NGUYỄN HOÀNG KHÁNH LINH
Giới thiệu về bản thân
Trình bày nguyên nhân, tính chất của chiến tranh thê giới thứ hai (1939-1945).
*Nguyên nhân sâu xa:
- Chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản→những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.
- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa→một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
*Nguyên nhân trực tiếp:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho những mâu thuẫn trở nên sâu sắc→sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Thủ phạm gây chiến là: phát xít Đức, Nhật Bản, Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
*Tính chất của chiến tranh:
+ Từ năm 1939-1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
+ Từ năm 1941-1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
Vì sao Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản 1945?
- Vì sau khi Hồng quân Liên Xô sắp đánh bại phát xít Đức thì phía Mỹ muốn định hình rõ hơn vai trò quan trọng của mình trong việc kết thúc Thế chiến 2. Nhưng vào cuối cuộc chiến đẫm máu đó, người Mỹ không muốn hy sinh mạng sống những người lính của mình→việc tấn công bằng vũ khí nguyên tử chống lại Nhật Bản đã được quyết định.
- Việc quân đội Mỹ chọn Hiroshima và Nagasaki là mục tiêu ném bom hạt nhân với lý do cả hai đều là những khu đô thị đông dân và có giá trị quan trọng về mặt quân sự.Bằng cách này, Mỹ sẽ đạt được hai mục tiêu:
+ Đầu tiên, sau đòn tấn công hạt nhân, Nhật Bản sẽ không chậm trễ đầu hàng.
+ Thứ hai, tấn công hạt nhân sẽ là một cuộc trình diễn cho toàn thế giới biết về vũ khí mạnh nhất trong tay người Mỹ mà vẫn chưa nước nào có được.
(P/S: kế hoạch tấn công hạt nhân của Mỹ đã thành công khi buộc Nhật Bản phải đầu hàng quân đồng minh không điều kiện, hạn chế thương vong và góp phần chấm dứt Thế chiến 2)
Việt Nam đã tận dụng cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh để giành độc lập như thế nào?
- 23 giờ đêm ngày 13/8/1945, bản "Quân lệnh số 1" hoàn thành và được phát đi ngay, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.
+ Tiến hành Tổng khởi nghĩa ngay lúc đó là vì đồng chí Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã nhận định và nắm bắt được tình hình có sự chuyển biến nhanh chóng: Phát xít Nhật đã chết gục theo phát xít Đức; quân đội Nhật đã và đang tan rã, bị tước vũ khí trên khắp các chiến trường; quân Đồng minh sắp kéo vào Đông Dương.
+ Chính phủ cách mạng lâm thời yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và tiếp nhận sự thoái vị của nhà vua (ngày 30/8/1945 tại Huế). Việc vua Bảo Đại thoái vị đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến.
+ Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" tuyên bố với toàn thể nhân dân Việt Nam và với thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập và tự do đã ra đời.(Nếu chậm trễ không tuyên bố độc lập, chủ quyền trước khi quân Đồng minh tiến vào thì dù có cướp được chính quyền cũng phải bàn giao lại cho quân Đồng minh tiếp quản)
⇒ Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do của các nước thuộc địa.
tự thêm mét vuông nhé quên ghi
Chiều rộng thửa ruộng là:
Diện tích thửa ruộng đó là:
Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoặc được số thóc là:
Chiều rộng thửa ruộng là:
Diện tích thửa ruộng đó là:
Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoặc được số thóc là:
biết thế sao còn hỏi
nghĩa gốc : em thật xinh đẹp
nghĩa chuyển : chiếc túi thật xinh xắn
tích nha
Ngày xưa, có một con hổ rất to và mạnh mẽ sống trong rừng. Một hôm, hổ thấy một người nông dân đang cày ruộng với con trâu. Hổ thắc mắc tại sao con người nhỏ bé lại có thể điều khiển được con trâu to lớn như vậy. Hổ hỏi trâu, và trâu trả lời rằng con người có "trí khôn".
Hổ rất tò mò muốn biết trí khôn là gì, nên quyết định hỏi người nông dân. Người nông dân bảo rằng trí khôn đang để ở nhà và đề nghị hổ chờ để đi lấy. Nhưng trước khi đi, người nông dân yêu cầu hổ phải bị trói lại để đảm bảo an toàn cho mình. Hổ đồng ý với ý kiến của người nông dân.
Sau đó, người nông dân nhanh chóng trói hổ thật chặt vào gốc cây rồi đốt lửa quanh hổ và nói rằng đó chính là trí khôn của ta. Hổ hoảng sợ và vùng vẫy, nhưng không thể thoát ra được. Những vết cháy trên lưng hổ tạo thành những vằn đen mà chúng ta thấy trên lưng hổ ngày nay.
Câu truyện Trí khôn của ta đây dạy cho chúng ta một bài học quý giá về sự thông minh và mưu trí. Nhờ có trí khôn, con người có thể vượt qua những khó khăn và nguy hiểm, dù họ có nhỏ bé hơn và yếu đuối hơn so với nhiều loài vật khác.
Từ câu truyện này, em học được rằng trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết suy nghĩ và sử dụng trí tuệ để giải quyết vấn đề, thay vì chỉ dựa vào sức mạnh. Trí khôn không chỉ giúp chúng ta vượt qua khó khăn mà còn giúp chúng ta sống tốt hơn, biết cách đối nhân xử thế và giúp đỡ người khác.
4 . 5^2 - 2 . 3^2
=4 . 25 - 2 . 9
= 100 - 18
=82
Tình cờ, tôi có duyên gia nhập vào đội quân của Hoài Văn Hầu. Lúc này, thái tử nhà Nguyên là Trần Nam Vương Thoát Hoan thống lĩnh năm mươi vạn binh mã đã sang đến nước ta. Đội quân nghe tin, hừng hực khí thế, xin Hoài Văn lên đường đánh giặc. Một buổi sáng nọ, Hoài Văn khăn áo chỉnh tề, lầm rầm khấn trời đất phù hộ nước Nam. Đội quân cũng đọc lời thề. Theo lời Hoài Văn Hầu, đội quân tiến theo hướng Bắc, đi tìm giặc mà đánh. Đội quân đụng độ với người Mán, Hoài Văn Hầu đã có cuộc trò chuyện với người tráng sĩ Mán tự xưng là Nguyễn Thế Lộc, chủ trại Ma Lục, thuộc đạo Lạng Giang. Khi có tin giặc đến, chúng tôi được lệnh cùng các tráng sĩ người Mán chia nhau đi bố trí trên các ngọn núi. Quân giặc lọt vào trận địa, hốt hoảng. Chúng thi nhau bỏ chạy. Chúng tôi phấn khích vô cùng.
-
Lưu trữ thông tin:
- Thiết bị lưu trữ: Các thiết bị như ổ cứng (HDD), ổ cứng thể rắn (SSD), bộ nhớ trong (RAM), và bộ nhớ ngoài (USB, thẻ nhớ) được sử dụng để lưu trữ dữ liệu dưới dạng các số nhị phân (0 và 1).
- Cấu trúc lưu trữ: Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng mã nhị phân, với các số (bit) được sắp xếp thành các chuỗi bit (binary) để đại diện cho các ký tự, số và thông tin khác.
-
Xử lý thông tin:
- CPU (Bộ xử lý trung tâm): Bộ xử lý của các thiết bị (như máy tính, điện thoại) xử lý thông tin dựa trên các phép toán số học, logic và các thuật toán khác.
- GPU (Bộ xử lý đồ họa): Xử lý dữ liệu phức tạp như đồ họa, hình ảnh và video, chủ yếu là các số đại diện cho màu sắc, vị trí pixel.
- ALU (Đơn vị số học và logic): Thành phần chính của CPU, xử lý các phép tính cơ bản với số học (cộng, trừ, nhân, chia) và các phép toán logic (AND, OR, NOT).
-
Truyền thông tin:
- Mạng máy tính: Các số và dữ liệu được truyền đi qua mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) hoặc Internet bằng cách chia thành các gói dữ liệu nhỏ. Mỗi gói dữ liệu chứa thông tin dưới dạng số và được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật.
- Thiết bị truyền thông: Dữ liệu được truyền qua các thiết bị như modem, router và chuyển đổi từ dạng tín hiệu số thành tín hiệu điện hoặc tín hiệu quang để truyền qua dây dẫn hoặc qua không gian (như sóng radio trong các mạng không dây).
Các thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng thông tin (dưới dạng số) có thể được lưu trữ lâu dài, xử lý nhanh chóng, và truyền đi chính xác giữa các hệ thống và người dùng.