Năm xưa, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết như một sẻ chia: 'Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi .... để một mai tôi về lại cát bụi....' .Phận người mỏng manh như màu khói lam chiều, sự hiện hữu cũng chỉ là hữu hạn.Trong tất cả khoảnh khắc của cuộc đời , được khóc, được vui cười, được đau khổ,... cũng là một nỗi niềm hạnh phúc . Nhưng mọi thứ cũng chỉ là tạm bợ , con người ta từng đặt ra vô số tham vọng, rồi lại tự hỏi mình là ai,sống để làm gì và vì cái gì?Cuộc đời có lẽ luôn đặt ta vào những cuộc chiến: quyền lực, tiền tài, địa vị,... Nhưng , đó không phải thước đo thành công cho một kiếp người. Tuy vậy nhiều người vẫn vì nó mà trở nên thực dụng, xã hội ngày càng phát triển tình thương yêu giữa người và người cũng dần cạn kiệt .Thay vào đó , họ sống cho bản thân và vì bản thân quá nhiều, thờ ơ , vô cảm , toan tính với người khác, họ đã sống quá ích kỷ. Có chăng đây chính là phẩm cách của nhân vật ' ngọn nến ' trong câu chuyện 'Ngọn nến' của NXB Trẻ?
Trong câu chuyện 'ngọn nến', trong sự hân hoan của mọi người khi ngọn nến bùng cháy khiến nến vô cùng vui sướng. Nhưng nó bắt đầu chảy ra, nó cảm thấy mình thiệt thòi , nến muốn sáng như một vì sao xa nhưng lại không muốn mình bị chảy, đó chính là sự ích kỷ của nó. Nó nương theo một ngọn gió và vụt tắt. Có lẽ, đây là một quyết định sai lầm bởi nó không quan trọng như bản thân nó nghĩ. Nến nhận ra rằng,hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó có tan chảy đi. Con người đôi lúc cũng vậy, phải nhận rõ vị trí của mình,giá trị của mình trong cuộc sống, cống hiến hết mình cho gia đình và xã hội, bởi lẽ chỉ có như vậy ta mới cảm thấy bản thân có ích, cảm thấy ta không sống hoài, sống phí với cuộc đời. Câu chuyện ngọn nến có lẽ là một bài học sâu sắc, một ý nghĩa triết lý đứng đắn.
Trong thời đại 4.0 , không khó để ta thấy những ' tấm gương' cho sự ích kỷ. Biểu hiện của nó vô cùng rõ nét, cốt là những kẻ ấy chỉ biết sống cho mình, quá đề cao cái 'tôi' của bản thân mà xem thường người khác. Trong cuộc đời , ngay từ lúc sinh ra có lẽ bản thân ai cũng sẽ có cái 'tôi' , ai mà không sống vì mình chứ? Nhưng hãy biết rằng cái 'tôi' của lúc ta mới sinh là cái tôi của sự khẳng định bản thân, là cái ' tôi mà người ta nói là 'chân chính' . Nó khác biệt gần như hoàn toàn với cái ' tôi' của sự ích kỷ , cái tôi của sự ích kỷ là sự phủ nhận cái tốt hay công lao của người khác để nâng tầm mình lên. Nhiều người sống ích kỷ luôn lấy cái lý do' ai cũng ích kỷ thôi' để bao biện cho cái đức tính xấu của mình, nhưng chẳng phải ích kỷ và cái ' tôi' chân chính khác xa nhau sao?
" Giot nước khi vào vũng nước và hòa mình vào đất Mẹ khác với giọt sương kiêu sa trên cánh hồng đỏ.Giot nước ấy sống mãi với đời còn giọt sương kiêu sa sẽ mất khi mặt trời nhô cao" đây chính là bài học nhân sinh của một kiếp trần thế , là bài học mà ta phải ghi nhớ suốt đời.Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương sáng của sự cống hiến cho cuộc đời như những người chiến sĩ cụ Hồ đã ngã xuống để bảo vệ nền hòa bình dân tộc hay như những bác sĩ trong đại dịch Covid vừa qua , ... họ đã cống hiến cả công lao và mạng sống để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Họ là những tấm gương sáng cho sự cống hiến đến quên mình cho tương lai của đất nước, họ còn là những người đáng quý, đáng tôn trọng, là những người' bình thường nhưng lại rất phi thường'.
Nói chung rằng mỗi chúng ta không nên sống ích kỷ , phải sống một cách thật cống hiến . Đừng bao giờ như ngọn nến quá ích kỷ để rồi phải 'bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nữa'. Hãy dũng cảm lên! Cho dù bị thiệt thòi thì cũng phải để bản thân thật tỏa sáng như ánh mặt trời trên cao, cho dù phải chạy đến kiệt sức cũng phải cố gằng mà đến đích.
Sống vị tha, cống hiến là một nếp sống cao quý và hãnh diện . Còn gì tuyệt vời hơn một cuộc sống tràn đầy tình yêu thương, tràn đâỳ sự hạnh phúc. Rồi ích kỷ sẽ như giọt sương trên bông hồng đỏ, sẽ biến mất khi anh mắt trời lên.Cuộc sống không đủ dài để chúng ta có thể sửa chữa tất cả những sai lầm của bản thân, nhưng đủ dài để chúng ta vứt bỏ bản tính ích kỉ và bắt đầu lại với một trái tim đầy tình yêu thương.