Nguyễn Minh Dũng
Giới thiệu về bản thân
Bài làm
Người thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm hay của Ai-tơ-ma-tốp. Trong đó, nhân vật An-tư-nai được khắc họa vô cùng chân thực.
Trong tác phẩm, nhà văn ít miêu tả An-tư-nai về ngoại hình mà chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động. Dù vậy, nhân vật này vẫn hiện lên khá rõ về đặc điểm tính cách, tâm hồn.
Trước tiên, hoàn cảnh sống của An-tư-nai hiện ra qua cuộc trò chuyện của nhân vật thầy Đuy-sen và bọn trẻ. An-tư-nai vốn mồ côi cha mẹ, phải sống nhờ chú thím. Họ đối xử rất tệ, thậm chí còn từng bán cô bé cho bọn nhà giàu. Dù sống trong hoàn cảnh đó, An-tư-nai vẫn giữ được một tấm lòng lương thiện, tâm hồn trong sáng. Khi biết được thầy Đuy-sen vất vả trữ củi để sưởi ấm lớp học, An-tư-nai không ngần ngại mà trút lại ki-giắc ở trường. Vào m ùa đông với cái rét cắt da cắt thịt tại Nga, thầy Đuy-sen tốt bụng đã cõng, rồi bế bọn An-tư-nai qua suối để học trò của mình không phải chịu cái lạnh thấu xương của dòng nước. Nhưng bọn nhà giàu đã trêu chọc, phi ngựa qua để nước bắn lên người thầy trò họ. Lúc đó, An-tư-nai rất tức giận, cô bé thương thầy giáo của mình và chỉ muốn hét vào mặt bọn người giàu rằng: “Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế! Các người ngu lắm, các người tồi lắm”. Khi thầy thầy Đuy-sen lội suối để đắp đất, đá cho học trò đi qua, An-tư-nai dù còn nhỏ đã không ngần ngại xuống giúp đỡ thầy, sau này khi nhớ lại ngày hôm đó, cô đã cảm thán: “Hôm chúng tôi xếp đá qua dòng nước, tuyết đã phủ đầy trên mặt đất và nước buốt đến chết cóng đi”.
An-tư-nai là một cô bé sống tình cảm. Cô yêu mến và kính trọng thầy Đuy-sen như người thân. An-tư-nai đã bộc lộ rằng: “Ước gì thầy là anh ruột của tôi! Ước gì tôi được bá cổ thầy, nhắm nghiền mắt lại và thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tôi!”. Mong muốn thật nhỏ bé nhưng lại chứa đựng tình yêu thương sâu sắc cũng như khao khát có được tình cảm gia đình của cô bé.
An-tư-nai còn rất kiên cường, nghị lực. Nhờ có thầy Đuy-sen, An-tư-nai có cơ hội được lên thành phố học. Không phụ sự kì vọng của thầy, cô bé đã nỗ lực học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng. Và khi đã thành công, An-tư-nai cũng không quên công ơn của người thầy đầu tiên. Bà đ ã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà để truyền cảm hứng đến mọi người. Tác giả sử dụng ngôi kể linh hoạt, cách miêu tả chân thực để khắc họa hình ảnh An-tư-nai hiện lên vô cùng sinh động.
Cùng với thầy Đuy-sen thì An-tư-nai cũng là một nhân vật nổi bật trong tác phẩm Người thầy đầu tiên. Qua nhân vật này, Ai-tơ-ma-tốp cũng gửi gắm đến người đọc bài học giá trị.
Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc bài thơ Mùa xuân chín của nhà thơ Hàn Mặc Tử đó chính là mùa xuân không chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn mang vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa. Mùa xuân có những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, vạn vật căng tràn sức sống. Trong mùa xuân ấy, nhân vật trữ tình dành tình cảm thiết tha cho người con gái mà mình yêu thương. Tình yêu và nỗi nhớ đôi lứa ấy trong mùa xuân càng làm cho mùa xuân thêm "chín", thêm trọn vẹn
tác giả gợi ra cảnh sắc mùa xuân đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất, tràn đầy sức sống nhất.
BÀI LÀM
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng.
Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.
Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.
câu 9:
a. trạng ngữ trong câu thứ hai miêu tả rõ hơn đặc điểm của gian phòng (chan hoà ánh sáng).
b. vị ngữ trong câu thứ hai nhấn mạnh hơn về đặc điểm (rất đẹp) Bức tranh tĩnh vật của họa sĩ Nguyễn Thừa Bản
câu 10:
Bài học về tình cảm yêu quý, trân trọng, biết ơn thầy cô; sự khiêm nhường, nghiêm túc trong công việc.