Trần Tiến Dũng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trần Tiến Dũng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu:1

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về việc sống có ích và cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Sống có ích: là việc mỗi chúng ta sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên trong cuộc sống và chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời. Mỗi người muốn trở thành một công dân tốt trước hết phải có tư duy tích cực và cố gắng sống có ích. Còn cống hiến là sự hy sinh bản thân, là dốc lòng đóng góp công sức vào việc chung của tập thể, cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là của thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Ta có thể thấy được sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong thời chiến, họ là những thanh niên xung phong xả thân mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trở lại thời bình, thế hệ trẻ lại miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, hay lười nhác, ỷ lại ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn. Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, là thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy học tập, rèn luyện bản thân để góp một phần nhỏ bé của mình cống hiến cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Câu:2

“Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con”

Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất trên cuộc đời này. Mẹ yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ con cái, cho con những điều tốt nhất không quản khó khăn, nhọc nhằn. Có lẽ chính vì vậy, mẹ đã trở thành đề tài sáng tác muôn thuở cho thơ văn. Nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng đã chọn chủ đề về mẹ để sáng tác bài thơ “Áo cũ”. Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả mới chỉ 15 tuổi học lớp 9 và đến năm 2002, Áo mới đã được in trong tập thơ tình của nhà xuất bản Văn học. Bài thơ là tình yêu của tác giả dành cho mẹ và sự trân trọng kí ức tuổi thơ của mình.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Lưu Quang Vũ đưa cảm xúc của mình vào trong hình ảnh chiếc áo cũ một cách thật đặc biệt:

 

“Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Thương áo cũ như là thương ký ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.”

 

Chiếc áo khi mặc đến cũ rồi, sẽ mỗi ngày ngắn đi một chút, vì sao lại như vậy? Đó là vì theo thời gian chiếc áo bị cũ đi, cùng với đó là chúng ta thêm lớn hơn, nên chiếc áo bị ngắn dần. Vậy mà chiếc áo cũ mà nhà thơ Lưu Quang Vũ mang tới còn cũ đến độ “đứt sờn màu bạc hai vai”, có lẽ nhà thơ đã mặc chiếc áo đó từ rất lâu cho tới khi sáng tác bài thơ, trở thành một cậu thiếu niên học lớp 9. Điều này cũng gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh khi đó của gia đình tác giả không mấy khá giả nên áo phải mặc đến nỗi ngắn và cũ sờn màu, bạc vai. Nhìn chiếc áo mà nhà thơ thương nó như thương kí ức của mình đã trải qua, kí ức đó là gì mà khiến cho tác giả lại “mắt phải cay cay”, nghẹn ngào muốn khóc?

 

Kí ức khiến nhà thơ Lưu Quang Vũ phải cay mắt là những kí ức về người mẹ dấu yêu của mình:

 

“Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn

Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim

Áo con có đường khâu tay mẹ vá

Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.

 

Áo đã ở với con qua mùa qua tháng

Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.”

 

Sau mỗi lần rách áo rồi lại vá để mặc lại, mẹ đã nhận ra “con chóng lớn”. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc mẹ cũng đã già đi. Giờ đây mẹ vá áo cho con khó khăn hơn trước, mẹ đã già nên mắt kém “không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim”. Mỗi lần con mặc chiếc áo đó đều cảm nhận được “đường khâu tay mẹ vá”, nên con yêu mẹ biết bao nhiêu càng yêu áo thêm bấy nhiêu vì đó là công sức mẹ may vá, tình thương mẹ dành cho con. Chiếc áo cũ mẹ vá đã được tác giả dùng “qua mùa qua tháng”, chỉ một khoảng thời gian dài. Tuy áo đã cũ nhưng tác giả khẳng định mình “vẫn quý vẫn thương”. Chính vì yêu mẹ nên mỗi lần thay áo mới, nhà thơ Lưu Quang Vũ đều “không nỡ”. Lần thay áo mới sẽ phải mua áo dài hơn vì con cũng đã lớn hơn, không còn mặc vừa chiếc áo cũ ngắn nữa, điều đó cũng là minh chứng mẹ đang già hơn trước, khiến nhà thơ mặc áo mới nhưng lòng không vui vì thời gian đang đẩy mình lớn lên nhưng lấy đi tuổi xuân của mẹ.

 

Đoạn cuối của bài thơ, chính là thông điệp mà tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến cho người đọc cũng là lời tác giả tự nhắc nhở mình:

 

“Hãy biết thương lấy những manh áo cũ

Để càng thương lấy mẹ của ta

Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống

Những gì trong năm tháng trôi qua...”

 

Mỗi người chúng ta phải biết thương lấy “những manh áo cũ”, rộng ra chính là những kỉ niệm của quá khứ, những điều mà mình được nhận. Để rồi càng thương mẹ mình hơn, vì mẹ đã vất vả nuôi lớn chúng ta, săn sóc chúng ta từng cái ăn, cái mặc. Phải biết thương yêu, trân trọng những người xung quanh và những điều đã từng gắn bó với chính mình. Vì năm tháng trôi qua nào đợi chờ điều gì, hãy yêu thương lấy mẹ cha, người sinh thành ra chúng ta và những điều thân mến xung quanh để không phải hối hận muộn màng.

Bài thơ Áo cũ tuy sử dụng những câu từ đơn giản nhưng lại mang tới cho chúng ta những bài học thật hay và sâu sắc. Trong đó chứa đựng tình yêu của tác giả Lưu Quang Vũ dành cho mẹ của mình cũng như thông điệp đầy ý nghĩa tác giả gửi tới người đọc về tình thương mẹ và những điều gắn bó xung quanh. Bài thơ cũng thể hiện sự tài năng của nhà thơ khi có thể sáng tác một bài thơ ý nghĩa như vậy ở độ tuổi còn nhỏ.

 

Câu:1

Xác định ngôi kể: Người kể chuyện ngôi thứ 1, xưng “tôi”.

câu:2

- Đoạn trích sử dụng điểm nhìn bên trong, mọi sự kiện và tình huống xảy ra đều được đánh giá dưới góc nhìn của người con gái Chi-hon.

 

Câu:3

- Biện pháp nghệ thuật: Lặp cấu trúc “Lúc mẹ...”

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh khoảnh khắc mẹ bị lạc, Chi-hon đang bận rộn sống cuộc đời riêng.

+ Tăng tính liên kết và tạo nhịp điệu cho đoạn văn.

Câu:4

- Người mẹ của Chi-hon có phẩm chất mạnh mẽ, kiên quyết bảo vệ cho con của mình, ngay cả khi bà phải đối mặt với một môi trường lạ lẫm; bà cũng vô cùng yêu thương con, muốn con được thử và mặc những món đồ bà thấy thật đẹp.

Câu:5

- Chi-hon hối tiếc vì đã không thử mặc chiếc váy mẹ chọn, khiến mẹ buồn phiền.

- Học sinh nêu được một trong những ý sau:

+ Những hành động vô tâm đôi khi có thể khiến những người xung quanh cảm thấy tổn thương, dù ta không cố ý.

+ Ngay cả với những người thân thiết nhất, ta cũng cần chú ý cư xử một cách tinh tế.

+ Khi ta chú tâm trong cách ứng xử với người khác, ta cũng nhận được những điều tương tự.