Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần trắc nghiệm (7 điểm) - Đề 03 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Yêu cầu nào sau đây không thuộc điều kiện lưu thông con giống thủy sản?
Trong nuôi thâm canh, yếu tố nào sau đây giải thích sự khác biệt năng suất giữa cá trê vàng và cá trê phi?
Quan sát hình bên, cho biết đây là bể nào của ương nuôi tôm giống?
Đặc điểm nào sau đây là nổi bật nhất của ấu trùng tôm trong giai đoạn Zoea?
Cho các nhóm sau: (1) Thức ăn hỗn hợp; (2) Thức ăn tổng hợp; (3) Xác sinh vật; (4) Chất bổ sung; (5) Thức ăn tươi sống. Nhóm thức ăn của thủy sản bao gồm:
Thức ăn nào sau đây phù hợp nhất cho loài thủy sản có đặc tính bắt mồi chủ động?
Trong quá trình chế biến thức ăn thủy sản giàu lysine từ phế phụ phẩm cá tra, có các bước: (1) Làm nhỏ nguyên liệu; (2) Xử lí nguyên liệu ; (3) Ép viên, sấy khô; (4) Thủy phân; (5) Đóng gói, bảo quản, tiêu thụ. Thứ tự đúng là:
Công nghệ chọn giống dựa trên chỉ thị phân tử đã trở thành một công cụ đột phá trong ngành thủy sản, giúp cải thiện năng suất, chất lượng giống và khả năng kháng bệnh. Phương pháp này sử dụng các chỉ thị DNA để nhận diện nhanh các đặc tính di truyền mong muốn, từ đó rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả trong công tác chọn giống.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Chỉ thị phân tử là các đoạn DNA được sử dụng để nhận diện gen liên quan đến các đặc tính mong muốn ở thủy sản. |
|
b) Công nghệ chỉ thị phân tử được sử dụng để rút ngắn thời gian chọn giống nhưng không cải thiện được các đặc điểm kinh tế của loài thủy sản. |
|
c) Kĩ thuật chỉ thị phân tử có thể giúp chọn lọc các cá thể có khả năng kháng bệnh cao để tạo ra thế hệ con giống tốt hơn. |
|
d) Việc đầu tư vào công nghệ chọn giống dựa trên chỉ thị phân tử sẽ tạo động lực mạnh mẽ để ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm quốc tế. |
|
Chế biến thức ăn thủ công đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho thủy sản, đặc biệt tại các mô hình nuôi trồng nhỏ lẻ. Phương pháp này thường sử dụng các nguyên liệu sẵn có, kết hợp với kĩ thuật đơn giản để giảm chi phí và tận dụng tài nguyên địa phương.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Thức ăn thủ công cho thủy sản đòi hỏi mô hình công nghệ cao và am hiểu về kĩ thuật chế biến. |
|
b) Nguyên liệu chế biến thức ăn thủ công thường phải nhập khẩu để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. |
|
c) Chế biến thức ăn thủ công chỉ có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thủy sản ở các giai đoạn phát triển con giống. |
|
d) Chế biến thức ăn thủ công cho thủy sản không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản. |
|
Ứng dụng công nghệ màng sinh học (CNSH) trong thủy sản giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn, kéo dài thời gian sử dụng và giảm thiểu tác động môi trường. Kết quả thử nghiệm với các mức ứng dụng khác nhau được trình bày như sau:
Chỉ tiêu | Không ứng dụng CNSH | Ứng dụng CNSH 5% | Ứng dụng CNSH 10% | Ứng dụng CNSH 15% |
Thời gian bảo quản (ngày) | 5 | 8 | 12 | 11 |
Tỉ lệ thất thoát sau bảo quản (%) | 20 | 12 | 5 | 7 |
Chi phí sản xuất (đơn vị/kg) | 100 | 110 | 120 | 125 |
a) Không ứng dụng CNSH dẫn đến thời gian bảo quản ngắn nhất, chỉ kéo dài 5 ngày. |
|
b) Ứng dụng CNSH 15% có tỉ lệ thất thoát sau bảo quản thấp nhất, chỉ 5%. |
|
c) Chi phí sản xuất tăng theo mức ứng dụng CNSH, mức tăng đáng kể khi sử dụng CNSH từ 5% đến 10%. |
|
d) Tối ưu hóa giữa chi phí sản xuất ở ứng dụng CNSH 10% giúp giảm tỉ lệ thất thoát nhưng không cải thiện thời gian bảo quản so với mức 5% và có nguy cơ bùng phát dịch bệnh từ thủy sản sang con người. |
|
Cá lăng là một loài cá có giá trị kinh tế cao, thường được nuôi trồng trong môi trường nước ngọt. Việc tối ưu hóa các điều kiện sinh sản đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập được các số liệu như sau:
Chỉ tiêu | Nhiệt độ 24°C, pH 6.5 | Nhiệt độ 26°C, pH 7.0 | Nhiệt độ 28°C, pH 7.5 | Nhiệt độ 30°C, pH 8.0 |
Số lượng trứng mỗi lứa | 1.200 | 1.500 | 1.800 | 1.600 |
Tỉ lệ trứng nở (%) | 70 | 85 | 90 | 80 |
Thời gian nở trứng (giờ) | 48 | 36 | 30 | 32 |
a) Nhiệt độ 24°C, pH 6.5 không chỉ cho số lượng trứng mỗi lứa cao nhất mà còn có tỉ lệ trứng nở cao nhất so với các điều kiện khác. |
|
b) Cá lăng sinh sản chủ yếu trong môi trường nước ngọt, với nhiệt độ lí tưởng từ 26 - 30°C. |
|
c) Tăng nhiệt độ lên 26°C sẽ cải thiện tỉ lệ trứng nở so với 28°C, có thể làm tăng hiệu quả kinh tế do số lượng trứng mỗi lứa tăng. |
|
d) Nhiệt độ 30°C giúp nâng cao tỉ lệ sinh sản và đảm bảo chất lượng giống, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng cá lăng. |
|