dưới lồng xương sườn, ở phía bên trái xương ức và ở giữa phổi.