Lê Song Phương

Giới thiệu về bản thân

Dù viết dưới dạng cơ số n nào thì số huy hiệu của mình vẫn là 7 con số 0 tròn trĩnh :((
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Chỗ này mình sửa lại nhé.

 Vẽ đường tròn (C) có tâm D bất kì. Với một điểm X nằm ngoài đường tròn (C), kí hiệu \(d_X\) chính là đường thẳng nối 2 tiếp điểm của 2 tiếp tuyến kẻ từ D với (C)

 Còn với điểm X nằm trong đường tròn, lúc này ta lại chọn 1 điểm Y nằm trên DX sao cho \(OX.OY=R^2\) (R là bán kính của (C)) thì ta định nghĩa dX là đường thẳng qua Y và vuông góc với OX.

Từ các định nghĩa trên, hiển nhiên \(X\in d_Y\Leftrightarrow Y\in d_X\)

Ta có một bổ đề quan trọng sau:

Bổ đề 1: 3 điểm X, Y, Z thẳng hàng \(\Leftrightarrow\) dX, dY, dZ đồng quy.

 Chứng minh: Giả sử có X, Y, Z thẳng hàng. Gọi T là giao điểm của \(d_X,d_Y\). Khi đó \(T\in d_X\Leftrightarrow X\in d_T\). Tương tự thì \(Y\in d_T\) \(\Rightarrow XY\equiv d_T\). Thế nhưng do X, Y, Z thẳng hàng \(\Rightarrow Z\in d_T\Leftrightarrow T\in d_Z\). Vậy dX, dY, dZ đồng quy tại T.

 Ngược lại, giả sử dX, dY, dZ đồng quy tại T. Đương nhiên khi đó \(T\in d_X,d_Y,d_Z\)  nên \(X,Y,Z\in d_T\) hay X, Y, Z thẳng hàng.

 Vậy bổ đề 1 được chứng minh.

 Trở lại bài toán chính.

 Ta có E, B, C thẳng hàng nên theo bổ đề 1, dE, dB, dC đồng quy tại X. Tương tự, dF, dC, dA đồng quy tại Y và dG, dA, dB đồng quy tại Z.

 Hơn nữa, \(d_E\perp DE,d_A\perp DA,DA\perp DE\) nên \(d_X\perp d_A\). Suy ra dE là đường cao kẻ từ A' của tam giác A'B'C'. Tương tự suy ra dE, dF, dG đồng quy tại trực tâm của tam giác A'B'C'.

 Lại theo bổ đề 1 \(\Rightarrow\) E, F, G thẳng hàng. (đpcm)

 

 Xét parabol \(\left(C_m\right):y=-2x^2-\left(2m-1\right)x+6-3m\), ta có \(\Delta=\left[-\left(2m-1\right)\right]^2-4\left(-2\right)\left(6+3m\right)=4m^2+20m+49\)

  Gọi \(I_m\) là đỉnh của \(\left(C_m\right)\) thì \(I_m\left(\dfrac{-2m+1}{4};\dfrac{4m^2+20m+49}{8}\right)\)

  Để hàm số đã cho nghịch biến trong khoảng \(\left(-2;+\infty\right)\) thì \(\dfrac{-2m+1}{4}=-2\Leftrightarrow m=\dfrac{9}{2}\)

 

a) Khối lượng nước cần đun \(m=DV=2,5.1=2,5\left(kg\right)\)

Nhiệt lượng \(Q_{nc}=mc\Delta t=2,5.4200.80=840000\left(J\right)\)

Công suất \(P=\dfrac{Q_{nc}}{t}=\dfrac{840000}{14.60+35}=960\left(W\right)\)

Hiệu suất của bếp là \(H\%=\dfrac{P}{P_{tp}}.100\%=\dfrac{960}{1000}.100\%=96\%\)

b) Điện năng tiêu thụ trong 1 ngày là \(Q'=\dfrac{2Q}{H}=\dfrac{2.840000}{0,96}=1750000\left(J\right)\)

Nhiệt lượng cần dùng trong 30 ngày là \(Q_{tp}=1750000.30=52500000\left(J\right)\) \(=14,583\left(kWh\right)\)

Số tiền điện phải đóng là \(Q_{tp}.800=21875\) (đồng)

a) Ta có \(\left\{{}\begin{matrix}S\subset\left(SAC\right)\\S\subset\left(SBD\right)\end{matrix}\right.\)

và \(\left\{{}\begin{matrix}O\in AC\subset\left(SAC\right)\\O\in BD\subset\left(SBD\right)\end{matrix}\right.\) nên SO chính là giao tuyến của (SAC) và (SBD)

b) Trong mp(ABCD) cho CK cắt BD tại H. Do \(BD\subset\left(SBD\right)\) nên H cũng là giao điểm của CK và (SBD).

c) Vì \(\dfrac{BN}{NS}=\dfrac{BM}{MC}=\dfrac{1}{2}\) \(\Rightarrow\) MN//SC (Thelas đảo)

\(\Rightarrow\) MN//(SAC)

Rất rõ ràng là câu A nhé bạn, vì \(O\in AC\subset\left(SAC\right)\)

 Ở đây ta kí hiệu \(N,P,F_k,F_{ms}\) lần lượt là phản lực mặt sàn tác dụng lên thùng; trong lực của thùng; lực kéo, lực ma sát tác dụng lên vật. Chọn chiều (+) là chiều chuyển động của vật.

a) Do vật di chuyển theo phương ngang nên \(N=P=mg=50.10=500\left(N\right)\)

 Ta có \(F_{ms}=\mu N=0,4.500=200\left(N\right)\)

b) Áp dụng định luật II Newton, ta có \(\overrightarrow{F}=m\overrightarrow{a}\) 

Chiếu lên phương chuyển động của vật, ta có

\(F_k-F_{ms}=ma\) \(\Leftrightarrow a=\dfrac{F_k-F_{ms}}{m}=\dfrac{220-200}{50}=0,4\left(m/s^2\right)\)

c) Quãng đường thùng dịch chuyển: \(s=\dfrac{1}{2}at^2=\dfrac{1}{2}.0,4.10^2=20\left(m\right)\)

d) Vận tốc của vật sau khi di chuyển được 2 giây: \(v=at=0,4.2=0,8\left(m/s\right)\)

Cách 1: Dùng định lý Menelaus đảo:

Từ đề bài, ta có \(\dfrac{BD}{BC}=\dfrac{2}{3}\)\(\dfrac{MC}{MA}=\dfrac{3}{2}\)\(\dfrac{IA}{ID}=1\)

\(\Rightarrow\dfrac{BD}{BC}.\dfrac{MC}{MA}.\dfrac{IA}{ID}=1\)

Theo định lý Menelaus đảo, suy ra B, I, M thẳng hàng.

Cách 2: Dùng vector

 Ta có \(\overrightarrow{BI}=\dfrac{1}{2}\left(\overrightarrow{BA}+\overrightarrow{BD}\right)\)

\(=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{BA}+\dfrac{1}{2}.\dfrac{2}{3}\overrightarrow{BC}\)

\(=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{BA}+\dfrac{1}{3}\overrightarrow{BC}\) 

\(=\dfrac{1}{6}\left(3\overrightarrow{BA}+2\overrightarrow{BC}\right)\)

Lại có \(\overrightarrow{BM}=\dfrac{MC}{AC}\overrightarrow{BA}+\dfrac{MA}{AC}\overrightarrow{BC}\)

\(=\dfrac{3}{5}\overrightarrow{BA}+\dfrac{2}{5}\overrightarrow{BC}\)

\(=\dfrac{1}{5}\left(3\overrightarrow{BA}+2\overrightarrow{BC}\right)\)

\(=\dfrac{6}{5}.\dfrac{1}{6}\left(3\overrightarrow{BA}+2\overrightarrow{BC}\right)\)

\(=\dfrac{6}{5}\overrightarrow{BI}\)

Vậy \(\overrightarrow{BM}=\dfrac{6}{5}\overrightarrow{BI}\), suy ra B, I, M thẳng hàng. 

 

code cho C++ nhé

#include <bits/stdc++.h>
using namespace std;
string s;
int res = 0;
int main()
{
    cin >> s;
    for (int i = 0; i < (int)s.size(); ++i) res += ((int(s[i]) >= 97 && int(s[i]) <= 122) ? 2 : 3);
    return cout << res, 0;
}