Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm - Đề số 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ
"Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi
Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác."
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: "Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi."
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khácc biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
Ngọc Khánh
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Vì sao nhân vật "tôi" trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?
Khi đến lượt nhân vật "tôi" thì bưu điện đóng cửa. Khi đó, cô ấy đã cảm thấy như thế nào?
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Nội dung câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào dưới đây?
SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ
"Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi
Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác."
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: "Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi."
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
Ngọc Khánh
Nhấp chuột để gạch chân sự việc khiến nhân vật "tôi" lại rời khỏi bưu điện với "niềm vui trong lòng"?
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: "Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi."
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Tấm lòng thầm lặng
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?
- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
…Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm - mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm - mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm - mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng , hai người đồng ý cho Giêm - mi phẫu thuật.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm - mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm - mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm - mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm - mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó… Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi :“Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”.
Bích Thủy
Đọc và trả lời câu hỏi:
Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì?
Ông chủ đã làm gì cho cậu bé Giêm - mi?
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Tấm lòng thầm lặng
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?
- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
…Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm - mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm - mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm - mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng , hai người đồng ý cho Giêm - mi phẫu thuật.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm - mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm - mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm - mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm - mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó… Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi :“Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”.
Bích Thủy
Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe riêng của mình làm việc đó?
Ông làm như vậy vì
- không muốn
- muốn
- mang ơn, mắc nợ
- đau khổ, lo lắng
- sợ hãi, lo âu
- được đền đáp
- nhận lại
- không nhận lại
- sự tự hào
- niềm vui
- vinh quang
HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG
Tại đại hội Ô-lim-píc dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét.
Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm:
- Em sẽ gắng hết sức để giàng huy chương vàng.
Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.
Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy. Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa.
Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích:
- Giôn! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không?
Mặc cho khủyu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khễnh tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.
- Phía này, con yêu ơi! – Mẹ cậu gọi.
Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.
Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, tỏa sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương về bản lĩnh và niềm tin; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời – không bao giờ bỏ cuộc .
Thanh Tâm
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Giôn đã gặp phải khó khăn gì trong ngày thi đấu?
Điều gì đã khiến Giôn có thể chạy về đích?
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG
Tại đại hội Ô-lim-píc dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét.
Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm:
- Em sẽ gắng hết sức để giành huy chương vàng.
Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.
Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy. Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa.
Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích:
- Giôn! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không?
Mặc cho khủyu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khễnh tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.
- Phía này, con yêu ơi! – Mẹ cậu gọi.
Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.
Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, tỏa sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương về bản lĩnh và niềm tin; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời – không bao giờ bỏ cuộc .
Thanh Tâm
Cậu bé bị ngã mấy lần trong khi chạy đua? (Lưu ý, chỉ điền số. Ví dụ: 5)
Cậu đã bị ngã lần trong khi chạy.
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.
Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?
Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?