Trinh Hồng Hạnh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trinh Hồng Hạnh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1

Lịch sử nước ta đã trải qua cả nghìn năm đầy biến động, với không ít lần bị kẻ thù đô hộ, nhưng chưa bao giờ chúng ta quên đi tiếng nói của mình. Tiếng Việt là tiếng nói, là ngôn ngữ của nước Việt Nam ta . Nó không chỉ là phương tiện để trao đổi đơn thuần, mà còn có vai trò then chốt trong việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc. Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa, một ngôn ngữ khác nhau, là công dân của quốc gia, mỗi người có ý thức giữ gìn, phát huy cũng như truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của mình. Tuy nhiên một bộ phận học sinh đã sử dụng tiếng Việt không còn thuần túy nữa. Các bạn ấy đã tự mình “sáng tạo” ra những cách dùng mới với lối nói và hàm nghĩa riêng, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Những từ ngữ ấy là các cách viết tắt, viết bằng kí hiệu, hoặc tiếng lóng, tiếng đảo ngữ. Thậm chí là gán ghép các mặt nghĩa đen tối, thiếu đứng đắn cho một từ ngữ rồi dùng một cách phổ biến. Những thành phần như vậy thường khó thành công trong cuộc sống và chúng ta cần có các biện pháp răn đe, xử phạt hợp lí với các trường hợp nhiều lần cố tình có hành vi phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt. Học sinh là tương lai của đất nước của dân tộc. Vì vậy, chính các bạn học sinh phải tự ý thức được vai trò và tầm quan trọng của bản thân trong việc bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.

câu 2 :

Bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình ca ngợi vẻ đẹp và sức sống bền bỉ của tiếng Việt.

Tác giả khẳng định nguồn gốc lâu đời, vẻ vang của tiếng Việt, từ thời dựng nước, giữ nước cho đến thời đại mới. Qua đó, tác giả nhấn mạnh vai trò của tiếng Việt trong việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời thể hiện niềm tự hào, tình yêu sâu sắc đối với tiếng mẹ đẻ. Bài thơ còn thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, gắn liền với sự phát triển và trường tồn của tiếng Việt. Không những vậy bài thơ còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc để làm nổi bật nội dung. Hình ảnh thơ giàu sức gợi, kết hợp hài hòa giữa quá khứ hào hùng và hiện tại tươi đẹp. Tác giả sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ giản dị, gần gũi nhưng vẫn giàu cảm xúc. Việc sử dụng các điển tích lịch sử như "gươm mở cõi", "Cổ Loa", "Hịch tướng sĩ", "Kiều", "Bác Hồ" làm tăng thêm giá trị biểu cảm và sức thuyết phục cho bài thơ. Sự kết hợp giữa những hình ảnh hiện thực đời thường như "lời chúc mặn mà", "bánh chưng xanh" với những hình ảnh giàu tính tượng trưng như "bóng chim Lạc", "nảy lộc đâm chồi" tạo nên sự hài hòa, thống nhất trong toàn bài thơ. Đặc biệt, việc sử dụng điệp ngữ "Tiếng Việt" nhấn mạnh chủ đề chính của bài thơ, đồng thời tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các khổ thơ. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên một bài thơ giàu hình ảnh, cảm xúc, có sức lay động lòng người.

Tóm lại, bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" là một tác phẩm thành công về cả nội dung và nghệ thuật. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt mà còn thể hiện niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của tác giả. 



câu 1 : văn bản trên thuộc kiểu văn bản nghị luận

câu 2 : vấn đề được đề cập đến trong văn bản là sự ưu tiên sử dụng tiếng nước ngoài so với tiếng Việt trong các biển hiệu quảng cáo và báo chí ở Việt Nam so sánh với thực trạng ở Hàn Quốc

câu 3 : Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng bằng cách so sánh thực tế ở Hàn Quốc và Việt Nam. Ở Hàn Quốc, mặc dù có quan hệ quốc tế rộng rãi và nhiều quảng cáo, nhưng tiếng Hàn luôn được ưu tiên, chữ nước ngoài chỉ được viết nhỏ và đặt dưới chữ Hàn. Ngược lại, ở Việt Nam, nhiều biển hiệu, báo chí lại ưu tiên sử dụng tiếng nước ngoài, thậm chí chữ nước ngoài còn lớn hơn chữ Việt. Tác giả cũng chỉ ra việc nhiều báo chí Việt Nam tóm tắt bài bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, gây lãng phí diện tích và gây khó khăn cho người đọc trong nước

câu 4 :

Một thông tin khách quan: Hàn Quốc là một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi.

Một ý kiến chủ quan: Việc nhiều báo chí Việt Nam tóm tắt bài bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối là để "cho oai"

câu 5 : Cách lập luận của tác giả khá chặt chẽ, sử dụng phép so sánh để làm nổi bật vấn đề. Tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể, rõ ràng ở cả hai quốc gia để làm sáng tỏ luận điểm của mình. Cách lập luận này giúp người đọc dễ dàng hình dung và đồng cảm với vấn đề tác giả đặt ra