

Nguyễn Đỗ Quỳnh Chi
Giới thiệu về bản thân



































a) Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng vì:
- Vào mùa mưa, vùng Duyên hải miền Trung có mưa lớn và bão, gây ra ngập lụt ở khu vực đồng bằng; lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi,… gây thiệt hại về người và tài sản.
- Mùa khô, vùng có hiện tượng hạn hán, nhiều nơi thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- Khu vực ven biển có hiện tượng cát bay ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.
b) Để phòng, chống thiên tai trong vùng, cần thực hiện nhiều biện pháp: đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng, dự báo thiên tai kịp thời, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi,…
- Vị trí địa lí: Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ, căn cứ bí mật nằm sâu dưới lòng đất từ 3 – 10 m, dài khoảng 250 km thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở Địa đạo Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng) và Địa đạo Bến Đình (xã Nhuận Đức).
- Cấu trúc: Địa đạo gồm ba tầng, từ đường chính toả ra các nhánh dài, ngắn được thông với nhau. Đường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, cứu thương; nơi dự trữ vũ khí, lương thực; giếng nước; bếp Hoàng Cầm; hầm chỉ huy;…
Một số nét chính về Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên:
- Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Trong lễ hội, nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn các tiết mục văn hoá đặc sắc của tỉnh mình.
- Nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng được phục dựng: lễ Ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru, lễ Cầu an của dân tộc Ba Na,…
- Tổ chức nhiều cuộc thi: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,…
A
bài làm
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Mỗi lần nghe câu thơ đó, em đều nhớ đến mẹ của mình. Mẹ là người đã vất vả thai nghén sinh ra em, luôn yêu thương, che chở cho các con. Tình yêu và công ơn trời biển của mẹ, không bao giờ em có thể đền đáp được. Câu chuyện “ Sự tích hoa cúc trắng” là một trong những câu chuyện hay nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ mà em rất xúc động mỗi khi đọc. Đạo làm con của cô bé là tấm gương sáng để thế hệ trẻ chúng em noi theo.
Chuyện kể rằng, xưa kia có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hằng ngày tần tảo làm lụng để nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành.
Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Cô bé buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng.
Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, cô bé xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của cô khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai đức Phật từ bi, người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của cô bé nên đã tự mình hoá thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng cô bé một bông hoa trắng rồi nói :
- Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất.
Cô bé nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng cô rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa lòng cô bé bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ cô chỉ sống được thêm với cô có năm năm nữa.
Thương mẹ quá, cô bé nghĩ ra một cách, cô liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ cô bé đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình.
Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng.
Qua câu chuyện “ Sự tích hoa cúc trắng”, em thấy không phải nhờ bông hoa thần mà chính tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã tạo ra kì tích cứu sống mẹ của mình, Nếu không có sự hiếu thảo thì đã không thể cảm động trời xanh và được Đức Phật ra tay cứu giúp. Đây cũng là lời răn dạy đối với tất cả những người con, hãy luôn kính trọng và hiếu thảo đối với cha mẹ của mình.
“ Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”
a. Chủ ngữ :những đứa trẻ trong xóm.
Vị ngữ: xúm lại chỗ cây đa đầu làng chơi trò trốn tìm.
b. CHủ ngữ : những dòng sáp nóng.
Vị ngữ : đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến.
Dâu hai chấm trong câu trên có tác dụng là báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đúng trước.
“Tôn sư trọng đạo” không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống đã có từ lâu đời này? “Tôn sư” ở đây chỉ sư tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học, “trọng đạo” là coi trọng những chuẩn mực đạo đức, những đạo lý làm người. Con người không ai tự nhiên đạt được thành công mà họ đều phải trải qua thời gian nỗ lực, cố gắng thành công, mà họ đều phải trải qua thời gian nỗ lực, cố gắng rất nhiều và người có công to lớn trong việc giúp ta có thêm kiến thức chính là những người thầy luôn âm thầm dõi theo từng bước đi của ta.Vì thế, khi ta đến được con đường vinh quang thì hãy luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô và đền đáp lại thật xứng đáng. Không chỉ dừng ở việc ta lễ phép, kính trọng thầy cô mà ta cần thực hiện tốt những lời thầy cô dạy, chăm chỉ rèn luyện để trở thành công dân tốt. Khi đó, không chỉ riêng ta cảm thấy vui mà những người dạy dỗ ta còn vui hơn gấp trăm lần vì họ đã đào tạo được thế hệ tương lai có ích cho xã hội. Dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống, những người thầy, người cô vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất, vậy thì họ rất xứng đáng được mọi người kính trọng và ghi nhớ công ơn. Việt Nam ta đã chọn ngày 20-11 hằng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam, ngày này cũng là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm, tấm lòng của mình cho thầy cô. “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta, nó còn thể hiện ở việc những người được thế hệ trước truyền nghề dù có đi đến bất kì nơi đâu thì trong sâu thẳm tâm thức của họ đề có sự biết ơn, ghi lòng tạc dạ công lao của các bậc tiền bối – những người sáng lập ra nghề và truyền lại cho họ. Truyền thống quý báu trên cần được quan tâm đặc biệt và để đạt được điều đó thì mỗi người cần chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, luôn sống trọn nghĩa đúng như câu: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”.
a. Bằng một số ống tre, nứa thô sơ, người dân Tây Nguyên đã làm ra cây đàn trưng có âm thanh thánh thót như tiếng chim hót, tiếng suối reo...
b. Bên bờ sông, những con đò đang cập bến.