Đặng Nguyễn Gia An

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đặng Nguyễn Gia An
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Ngày nay , tình trạng học sinh lười học diễn ra hầu hết ở các trường trong nước. Đây là tình trạng ảnh hưởng nghiêm trong đến kết quả cũng như chất lượng học tập của mỗi học sinh trong trường. 

Vậy bạn có biết ý nghĩa của việc lười học là gì ? Lười học là tình trạng học sinh lơ là , chán nản trong việc học ở lớp. Như các bạn đã biết những bạn lười học đều có những biểu hiện như nằm gục đầu trên bàn để ngủ ; thường xuyên nói chuyện riêng ; làm việc riêng ; không học bài ; không tham gia vào các hoạt động học tập ; lơ là ; thiếu tập trung ,thiếu chú ý ; khi bị thầy cô gọi lên trả lời các câu hỏi để xây dựng bài học thường ấp a ấp úng hay im thinh thích như "ngậm hột thị " trong miệng ; những bạn này thường bị nhắc nhở. Các bạn ấy thường ngại đến lớp , cố tình cúp tiết trốn học để đến các tiệm net , đặc biệt là các bạn nam. Khi ở nhà, các bạn không học bài , không làm bài tập trước khi đến lớp. Thường dành thời gian để chơi game trực tuyến. Một số bạn nữ cuồng các trang mạng xã hội như: Tik Tok, Facebook, Instagram,... 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên , trước hết phải kể đến ý thức của các bạn học sinh. Các bạn ấy , không thấy được tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của bản thân hoặc chưa có động cơ , mục đích học tập đúng đắn. Các bạn thiếu hứng thú trong học tập. Một nguyên nhan nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là phụ huynh. Họ mãi lo làm ăn , kinh tế , không có nhiều thời gian để quan tâm đúng mức đến việc học của con mình. Thậm chí có phụ huynh còn khoáng trắng cho nhà trường nên không theo dõi được việc học của con. Bên cạnh đó các lười vì những lời rủ rê của bạn bè la cà ngoài phố , bị cuốn vào các trò chơi điện tử không rút ra được. Mặt khác , nhà trường , thầy cô giáo chưa thật sự nghiêm túc trong việc quản lý học sinh , chưa có biện pháp xử lý nghiêm đối vói những học sinh lười học. Hơn nữa , chương trình học quá nặng nề về lí thuyết mà ít thực hành khiến học sinh thiếu hứng thú trong học tập bộ môn.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết các bạn thiếu kiến thức cơ bản dẫn đến lười học , kết quả học tập sẽ sa sút ảnh hưởng đến giáo dục của nhà trường. Thậm chí các bạn có thể bỏ học , lêu lỏng , dễ va vào các tệ nạn xã hội, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu một đất nước có thế hệ trẻ thiếu kiến thức thì tương lai của đất nước đó sẽ đi vào đâu? Có lẽ ai cũng đoán được tương lai đất nước phải chịu một gắng nặng trọng việc giải quyết việc làm sinh xã hội cho đội ngũ lao động thiếu trình độ , kĩ năng , còn áp lực về an sinh xã hội , tệ nạn xã hội,... Đất nước sẽ kém phát triển , và lạc hậu so với các nước khác trên thế giới.

Để khắc phục tình trạng trên, bản thân của mỗi học sinh phải năn cao ý thức học tập. Phải thấy được tầm quan trọng của việc học đối với tương lai sau này. Học để làm người, để xây dựng phát triển đất nước. Bác Hồ là một tấm gương sáng về học tập không ngừng nghỉ. Bác nói, viết thành thạo nhiều thứ tiếng tiếng nước ngoài. Vì thế bác đã trở thành nhà giáo dục vĩ đại, nhà văn, nhà thơ lớn của cả dân tộc Việt Nam. Không những thế,  vai trò của cha mẹ và nhà trường hết sức đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ con học tập. Cha mẹ phải quan tâm đúng mức đối với việc học của con thường xuyên kiểm tra ,nhắc nhở. Dành nhiều thời gian cùng con học tập chia sẻ với những khó khăn vướng mắc để hỗ trợ kịp thời. Nhà trường đặc biệt là thầy cô giáo quan tâm , giám sát để có biện pháp kết hợp với gia đình để khắc phục những học sinh vi phạm. Đồng thời chương trình giáo dục phải tăng kĩ năng thực hành , giảm lí thuyết để giảm bớt áp lục cho học sinh.

Lười học không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng là vấn đề quan trọng đối với giáo dục. Nó quyết định chất lượng giáo dục của đất nước hay nhà trường. Vì thế mỗi chúng ta phải tích cực chủ động trong học tập để trở thành người có tài và đức nhớ lời Bác Hồ dạy " Có tài mà không có đức là người vô dụng , có đức mà khoongcos tài là người làm việc gì cũng không được ".

 

Thông điệp chính:

-Thất bại không phải là điều ngăn cản, mà là bài học cần thiết để đi đến thành công.

- Những người vĩ đại đều từng thất bại nhưng họ coi đó là động lực để vượt qua và đạt tới đỉnh cao.

-Thành công chỉ đến khi kiên trì rút kinh nghiệm, không bỏ cuộc.

 -Thất bại là bước đệm để hoàn thiện bản thân.

- Hãy giữ vững niềm tin, biến thất bại thành động lực và tiến tới thành công.

 

 

Biện pháp tu từ: Tương phản (giữa "chần chừ" và "động lực") Tác dụng: Nhấn mạnh rằng thất bại không nên là lý do để dừng lại mà nên được xem là động lực để cố gắng hơn .