

Hầu Văn Xuyên
Giới thiệu về bản thân



































C1: Bài làm
Việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc là một trách nhiệm quan trọng của mỗi người dân, đặc biệt là trong thời đại hội nhập hiện nay. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là linh hồn, bản sắc và niềm tự hào của một dân tộc. Khi ngôn ngữ bị lai căng, pha tạp quá mức với các yếu tố ngoại lai, chúng ta không chỉ đánh mất sự trong sáng vốn có mà còn ảnh hưởng đến văn hóa và truyền thống dân tộc. Hiện nay, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, có thói quen lạm dụng từ ngữ nước ngoài trong giao tiếp hàng ngày, thậm chí còn pha trộn lung tung giữa tiếng Việt và tiếng Anh, làm mất đi sự mạch lạc, chuẩn mực của tiếng mẹ đẻ. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không có nghĩa là bài xích ngôn ngữ khác, mà là sử dụng tiếng Việt đúng ngữ pháp, rõ nghĩa, hợp văn cảnh và có chọn lọc khi tiếp thu từ ngữ mới. Là học sinh, chúng ta cần rèn luyện thói quen nói, viết đúng chuẩn mực, yêu quý và trân trọng tiếng mẹ đẻ như một phần thiêng liêng của cội nguồn dân tộc.
C2: Bài làm
Bài thơ “Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân” của Phạm Văn Tình là lời ngợi ca sâu sắc và đầy tự hào về vẻ đẹp, sức sống bền bỉ và giá trị văn hóa của tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. Qua những hình ảnh thơ giàu cảm xúc và chất liệu lịch sử,nhà thơ đã khẳng định vai trò thiêng liêng và sức trẻ mãnh liệt của tiếng mẹ đẻ trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
Về nội dung, bài thơ làm nổi bật ba khía cạnh chính. Thứ nhất, tiếng Việt là linh hồn của lịch sử, gắn liền với bao sự kiện dựng nước và giữ nước, từ “thuở mang gươm mở cõi dựng kinh thành” đến “bài Hịch năm nào hơn mười vạn tinh binh”. Tiếng Việt đã theo chân cha ông qua bao cuộc chiến tranh, ghi lại hồn thiêng sông núi và trở thành biểu tượng của lòng yêu nước. Thứ hai, tiếng Việt là tiếng nói thân thuộc trong đời sống thường ngày, là “tiếng mẹ”, “tiếng em thơ bập bẹ hát theo bà”, là lời ru, lời hát dân ca gắn với tuổi thơ và ký ức.Thứ ba, tiếng Việt không chỉ là quá khứ mà còn vươn mình mạnh mẽ trong hiện tại và tương lai. Trong thời khắc bước vào thiên niên kỷ mới, ngôn ngữ ấy vẫn sống động, trẻ trung, giàu tình cảm qua “lời chúc mặn mà”, “bánh chưng xanh”, “tấm thiếp gửi thăm”. Tiếng Việt được ví như “bóng chim Lạc” – hình ảnh gợi cảm hứng dân tộc – gieo mầm lịch sử và bừng nở trong từng vần thơ.Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể thơ tự do kết hợp vần điệu linh hoạt, nhịp nhàng, giúp dòng cảm xúc được triển khai tự nhiên, liền mạch. Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng giàu hình ảnh và biểu tượng, nhiều câu thơ gợi cảm xúc sâu lắng, vừa trang trọng lại vừa gần gũi. Đặc biệt, nghệ thuật so sánh và nhân hóa được vận dụng khéo léo, khiến tiếng Việt trở nên sống động, mang hồn cốt và sắc màu của một thực thể văn hóa đang “trẻ lại trước mùa xuân”.
Tóm lại, bài thơ là một lời khẳng định đầy xúc động và tự hào về sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp thiêng liêng và vai trò bất biến của tiếng Việt trong lòng dân tộc. Qua đó, nhà thơ gửi gắm thông điệp: hãy biết yêu, gìn giữ và nâng niu tiếng mẹ đẻ – như một phần máu thịt của quê hương đất nước
C1:-Văn bản nghị luận
C2:-Vấn đề đề cập đến trong văn bản là giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ trong thời kì mở cửa
C3:-Để làm sáng tỏ cho luận điểm tác giả đã đưa ra như sau:
+, Lí lẽ: "So sánh cách sử dụng chữ viết giữa Hàn Quốc và Việt Nam (ví dụ: ở Hàn Quốc, chữ Hàn luôn to và đặt ở trên, chữ nước ngoài nhỏ hơn; còn ở Việt Nam, nhiều nơi chữ nước ngoài to hơn cả chữ Việt)".
+, Bằng chứng: "Nêu thực tế về việc các tờ báo ở Hàn Quốc không dành trang cuối cho phần tóm tắt tiếng nước ngoài, trong khi báo chí Việt Nam lại làm điều đó như một "mốt"".
C4: -Thông tin khách quan: "Khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh" (mô tả thực tế tại Hàn Quốc).
- Ý kiến chủ quan: "xem ra để cho "oai"" (đánh giá mang tính cá nhân về việc báo chí Việt Nam tóm tắt bài bằng tiếng nước ngoài).
C5:-Tác giả lập luận chặt chẽ, logic giúp bài văn giàu tính thuyết phục cho người đọc dựa trên quan sát thực tế và so sánh giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc
-Cách lập luận có sức thuyết phục do tác giả kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng thực tế sinh động .