

Trần Thị Bích Thuỳ
Giới thiệu về bản thân



































Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân năm 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sư thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Một vài ví dụ về dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới:
+ Thủ đô Mát-xcơ-va, các thành phố U-li-a-nốp-xcơ, Xanh-Pê-téc-bua và nhiều nơi khác ở Liên bang Nga có quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm... mang tên Hồ Chí Minh; + Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) có Di tích lưu niệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; + Thủ đô Mê-hi-cô (Mê-hi-cô) có tượng đài Hồ Chí Minh cùng dòng chữ “Tự do cho các dân tộc"; + Thủ đô của các nước Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la và nhiều nơi khác có tượng đài hoặc đường phố mang tên Hồ Chí Minh,… + Tại một số quốc gia, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến và hoạt động đều có những công trình di tích tưởng niệm như: Khách sạn Ca-tơn (Anh) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc và hoạt động cuối năm 1913; Nhà số 9, Thủ đô Pa-ri (Pháp) - nơi Người ở và hoạt động cách mạng những năm 1921 - 1923; Nhà số 248 và 250 (trước là nhà số 13 và 13/1) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) - nơi Hồ Chí Minh mở các lớp đào tạo cán bộ (1925 - 1927); Khu di tích Hồ Chí Minh tại Liễu Châu, Quảng Tây (Trung Quốc), ...
Câu 1:
- Thể thơ của văn bản trên là thể thơ tự do.
Câu 2:
Trong bài thơ, nhân vật của người sẽ bàn giao cho người cháu: gió heo bay, góc phố, những mặt người đẫm nắng, một chút buồn.
Câu 3:
Ở khổ thứ 2, người ông không muốn bàn giao cho người cháu những thứ đó vì:
- Người ông không muốn người cháu phải chịu những ngày tháng chiến tranh loạn lạc, vất vả giống ông.
- Và vì ông cũng rất yêu thương cháu, mong cháu và các thế hệ sau được sống hạnh phúc, hòa bình.
Câu 4:
- Biện pháp điệp ngữ: "bàn giao".
- Phân tích:
+ Điệp ngữ "bàn giao" được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt bài thơ, từ nhan đề đến từng khổ thơ, nhấn mạnh điều người ông muốn và không muốn giao cho người cháu, qua đó thể hiện tình cảm yêu thương cũng như những mong muốn tốt đẹp mà người ông- thế hệ đi trước dành cho người cháu- thế hệ sau.
+ Tạo liên kết, nhịp điệu, giúp cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
Câu 5:
Chúng ta cần có thái độ trước những điều được bàn giao ấy là:
- Biết ơn trước những gì thế hệ cha ông đã để lại cho thế hệ sau.
- Trân trọng, tự hào về những điều đó.
- Có ý thức gìn giữ, bảo vệ những thứ mà mình đã được nhận bàn giao từ thế hệ trước.
- Cần cố gắng phát huy những gì đã được tiếp nhận để tiếp tục bàn giao cho các thệ hệ sau.
Câu 1:
Bài thơ "Bàn giao" của Vũ Quần Phương để lại trong tôi nhiều cảm xúc sâu sắc về tình cảm gia đình và những giá trị cuộc sống. Không chỉ đơn thuần là việc chuyển giao những vật chất hay kỷ niệm, ông còn gửi gắm cả những cảm xúc, những khoảnh khắc đẹp đẽ và cả nỗi buồn man mác. Những hình ảnh như "gió heo may","góc phố có mùi ngô nướng bay" gợi nhớ về những điều bình dị nhưng đầy ý nghĩa, phản ánh cuộc sống hàng ngày. Qua đó, ông không ngại chia sẻ những vất vả, đau thương mà ông đã trải qua, để cháu hiểu rằng cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách. Tuy nhiên, thông điệp chính vẫn là tình yêu thương, sự sẻ chia và những điều đẹp đẽ của cuộc sống, mà ông mong cháu sẽ gìn giữ. Câu thơ “Ông chỉ bàn giao một chút buồn” khiến tôi suy nghĩ về cách mà mỗi thế hệ đều mang theo những nỗi niềm riêng, nhưng lại có thể truyền lại sức mạnh và lòng kiên cường cho thế hệ tiếp theo. Đây là một bài thơ không chỉ thể hiện tâm tư của người ông mà còn là một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta về việc trân trọng những giá trị tinh thần và tình cảm trong cuộc sống.
Câu 2:
Tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất, quý giá nhất trong đời người . Nó cho ta thời gian để tìm kiếm mơ ước và cho ta sức khỏe để hiện thực hóa những ước mơ ấy. Đó cũng là lúc ta đi thật nhiều, học thật nhiều và trải nghiệm thật nhiều. Trải nghiệm là điều không thể thiếu ở tuổi trẻ.
Sự trải nghiệm chính là quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm sống của con người thông qua việc khám quá thế giới xung quanh. Ta có thể trải nghiệm cuộc sống bằng nhiều hình thức khác nhau như học tập, giao tiếp, đi du lịch hay tham gia các hoạt động tình nguyện,... Không ai sinh ra trên đời đã trở thành người tài giỏi và sâu sắc. Dù có dành cả cuộc đời mình để học tập, con người cũng không thể trở nên hoàn hảo. Chính vì thế, ta luôn cần những trải nghiệm sống để cải thiện bản thân từng ngày. Quá trình trải nghiệm đem đến cho ta những bài học vô cùng quý giá mà không một cuốn sách hay lí thuyết nào làm được. Mỗi vùng đất ta từng đến, mỗi người ta từng gặp đều khiến trưởng thành hơn. Sự chăm chỉ, lòng dũng cảm, tinh thần kiên cường, lòng bác ái,… đều được tôi luyện từ trải nghiệm sống. Nhờ có sự trải nghiệm mà ta được tiếp thêm động lực cùng cảm hứng để chinh phục hoài bão lớn lao và thêm trân trọng những gì đang có. Không chỉ vậy, càng trải nghiệm nhiều, ta càng thấy được sự rộng lớn và đa dạng của thế giới xung quanh để từ đó có cái nhìn đa chiều, tích cực về cuộc sống. Nếu không trải nghiệm, ta chẳng khác nào “Ếch ngồi đáy giếng”, chỉ biết ôm khư khư định kiến bảo thủ và nông cạn của bản thân. MC Khánh Vy – người vừa đạt học bổng toàn phần của Chính phủ Anh sau ba lần bị từ chối đã có những chia sẻ về vai trò của trải nghiệm đối với thành công của cô. Khánh Vy bày tỏ rằng trong những bài luận trước kia, cô thường nói về lý thuyết sống nhiều hơn là kể về những trải nghiệm. Đến bài luận lần này, Khánh Vy tập trung kể thực hiện những trải nghiệm thực tế, các vấn đề cô gặp phải, cách giải quyết chúng và những đóng góp của cô cho xã hội.Ngược lại, trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được vai tròquan trọng của sự trải nghiệm. Nhiều người lười biếng, không chịu vươn lên hoặc quen thói giáo điều, bảo thủ. Dù sớm hay muộn, những người này sẽ trở nên lạc hậu và trở thành kẻ thất bại trong cuộc sống.
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Hãy mở lòng mình và sẵn sàng trải nghiệm. Bước chân ra ngoài khám phá vẻ đẹp của thế giới, ta sẽ thấy tâm hồn mình tươi đẹp hơn.