Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết bài học SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
TIẾT 24: NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN GIAN
1. Khái niệm trò chơi dân gian
- Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó phản ánh nét đẹp trong đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Ý nghĩa: Trò chơi dân gian chứa đựng văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo. Nó không những giúp học sinh rèn luyện thể chất, phát triển tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp học sinh hòa đồng, đoàn kết, hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
2. Các trò chơi dân gian
- Trò chơi: Nhảy bao bố
Luật chơi: Người chơi thứ nhất sẽ đứng ở trong bao nhảy từ vạch xuất phát đến vị trí của người chơi thứ hai. Người thứ hai nhận bao và cờ sau đó tiếp tục di chuyển đến vị trí của người thứ ba. Cứ tiếp tục như vậy đến người cuối cùng và kết thúc trò chơi.
- Trò chơi: Bịt mắt đánh trống
Luật chơi: Người chơi thứ nhất đứng trước vạch xuất phát, dùng khăn bịt mắt, tay cầm sẵn 1 dùi trống. Khi có tín hiệu của GV thì người chơi thứ nhất tiến hành di chuyển lên vị trí trống (cách 3m) và gõ vào trống của đội mình. Sau đó di chuyển về, chuyền dùi lại cho người tiếp theo, cứ như vậy đến người cuối cùng và kết thúc trò chơi.
- Trò chơi: Ném bóng
Luật chơi: Người chơi thứ nhất sẽ đứng ở trước vạch xuất phát, ném bóng vào rổ (cách 3m). Người thứ hai nhặt bóng trong rổ của người chơi thứ nhất, ném bóng vào rổ của mình (cách 3m) và kết thúc trò chơi.
- Các trò chơi dân gian khác: kéo co, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, ...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây