K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2021

Mặt trời đã lên cao, cũng là lúc vạn vật thức dậy, khu vườn nhà em cũng tỉnh giấc sau giấc ngủ say. Chị Gió lướt qua khu vườn chào đón những hàng cây quanh nhà em. Những hàng cây mít, táo, nho như thêm một tuổi mới, chúng lớn lên, cao sừng sững như cái cột đình vững chắc. Bãi cỏ xanh như một tấm thảm khổng lồ với những bông hoa đầy màu sắc sặc sỡ. Những chiếc lá rơi phủ kín một khoảng vườn rất đẹp .Những chú chim không biết từ đâu bay tới đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Đàn bướm khoác trên mình chiếc áo lộng lẫy bay khắp khu vườn nhà em như một khu vườn cổ tích xinh đẹp. Những chị ong bắt đầu một công việc mới trong khu vườn .Bước vào khu vườn, em như bước vào một thế giới kì bí,thơ mộng, mãi không muốn rời đi. Em rất yêu khu vườn nhà em. Em hứa sẽ chăm sóc thật tốt khu vườn để khu vườn luôn tươi đẹp.

6 tháng 10 2021
h

ihu;hi

 

n 
m 

 

8 tháng 3 2021
Câu thứ hai
8 tháng 3 2021

Trả lời: câu không có lỗi sai chính tả là câu: Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình.

Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra trung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Mây từ trên cao theo các xườn núi trườn xuống, chốc chốc lại reo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những rải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ

TẾT XƯA (THANH TÂM)Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêngLũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớmMẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớmCha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà... Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay chaLễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúcCún con ham chơi rượt đám gà xao xácMèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau...
Đọc tiếp

TẾT XƯA (THANH TÂM)

Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng

Lũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớm

Mẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớm

Cha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà...

 

Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay cha

Lễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúc

Cún con ham chơi rượt đám gà xao xác

Mèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau non...

 

Xuân đến rộn ràng như bầy chim nghịch ngợm ở góc vườn

Bé trai quét bồ hong bồ hóng nơi chái nhà, góc bếp

Em gái vặt lá để gốc mai điệu đà kịp thay váy vàng đón Tết

Cha dán giấy mới vào liếp phên đã cũ qua bao mưa tạt gió lùa...

 

Bụi tre già cũng theo gió xạc xào khua

Như nhắc cha dựng cây nêu để đuổi xua những điều không may mắn

Mẹ dọn cỗ cúng ông Táo ông Công với tất cả lòng thành kính

Khấn nguyện cho mọi người một năm mới được an yên...

 

Xuân đến nhẹ nhàng như đôi mắt trẻ hồn nhiên

Cứ lôi ra, cất vô chiếc áo mẹ mới mua dù thèm thuồng vẫn nén lòng để dành mặc Tết

Mẹ trải lá, nếp mới, đậu xanh, miếng thịt heo ngon để gói từng đòn bánh tét

Cha nhen bếp khói nồng cời lên mắt cay cay...

 

Lũ trẻ hứa hẹn thức đón giao thừa nhưng rồi đứa nào cũng ngủ lăn quay

Sáng mùng một bịt tai, trốn xa khi cha châm lửa vào phong pháo đỏ

Chúc mẹ chúc cha những điều tốt lành để được lì xì và hân hoan khi mình trở nên giàu có

Nhặt pháo lép xong rồi hớn hở chạy đi chơi...

 

Người lớn dẹp lo âu để gặp ai cũng mừng rỡ tươi cười

Uống tách trà thơm, ôn cố tri tân và nói nhiều về hy vọng

Bỗng thấy thương người, thương mảnh đất mình đang sống

Như tiếp thêm nghị lực, niềm tin để đi qua gian khó cuộc đời ...

Tết xưa ơi...!

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định kiểu câu và chức năng của các câu thơ in đậm.

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ: “Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng”. Nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3. (1.0 điểm) Theo văn bản, tại sao người lớn lại phải “dẹp lo âu” khi đón khách vào những ngày tết?

Câu 4. (2.0 điểm) Em có đồng ý với điều mà tác giả chia sẻ trong hai câu thơ cuối? Lý giải ngắn gọn trong 3-5 câu.

0
Thầy Ha - men trong văn bản Buổi học cuối cùng đã nói với học sinh của mình rằng:"... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi...
Đọc tiếp

Thầy Ha - men trong văn bản Buổi học cuối cùng đã nói với học sinh của mình rằng:"... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá của chốn lao tù...". Câu nói này khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng mẹ đẻ được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc.

Em nhận thức như thế nào về vai trò của tiếng mẹ đẻ ở đất nước của mình?( Học sinh học Tiếng Việt để làm gì? Mỗi học sinh có thể làm gì để trau dồi vốn từ và khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình?...). Hãy trình bày ý kiến của mình bằng đoạn văn 6 - 8 câu.

0
Nói về văn chương cổ Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu có một ý kiến rất sâu sắc: “Từ thế kỉ X đến thế kỷ XV trên nền trời văn chương yêu nước Đại Việt, nổi bật lên ba tác phẩm như một cụm núi Ba Vì cao ngất, người ở xa trăm dặm, người sống sau trăm đời đều theo đó mà gióng hướng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…Mỗi áng văn một vẻ, cả ba là mẫu...
Đọc tiếp

Nói về văn chương cổ Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu có một ý kiến rất sâu sắc: “Từ thế kỉ X đến thế kỷ XV trên nền trời văn chương yêu nước Đại Việt, nổi bật lên ba tác phẩm như một cụm núi Ba Vì cao ngất, người ở xa trăm dặm, người sống sau trăm đời đều theo đó mà gióng hướng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…Mỗi áng văn một vẻ, cả ba là mẫu mực tuyệt vời ở từng giai đoạn của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. Văn bản sau là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm Hịch tướng sĩ:

“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

          Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa;chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn văn trên.

0
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?A. Người kể chuyệnB. Chị CốcC. Dế MènD. Dế Choắt2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?A. Tạ Duy AnhB. Vũ Tú NamC. Tô HoàiD. Đoàn Giỏi3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?A. Kênh rạch bủa giăng chi chítB. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩC. Chợ nổi...
Đọc tiếp

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ củaTrường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

(Trích Ngữvăn 6, tập 2, trang 38-39)

Câu 1: Ai là tác giả của đoạn văn trích trên?

A.Tô Hoài  B.Đoàn giỏi          C.Võ Quảng         D.Nguyễn Tuân

Câu 2: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào sau đây?

A.Đất rừng Phương Nam       B.Sông nước Cà Mau        

C.Dế Mèn phiêu lưu kí           D.Quê nội

Câu 3: Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn trích trên?

A.Tự sự                B.Miêu tả              C.Biểu cảm           D.Thuyết minh

Câu 4:Dòng nào nêu chính xác nhất nội dung của đoạn trích trên?

A.Kể chuyện dượng Hương Thư đang cùng mọi người trên thuyền vượt thác Cổ Cò.

B.Tả cảnh dượng Hương Thư đang cùng mọi người trên thuyền vượt thác Cổ Cò.

C.Tả cảnh dượng Hương Thư đang điều khiển sào đưa thuyền vượt thác Cổ Cò.

D.Tả cảnh dượng Hương Thư cùng mọi người trên thuyền đã vượt qua được thác Cổ Cò

 

II. PHẦN TỰ LUẬN

1.     Cho đoạn văn: “ Bởi tôi ăn uống điều độ... vuốt râu”

                                           (Ngữ văn 6, tập 2- Trang 3)

a- Nêu nội dung chính của đoạn văn

b- Tìm các từ láy có trong đoạn văn?

c- Tìm các phó từ và nêu ý nghĩa các phó từ đó?

d- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất như vậy có tác dụng gì?

2.     Viết đoạn văn Mèn (thay lời của Dế Mèn) diễn tả lại tâm trạng và suy nghĩ  của Dế Mèn sau khi chôn cất xong Dế Choắt.

3.     Đọc văn bản “ Sông nước Cà Mau”, em có cảm nhận gì về Cà Mau- vùng đất cực Nam của Tổ quốc?  Hãy viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của mình?

4.     Bằng một đoạn văn ngắn , em hãy kể lại tóm tắt truyện “Bài học đường đời đầu tiên”

2
1 tháng 3 2021
C1:A;C2:D;C3:D;C4:A
1 tháng 3 2021
C1:A C2:D C3:D C4:A 5 1b ,2b,3b, 4c
26 tháng 2 2021

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 

 *ồn như vỡ chợ: so sánh 

*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật

. *ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)

26 tháng 2 2021

Bình minh lên, biển Vũng Tàu xinh đẹp, mơ màng. Ông mặt trời vén màng mây trắng như đang ghé xuống trần gian. Mặt biển bao la. Tấm thảm xanh khổng lồ ấy chập chùng sóng vỗ. Những con thuyền băng mình ra khơi tìm luồng cá bạc. Những cánh hải âu chập chờn bay lượn. Không khí trong lành và thoáng đãng khiến du khách cảm thấy vô cùng sảng khoái khi bước trên bờ cát vàng giòn của biển. Ôi, tôi yêu cảnh biển quê hương biết bao.

 Đề 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn...
Đọc tiếp

 

Đề 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũngnhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

                      (Sách Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018) 

Câu 1:  Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai ? Nêu xuất xứ của văn bản chứa đoạn trích trên ?

 Câu 2:  Nêu nội dung chính của đoạn văn?

 Câu 3:   Nhân vật trong đoạn trích được thể hiện qua những hành động nào?

 Câu 4: Tìm những tính từ, danh từ, động từ, chỉ ra  một biện pháp nghệ thuật so sánh có trong đoạn trích và nêu tác dụng?

 Câu 5: Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật Dế Mèn hiện lên như thế nào?

 Câu 6: Dế mèn lấy làm “hãnh diện  với bà con” Theo em , Dề Mèn có quyền hãnh diện như thế không?

 Câu 7: Từ việc đọc hiểu văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn.

                     Giúp mk với . Cảm ơn nhiều !

9
24 tháng 2 2021

     Mình chỉ biết câu 1 thôi! Xin lỗi bạn nhé!

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc chương 1- cuốn sách Dế Mèn Phiêu Lưu Ký bạn ạ.

             Của nhà văn Tô Hoài.

             Đoạn văn bản chứa đoạn trích trên là chương 1.

             Xuất xứ là cuốn sách Dế Mèn Phiêu Lưu Ký.

    Bạn nghĩ mình làm đúng chưa?

Mình nghĩ là mình làm k tốt cho lắm

    

24 tháng 2 2021
Câu 1 là Tô Hoài
Câu 1:Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau:    Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa với các em.Cau 2: Mỗi câu hỏi dưới đây được sử dụng với mục đích gì?a, Có gì quý hơn gạo?b, Thế mà được coi là giỏi á?c, Sao chau bà Ngoan thế nhỉ?d, Anh vặn...
Đọc tiếp

Câu 1:

Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau:

    Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa với các em.

Cau 2: 

Mỗi câu hỏi dưới đây được sử dụng với mục đích gì?

a, Có gì quý hơn gạo?

b, Thế mà được coi là giỏi á?

c, Sao chau bà Ngoan thế nhỉ?

d, Anh vặn giúp cái đài nhỏ hơn... được không?

e, Bác đi làm về đấy ạ?

Câu 3: 

Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau:

a, Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi: 

Châu- (1) họa sĩ và Hiền- (2) kĩ su một nhà máy cơ khí. Châu hỏi tôi:

-(3) Cậu có nhớ thầy Bản không?

-(4) Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ mình hổi nhỏ phải không?

b, Đảo Khỉ là khu bảo tồn loài khỉ. Khách đến tham quan Đảo Khỉ cần thực hiện điều quy định dưới đây:

-(1) Mua vé tham quan trước khi lên đảo.

-(2) Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng.

-(3) Không chó thú ăn loại thức ăn lạ.

-(4) Giữ gìn vệ sinh chung trên đảo

help mee

10
23 tháng 2 2021

1000 -10001 

23 tháng 2 2021

dễ mà sao ngu thế !!!!!!!

Bài 1:a. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành[8] vô tận.                             (Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi)b.Thuyền xuôi giữa dòng...
Đọc tiếp

Bài 1:

a. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành[8] vô tận. 

                            (Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi)

b.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. 

                                             (Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi)

Bài 2: Bài học em có được sau khi học văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"?

Bài 3: Tìm trong văn bản "Vượt thác" những hình ảnh so sánh? Nêu tác dụng của một phép so sánh?

5
20 tháng 2 2021

chịu đã lên lớp 6đâu mà hỏi nguời ta hả

20 tháng 2 2021

Bài 2.Từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên", em rút ra được bài học cho mình là:
- Bài học về tính kiêu căng, hỡm hĩnh, xốc nổi của Dế Mèn.
- Bài học về lòng bao dung độ lượng, biết cảm thông và tha thứ của Dế Choắt.
- Bài học về cách biết kiềm chế, không nên nóng nảy, tự ái của chị Cốc.
- Bài học về lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ những người yếu hơn mình.

Bài 3a. 

  • Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:

“Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”

“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”

“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."

"Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."