Phạm Thị Nghĩa
Giới thiệu về bản thân
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng. Những câu thơ mở đầu là lời giới thiệu hết sức đơn giản về quê hương của nhân vật trữ tình. Đó là một làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Sau đó, tác giả tiếp tục khắc họa công việc quen thuộc của người dân quê hương đó là ra khơi đánh bắt cá. Hình ảnh con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về một vụ mùa bội thu. Nhưng có lẽ với tôi, ấn tượng nhất phải là khung cảnh đoàn thuyền khi trở về. Bến đỗ trở nên tấp nập, sôi động cho thấy một chuyến ra khơi bội thu. Người dân chài lưới đầy khỏe khoắn đang làm công việc thu hoạch cá. Con thuyền thì trở về nằm nghỉ ngơi sau hành trình lao động vất vả. Đến khổ thơ cuối, Tế Hanh đã bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương khi phải xa cách. Tác giả nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”… Câu thơ cuối thốt lên gửi gắm tình cảm, nỗi nhớ da diết: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. Tác phẩm có âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động cùng với ngôn từ giản dị. Tôi thực sự yêu thích bài thơ Quê hương.
Đừng toxic nhen
1.D 2.A 3.A 4.A 5.B 6.D 7.D 8.D 9.C 10.D
NHỚ SOÁT LẠI NHÉ EM CHỊ CŨNG KHÔNG CHẮC LÀM ĐÚNG ĐÂU.
Truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên" là một truyền thuyết mà ai là người con đất Việt đều sẽ biết. Qua truyền thuyết, những người con đất Việt đều sẽ tự hào rằng mình có nguồn gốc dòng dõi cao quý, dòng dõi " Rồng Tiền". Chúng ta nên tự hào về nguồn gốc của bản thân. Nhưng đồng thời truyền thuyết còn giúp chúng ta nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc. Vì tất cả đồng bào đều là anh em một nhà không phân biệt miền núi hay hải đảo, miền xuôi hay miền ngược. Tất cả chúng ta đều chung một gốc rễ là chính từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Là người Việt chúng ta tự hào về nguồn gốc và tinh thần đoàn kết dân tộc đã làm nên sức mạnh bền bỉ chiến thắng mọi kẻ thù.