Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Quỳnh Anh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

 

a, Ông N đã vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân, cụ thể là quyền tự do ngôn luận. Vì theo Hiến pháp, mọi công dân có quyền bày tỏ ý kiến, kiến nghị về các vấn đề của đất nước. Việc anh K tham gia đối thoại và đưa ra đề xuất về phân bổ ngân sách là hành động hợp pháp, đóng góp vào sự phát triển của địa phương. Ông N yêu cầu anh K im lặng là hành vi cản trở quyền này.

b, Theo em, anh K cần: 

+) Giữ bình tĩnh, tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình bằng các số liệu và lập luận thuyết phục.

+) Gửi kiến nghị bằng văn bản đến lãnh đạo tỉnh hoặc cơ quan chức năng để đảm bảo ý kiến được xem xét.

+) Nếu cần thiết, báo cáo vụ việc lên các cơ quan giám sát như Hội đồng Nhân dân hoặc Mặt trận Tổ quốc để đảm bảo quyền tham gia của công dân không bị xâm phạm.

a, Việc chị T mở quán cà phê kết hợp không gian làm việc là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế. Vì theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Chị T đã tuân thủ quy định, sáng tạo mô hình kinh doanh mới và cạnh tranh lành mạnh. Việc một số chủ quán cà phê truyền thống cho rằng mô hình của chị tạo ra sự cạnh tranh không công bằng chỉ là do khác biệt về cách kinh doanh, không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế.

a, Vai trò của chị P trong việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước thông qua việc góp ý xây dựng pháp luật:

+) Góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật: Chị P phản ánh thực tế tại địa phương, giúp đại biểu Quốc hội có thông tin sát thực hơn để điều chỉnh dự thảo luật.

+) Thể hiện trách nhiệm công dân: Việc góp ý cho dự thảo luật cho thấy chị P quan tâm đến sự phát triển chung của đất nước và có trách nhiệm với xã hội.

+) Thực hiện quyền dân chủ: Theo Hiến pháp, công dân có quyền tham gia xây dựng pháp luật. Chị P sử dụng quyền này để đảm bảo pháp luật phù hợp với thực tế.

b, Nếu là anh M, em sẽ chuyển bài viết đến đại biểu Quốc hội, báo cáo cấp trên, hướng dẫn chị P gửi ý kiến qua kênh chính thức và khuyết khích người dân tham gia góp ý.

Việc anh M chuyển sang trồng cây ăn trái và xuất khẩu sản phẩm là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế. Vì anh M thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định pháp luật. Mọi công dân bình đẳng trong lựa chọn mô hình sản xuất và tiếp cận công nghệ để phát triển kinh tế . Việc anh M chuyển đổi cây trồng không vi phạm pháp luật nên hoàn toàn hợp lý.

a, Anh H viết đơn kiến nghị được coi là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân vì anh đã đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp giúp chính quyền giải quyết vấn đề rác thải, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

b, Theo em, để quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân được đảm bảo, chính quyền địa phương cần làm:

 +) Xem xét, phản hồi kiến nghị của anh H một cách công khai, minh bạch.

+) Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất

+) Triển khai biện pháp phù hợp nhằm giải quyết vấn đề rác thải

+) Tạo điều  kiện cho người dân tiếp tục đóng góp ý kiến về các vấn đề xã hội 

Việc anh K mở công ty tại tỉnh E là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế. Vì mọi công dân có quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề pháp luật không cấm. Việc anh thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là kết quả từ năng lực cá nhân, không vi phạm nguyên tắc bình đẳng. Nếu chính quyền địa phương không có chính sách ưu đãi đặc biệt nào dành riêng cho công ty của anh K thì không thể nói rằng anh được hưởng lợi không công bằng. Tóm lại, việc anh K mở công ty và thu hút đầu tư là hoàn toàn hợp pháp và thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh .