

Nguyễn Thị Huế
Giới thiệu về bản thân



































a. Ông N đã vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.
Vì anh K đang thực hiện quyền đóng góp ý kiến, phản ánh nguyện vọng của người dân – đây là một trong những quyền cơ bản của công dân trong việc tham gia xây dựng và quản lý xã hội. Việc ông N yêu cầu anh K ngừng phát biểu là cản trở quyền được phát biểu, bày tỏ ý kiến một cách hợp pháp.
b. Theo em, anh K cần tiếp tục giữ vững quan điểm, tìm cách gửi ý kiến qua các kênh chính thức khác như văn bản kiến nghị, báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền, hoặc thông qua các tổ chức xã hội để bảo vệ quyền lợi cho người dân. Đồng thời, anh K có thể phản ánh hành vi không đúng của ông N đến các cơ quan cấp cao hơn để được giải quyết đúng quy định.
Việc chị T mở quán cà phê kết hợp không gian làm việc là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế. Vì pháp luật cho phép mọi công dân được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu thị trường, miễn là không vi phạm pháp luật. Mô hình kinh doanh của chị T là sáng tạo, hợp pháp và đáp ứng nhu cầu thực tế, không hề xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Việc các quán cà phê truyền thống bị cạnh tranh là điều bình thường trong nền kinh tế thị trường, và không thể coi đó là cạnh tranh không công bằng.
a. Vai trò của chị P trong việc góp ý xây dựng pháp luật thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân. Việc chị P nghiên cứu và gửi bài viết góp ý các dự thảo luật cho đại biểu Quốc hội là một hành động cụ thể, thể hiện trách nhiệm công dân trong việc đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp luật sát với thực tiễn đời sống, đặc biệt là tại địa phương. Đây là biểu hiện rõ nét của dân chủ và tinh thần xây dựng đất nước.
b. Nếu em là anh M, em sẽ tiếp nhận ý kiến của chị P một cách nghiêm túc và chuyển đến đại biểu Quốc hội đúng quy trình, đồng thời khuyến khích chị P và người dân tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền của mình. Nếu cần, em cũng có thể hỗ trợ chị P trao đổi trực tiếp với đại biểu Quốc hội hoặc tổ chức buổi gặp gỡ cử tri để phản ánh ý kiến.
Việc anh M chuyển sang trồng cây ăn trái và xuất khẩu sản phẩm là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế.
Vì công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề, hình thức sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân, miễn là không vi phạm pháp luật. Anh M đã chủ động học tập, đổi mới phương pháp canh tác để nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là biểu hiện của tinh thần sáng tạo, chủ động phát triển kinh tế cá nhân trong nền kinh tế thị trường. Việc một số người lo ngại là bình thường, nhưng không thể cản trở quyền phát triển chính đáng của công dân khác.
a) Việc làm của anh H là một hành động thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân. Vì theo Hiến Pháp và Pháp luật Việt Nam, công dân có quyền tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Anh H không chỉ phát hiện vấn đề cấp bách ở khu phố mình mà còn đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình. Việc làm này của anh H đã góp phần vào quá trình quản lí và phát triển cộng đồng đồng thời cũng nhằm bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống của người dân.
b) Theo em, để đảm bảo quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được đảm bảo, chính quyền địa phương cần tiếp nhận và xem xét nghiêm túc những kiến nghị có ích cho cộng đồng như anh H. Trước tiên, chính quyền địa phương cần có một trang thông tin riêng để công dân dễ dàng gửi các phản ánh, kiến nghị của mình lên đó. Sau đó, các cơ quan chức năng cần tổ chức các cuộc họp hoặc làm việc trực tiếp với công dân. Tổ chức các buổi tuyên truyền và triển khai các biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề như xây dựng các điểm thu gom rác, nâng cao ý thức cộng đồng, đưa ra chính sách bắt buộc người dân phải phân loại rác trước khi thu gom rác... Quan trọng nhất là chính quyền địa phương cần hành động kịp thời và minh bạch để công dân thấy được sự lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân.
Việc anh K mở công ty tại tỉnh E có thể được xem là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế. Vì mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Anh K biết tận dụng mối quan hệ và cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, điều này không vi phạm hay ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển của anh K có thể khiến các công ty khác cảm thấy bất công, nhưng đây là do năng lực và sự biết nắm bắt cơ hội của anh K, không phải sự ưu ái đặc biệt.