![](https://rs.olm.vn/images/background/bg0.jpg?v=2)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/1.png?131631026420)
Nguyễn Đỗ Quỳnh Chi
Giới thiệu về bản thân
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_mam_non.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_tan_binh.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_chuyen_can.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_cao_thu.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_thong_thai.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_kien_tuong.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_dai_kien_tuong.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
Em sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam. Hà Nội là một thành phố vô cùng rộng lớn. Ở trung tâm thành phố, nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Các con đường thường có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông. Hai bên đường là các cửa hàng, quán ăn luôn tấp nập người mua bán. Ở Hà Nội có nhiều điểm tham quan rất nổi tiếng như hồ Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long… thu hút nhiều khách du lịch. Con người Hà Nội rất thanh lịch, hiếu khách. Mỗi mùa, Hà Nội lại mang một nét đẹp riêng. Nhưng em thích nhất là mùa thu Hà Nội. Mùa thu ở đây có hương hoa sữa nồng nàn, những con đường ngập lá vàng. Đặc biệt là đặc sản cốm làng Vòng vô cùng thơm ngon. Hà Nội của em. Hiện đại mà cổ kính. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử vẫn giữ được những giá trị vô cùng tốt đẹp. Em yêu tất cả những gì thuộc về thành phố Hà Nội.
Có tất cả số có 3 chữ số chia hết cho 2 và 9 là
(990-108):18+1=50(số)
Đ/S:50 số
hộp bút
cái balo
Trên một chuyến tàu, một cụ già quay sang cô gái trẻ ngồi bên cạnh và hỏi: "Cô có bao nhiêu người bạn?". Cô gái thấy lạ nhưng vẫn trả lời: "Sao cụ lại hỏi vậy? Tôi có mười hay hai mươi người bạn, nhưng tôi chỉ nhớ tên được vài người thôi". Cụ mỉm cười như thấu hiểu rồi buồn bã gật đầu: "Cô phải thật may mắn mới có nhiều bạn như thế. Nhưng bây giờ hãy nghĩ về điều cô đang nói. Nhiều người cô không biết tên đấy! Bạn không chỉ là người để cô nói "Xin chào". Bạn là người có bờ vai mềm mại để cô dựa vào mà khóc, là cái giếng để đổ vào tất cả những rủi ro của cô và nâng giá trị của cô lên cao. Bạn là một bàn tay kéo cô lên từ bóng đêm và tuyệt vọng khi tất cả những người mà cô gọi là "bạn" đẩy cô vào đó. Một người bạn thật sự là người đồng minh không thể bị lay động hay mua chuộc, là một giọng nói giữ cho tên cô tên cô còn sống mãi khi những người khác đã lãng quên. Nhưng cái cần nhất của một người bạn là một trái tim, một bức tường mạnh mẽ và sừng sững, để từ trái tim của những người bạn đó ta sẽ có tình yêu tuyệt vời nhất. Vậy hãy trả lời lại tôi một lần nữa đi với cô gái, cô có bao nhiêu người bạn nào?". Cô gái mỉm cười: "Cảm ơn cụ. Ít nhất cháu cũng có một vài người bạn như vậy".
Mẫu truyện ngắn nhưng sâu sắc ấy đã khiến tôi phải suy nghĩ lại thật nhiều về tình bạn. Phải, tình bạn không giống như một đại lượng toán học, dễ dàng lập ra một công thức với những con số, kí hiệu. Tình bạn là một thứ tình cảm cao quý, không xa hoa, không phô trương nhưng gần gũi mà vô giá. Nó chẳng khác gì một cơn gió nhẹ làm dịu mát tâm hồn, quên đi mọi cực nhọc. Ta không thấy nó nhưng ta luôn cảm nhận nó bên mình. Đối với F. Perrier: "Bạn là người chúng ta tin cậy để tự tin", còn Mazoni thì: "Một trong những hạnh phúc lớn nhất của cuộc sống là tình bạn và một trong những hạnh phúc lớn của tình bạn là có người để tin cậy, tâm tư". Ngạn ngữ của người Mông Cổ nói rằng: "Không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn, cũng không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù của ta". Còn với tôi, tình bạn thật giản dị. Trong một giây phút nào đó của cuộc đời, rồi ai cũng tìm thấy một người bạn cho mình. Đó là người có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn dù chỉ là một phần nhỏ nào đó; là người làm cho bạn cười ngặt nghẽo dù là khi buồn; cũng là người đôi khi làm bạn phật lòng vì những lời nói thẳng thắn, thật thà. Và nếu bạn đã tìm được một người bạn như thế, bạn nên cảm thấy hạnh phúc vì chắc chắn bạn đã có một tình bạn đẹp mà mọi người hằng ao ước, khát khao trong suốt cuộc đời mình.
Christopher đã từng nói câu châm ngôn nổi tiếng mà tôi luôn nhớ: "Nếu bạn hỏi tình bạn giá bao nhiêu thì bạn không đủ tiền mua đâu". Hãy nhìn vào một sự thật rằng những nhà tỉ phú chỉ thấy xung quanh họ có hai loại người duy nhất: đồng nghiệp và đối thủ. Thật khó cho họ để tìm thấy một người bạn, đừng nói đến một tình bạn thật sự. Đến lúc đó, dù có bán cả gia tài họ cũng chẳng thể mua nổi thứ báu vật ấy - thứ được tạo nên bằng trái tim chân thật, thẳng thắn từ hai hay nhiều người, được ấp ủ qua thời gian, không gian, được tôi luyện trong thử thách, trong nước mắt và trong cả những nụ cười. Chẳng đồng tiền nào đủ cao để cho ta những kỉ niệm, khoảnh khắc ấy đâu bạn ạ? Vì vậy hãy tìm cho mình một tình bạn thực sự thay vì cố gắng lừa dối bản thân bằng một tình bạn giả dối, rẻ mạt mua bằng vật chất.
Nếu bạn chưa từng trải qua những cảm giác cô đơn không có bạn bè thì chắc bạn chưa từng bao giờ hỏi bản thân mình: "Vì sao tôi cần bạn bè?". Để tôi trả lời cho bạn nghe (có thể không giống những gì bạn nghĩ nhưng đó là điều tôi cảm thấy từ tận đáy lòng). Trước hết, vì bạn là một con người, bạn vô cùng nhỏ bé, yếu đuối trong cái xã hội rộng lớn này. Bạn cần một điểm tựa vững chắc để xây dựng nên những mối quan hệ khác bên ngoài gia đình. Hơn nữa, bạn cần một người hiểu bạn hơn chính bản thân mình đang nghĩ gì để khuyên răn, chia sẻ. Bạn cần một người bạn đồng trang lứa để giãi bày những tâm tư thầm kín mà bạn không dám kể cho mẹ hay chị, vì người ấy hiểu rõ cảm giác của bạn hơn. Bạn cần một người có thể nhảy lên ăn mừng vì bạn vừa nhận được tin vui, người có thể khiến niềm vui ấy nhân đôi, lan tỏa, kéo dài. Bạn cũng cần tấm gương phản chiếu bản thân mình, những nét xấu của bạn thì người khác không bao giờ nói vì sợ phật lòng. Còn người bạn tốt của bnaj thì có đấy! Cuối cùng, bạn cần một người bạn vì ngoài gia đình bạn ra, bạn quan trọng với một ai đó cũng như họ quan trọng với bạn biết nhường nào vậy. Bạn muốn biết rằng mỗi ngày học luôn có những người bạn động viên bạn, nắm tay và nói rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi. Và quan trọng hơn một tình bạn đẹp sẽ dạy cho chúng ta cách cho đi và nhận lại không vụ lợi không toan tính, chúng ta biết được cảm giác hạnh phúc to lớn đến chừng nào mà một người bạn có thể đem đến cho mình. Quả là "phép màu tình bạn".
Hãy coi tình bạn như một chiếc cupcake xinh xắn. Như vậy, làm nên tình bạn là cả một nghệ thuật mà những người bạn chính là những thợ làm bánh tài hoa. Mỗi thợ làm bánh lại thêm một gia vị khác nhau để làm nên chiếc cupcake độc nhất vô nhị cho riêng mình, cũng như mỗi người tự biết cách làm cho ngọn lửa tình bạn luôn cháy mãi, không bao giờ tắt. Nên nhớ, công thức chung cho một chiếc bánh tình bạn là một thìa chân thật, hai thìa thẳng thắn cùng một nụ cười cho tình bạn luôn ngọt ngào. Chúc bạn có một tình bạn đẹp đẽ với hương vị đặc biệt cho riêng mình!
Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.
Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.
Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.
Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.
Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui…”. Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.
Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.
Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.
Đàn bầu hoặc Độc huyền cầm, một biểu tượng của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Loại đàn dây duy nhất này, với thân tre hoặc hộp gỗ, dây sắt hoặc tơ tằm, và bầu làm từ vỏ quả hoặc gỗ tiện hình nậm. Đàn bầu không chỉ là một nhạc cụ, mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho người chơi. Âm thanh ấm áp và lãng mạn của nó làm cho đàn bầu trở thành một phần quan trọng trong dàn nhạc truyền thống Việt Nam.
Đàn bầu mang đậm nét văn hóa, là biểu tượng của âm nhạc Việt Nam
Đàn bầu, hòa mình trong hồn âm nhạc Việt
Đàn nhị hay đàn cò, là biểu tượng của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Cấu tạo gồm năm phần: cần đàn, thùng đàn, thủ đàn, ngựa đàn và dây đàn. Âm thanh của đàn nhị là hòa quyện, trong sáng và đậm chất truyền thống.
Đàn nhị Việt Nam là điểm nhấn trong các dàn nhạc truyền thống như nhã nhạc, phường bát âm, chầu văn, chèo, tuồng, cải lương. Kỹ thuật diễn tấu đa dạng, từ những ngón vuốt nhẹ nhàng đến những âm thanh rộn ràng. Ngày nay, đàn nhị vẫn là lựa chọn tuyệt vời cho những tác phẩm âm nhạc đầy cảm xúc.
Âm thanh đặc trưng của Đàn nhị Việt Nam
Đàn nhị, dấu ấn âm nhạc truyền thống
Từ xưa đến nay, sáo trúc đã trở thành người bạn thân thiết, là biểu tượng của văn hóa và tinh thần Việt Nam. Sáo được chế tác từ trúc hoặc tre, với chiều dài khoảng 1.5cm và đường kính 30cm. Thân ống được khéo léo khoét lỗ thổi, được trang bị lưỡi gà và 6 hoặc 10 lỗ bấm.
Sáo trúc là nguồn cảm hứng vô tận, biểu tượng cho vẻ đẹp thanh nhã của đồng quê Việt Nam. Âm thanh của sáo trúc, tươi tắn và trong sáng, có khả năng truyền đạt đa dạng cảm xúc. Sáo trúc có thể tỏa sáng khi diễn độc tấu hoặc hòa mình vào các dàn nhạc đa dạng như cổ truyền, giao hưởng, và thậm chí là nhạc nhẹ.
Sáo trúc là biểu tượng văn hóa, tinh thần của Việt Nam
Sáo trúc
Khèn là một trong những nhạc cụ độc đáo, thuộc bộ hơi, có cấu trúc phức tạp với nhiều ống trúc xếp cạnh nhau. Một đầu cắm xuyên qua bầu đàn hình bắp chuối tạo ra hộp cộng hưởng đặc biệt. Khèn không chỉ là nguồn âm nhạc mà còn là biểu tượng văn hóa quan trọng đối với các dân tộc Thái, Mường, H'Mông, nơi mà tiếng khèn thường được sử dụng trong những cảnh giao duyên và hát chèo.
Khèn H'Mông thường có 6 ống, còn khèn Thái thường có 12 ống được sắp xếp thành 2 hàng, được biết đến là khèn bè. Khèn bè không chỉ có âm thanh mảnh mai và giòn, mà mỗi ống còn phát ra một âm sắc đặc trưng. Bên trong mỗi ống, có lưỡi gà được chế tạo từ đồng hoặc bạc giúp tạo nên âm thanh độc đáo. Khèn bè là một nhạc cụ đa thanh, với âm vực rộng khoảng 1.5 quãng 8, tạo nên những giai điệu kéo dài và sâu sắc.
Khèn là biểu tượng âm nhạc quen thuộc đối với cộng đồng các dân tộc Thái, Mường, H'Mông,...
Khèn
Đàn tam thập lục có thiết kế độc đáo với mặt đàn hình thang cân làm từ gỗ nhẹ và xốp. Cầu đàn và thành đàn được chế tác từ gỗ cứng. Cần đàn bên trái có 36 móc để gắn dây, còn cần đàn bên phải có 36 trục để điều chỉnh dây. Dây đàn được làm từ kim loại, trong khi que đàn được làm từ hai thanh tre mảnh. Độ rộng của âm vực tam thập lục khá đa dạng, khoảng gần 4 bát độ.
Nghệ sĩ chơi đàn sử dụng hai que tre mảnh để gõ lên dây đàn, tạo ra âm thanh độc đáo. Đàn tam thập lục đóng vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo và cải lương. Nó có khả năng đệm hát, độc tấu và tham gia vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Đàn tam thập lục đóng vai trò quan trọng trong các dàn nhạc ở sân khấu chèo, cải lương
Đàn tam thập lục
Đàn T'Rưng là một trong những nhạc cụ độc đáo thuộc họ tự thân vang ở Tây Nguyên. Trong truyền thống dân gian, đàn T'Rưng thường có từ 5 - 7 ống lồ ô với chiều dài khác nhau. Còn trong phiên bản chuyên nghiệp, đàn có khoảng 12 - 16 ống xếp thành hàng trên khung đàn. Các ống này được kết nối bằng hai sợi dây chạy song song, tạo nên câu đàn độc đáo.
Khi chơi đàn, người chơi sử dụng hai chiếc dùi bọc vải để gõ lên các ống, tạo ra âm thanh đặc trưng. Đàn T'Rưng có âm vực rộng gần 3 quãng 8, có khả năng tạo ra cả âm đồng âm lẫn âm chồng. Âm thanh của đàn mang đến sự độc đáo với những nốt nhạc phong phú, từ những ống to và dài phát ra âm trầm đến những ống nhỏ và ngắn phát ra âm cao.
Đàn T'Rưng thuộc họ nhạc cụ tự thân vang ở Tây Nguyên
Đàn T'Rưng
Là một trong những nhạc cụ đặc trưng thuộc họ tự thân vang, cồng chiêng đã xuất hiện từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Những chiếc cồng chiêng được đúc từ hợp kim đồng pha thiếc và chì, với loại có núm được gọi là Cồng và loại không có núm gọi là Chiêng. Âm thanh của cồng chiêng phụ thuộc vào kích thước, càng lớn tiếng càng trầm và càng nhỏ tiếng càng cao.
Cồng chiêng không chỉ là một nhạc cụ mà còn là một biểu tượng, gắn liền với âm nhạc của hầu hết các dân tộc Việt Nam. Tại Tây Nguyên, âm nhạc cồng chiêng không chỉ là một phần của cuộc sống hàng ngày mà còn là một giá trị nghệ thuật quan trọng, được khẳng định trong đời sống văn hóa xã hội.
Âm nhạc của hầu hết các dân tộc Việt Nam không thể thiếu tiếng của cồng chiêng
Cồng chiêng
Đàn gáo, hay còn được biết đến với tên gọi đàn hồ, là một nhạc khí cung vĩ phát triển từ đàn nhị. Dài hơn, lớn hơn đàn nhị, nhưng vẫn giữ được sự tương đồng trong các đặc điểm. Âm thanh của đàn gáo trầm, đầy đặn và rộng lớn, mang lại cảm xúc sâu sắc. Được sử dụng phổ biến trong dàn nhạc nhã nhạc, sân khấu chèo, tuồng, và phường bát âm. Đàn gáo đóng vai trò quan trọng trong hát Xẩm, đồng thời là người bạn đồng hành không thể thiếu trong các dàn nhạc sân khấu cải lương, cổ truyền.
Đàn gáo là loại nhạc khí cung vĩ phát triển từ đàn nhị
Đàn gáo
Hòa nhạc từ Đá - bản giao hưởng cổ đại của Việt Nam. Mỗi thanh đá mang đặc điểm và hình dáng riêng, được tạo ra bằng cách gõ một cách tự nhiên. Đá lớn, dày tạo âm trầm, đá nhỏ, mỏng tạo âm cao. Chất liệu là những loại đá có ở vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Những tấm đá vô tri, vô giác được chế tác thành những bản nhạc độc đáo. Từ những thanh đá đó, tiếng nhạc của đại ngàn Tây Nguyên vẫn vang mãi đến ngày nay. Âm thanh của đàn như làn hồn của núi rừng, thay cho câu chuyện, là nguồn an ủi trong niềm vui và buồn trong cuộc sống.
Hòa nhạc từ Đá - Sự giao thoa của âm thanh và nghệ thuật
Âm thanh từ Đàn đá
Hòa âm Song Loan (hay còn được biết đến với tên gọi khác như song lang, song lan) là một loại nhạc cụ thuộc dạng mõ, được tạo nên từ gỗ chắc chắn và có hình dáng tròn phẳng. Khi gõ vào thân của Song Loan, âm thanh 'Cốp Cốp' bắt đầu lan tỏa. Trong dàn nhạc sân khấu Cải Lương, Hòa âm Song Loan đóng vai trò quan trọng, giữ cho các nhạc cụ khác duy trì nhịp điệu của họ.
Khi sử dụng song loan, người chơi có thể sử dụng tay hoặc chân để gõ vào dùi, dùi này đập vào song lang tạo ra âm thanh. Âm thanh của Song Loan với độ tinh tế đặc trưng, âm cao và rộng, vang xa mà không cần sử dụng hệ thống khuếch đại, người nghe có thể dễ dàng cảm nhận hơn so với các nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử - cải lương. Tần số âm thanh lớn, theo đánh giá của một chuyên gia vật lý, đạt khoảng trên 3.000 MHz.
Âm thanh độc đáo của Song Loan - hòa mình trong thế giới của mõ
Đẳng cấp âm nhạc: Song Loan
Vô đề cầm - biểu tượng âm nhạc Việt Nam với 3 dây, cán cầm dài và thùng âm có lỗ lớn phía sau. Là nhạc cụ dân tộc truyền thống độc đáo của người Việt, không chỉ nổi bật với hình dáng và âm thanh, mà còn hòa mình tinh tế trong bản hòa âm ca trù nổi tiếng. Vô đề cầm thường xuất hiện trong các diễn đàn hát ca trù và hát ả đào, kết hợp với phách và trống đế.
Vô đề cầm bao gồm 4 phần chính: Bầu đàn, cần đàn, đầu đàn, dây đàn. Âm thanh của Vô đề cầm có phạm vi rộng hơn 2 quãng tám, mang đến âm sắc đặc trưng như đàn tranh geomungo của Triều Tiên, ấm áp dịu dàng và có khả năng diễn đạt tình cảm sâu sắc. Đàn có 7 cung chia đều, giúp nghệ sĩ chuyển động giữa âm cao và âm thấp mà không cần điều chỉnh dây.
Vô đề cầm - Ngôn ngữ âm nhạc của Việt Nam
Âm hưởng của Vô đề cầm
Âm hưởng Đàn Tranh - một biểu tượng đặc biệt trong dòng nhạc truyền thống Việt Nam. Nó xuất phát từ Trung Quốc nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền âm nhạc Việt Nam, thường được ưa chuộng trong các sự kiện lễ hội và biểu diễn nghệ thuật.
Âm hưởng Đàn Tranh có hình dáng giống như cây đàn cầm, nhưng nhỏ gọn và với số dây ít hơn. Thông thường, có từ 16 đến 25 dây, sắp xếp thành các hàng song song trên mặt trên. Dây đàn thường được làm từ kim loại như đồng hoặc nhôm, được căng chặt trên từng móc đinh để tạo âm thanh sắc nét. Kỹ thuật chơi Đàn Tranh đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo. Người chơi sử dụng ngón tay nhẹ nhàng lướt qua các dây đàn, tạo ra những giai điệu, âm giai và trầm ấm. Âm thanh của Âm hưởng Đàn Tranh thường mang đến không khí lãng mạn và thư thái, nhưng cũng có thể thể hiện được những giai điệu nhanh và sôi động.
Âm hưởng Đàn Tranh
Đàn Tranh - hình dáng như cây đàn cầm nhưng đặc biệt
Âm đạo Sênh Tiền - nhạc cụ gõ độc đáo, đã góp mặt trong văn hóa Việt từ hàng trăm năm trở lại đây. Tên gọi cổ của nó là phách sâu tiền hay phách quán tiền, hay còn được biết đến với tên gọi khác là sinh tiền. Nhìn chung, đây là một loại sênh kết hợp với những đồng tiền, do đó được gọi là Âm đạo Sênh Tiền. Nó thường xuất hiện trong dàn nhạc cung đình, chầu văn, ca Huế, bát âm, hát sắc bùa và hát ả đào... Được sử dụng để hòa tấu, giữ nhịp hoặc làm đạo cụ múa.
Trong buổi biểu diễn, người chơi sử dụng 2 đến 3 ngón tay phải kẹp vào giữa 2 mặt của con dao, tay trái cầm 2 thanh có dây nối. Bốn ngón còn lại đỡ thanh dưới. Khi rập và mở 2 thanh này, âm thanh phát ra từ cả âm sắc của sênh và âm đồng tiền. Tay phải điệu nghệ như khi múa, cầm con dao quẹt cạnh răng cưa vào 2 bên cạnh của hai thanh kia hoặc quẹt đi quẹt lại 2 đầu của con dao vào mặt hàng răng cưa của thanh trên, tạo ra âm thanh sột soạt đặc trưng.
Âm điệu Sênh Tiền - biểu tượng gõ nhạc độc đáo
Vũ trụ âm thanh: Sênh tiền
Âm hưởng của Đàn Nguyệt - biểu tượng của âm nhạc truyền thống Việt Nam, không chỉ với hình dáng độc đáo mà còn mang đến âm thanh đặc trưng và tinh tế. Đàn Nguyệt hình như chiếc mặt trăng cong vút, thân đàn chế tác từ gỗ, mặt trên làm từ da động vật. Đàn có hai dây căng chặt qua cầu đàn, kết nối với bộ điều chỉnh dây. Người chơi sử dụng que gỗ chọc vào dây và cùng một tay trải ngón tay để tạo ra âm thanh.
Cách chơi Âm hưởng của Đàn Nguyệt đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế từ người chơi. Bằng cách điều chỉnh ngón tay và cách chọc dây, người chơi tạo ra những giai điệu và âm thanh độc đáo. Âm thanh của Đàn Nguyệt thường trầm ấm và lãng mạn, gợi lên cảm xúc tình cảm và sâu lắng. Đàn Nguyệt thường xuất hiện trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, đặc biệt là trong những bài hát dân ca và nhạc cổ truyền. Nó cũng được ưa chuộng trong các biểu diễn nghệ thuật và cung đình. Với âm thanh đặc trưng và khả năng thể hiện sự tình cảm, Âm hưởng của Đàn Nguyệt tạo nên một màu sắc âm nhạc độc đáo và quyến rũ.
Âm hưởng của Đàn Nguyệt
Âm hưởng của Đàn Nguyệt thường góp mặt trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, đặc biệt là trong những bài hát dân ca và nhạc cổ truyền
Rừng Nhịp Trống Cơm - loại nhạc cụ độc đáo và đặc biệt của Việt Nam. Có hình dạng giống như cái chảo nhỏ, được chế tác từ vật liệu kim loại như đồng, đồng thau hoặc sắt. Mặt trên phẳng và cạnh cong nhẹ tạo nên âm thanh đặc trưng khi bị đánh.
Để thổi hồn vào rừng nhịp trống cơm, người chơi sử dụng cặp ba-lô gắn trên ngón tay để nhịp nhàng đánh vào mặt trống. Có thể tạo ra âm thanh đa dạng bằng cách điều chỉnh cường độ và vị trí đánh trên mặt trống. Âm thanh của rừng nhịp trống cơm thường rộn ràng, vui tươi và sôi động, thường xuất hiện trong các buổi biểu diễn nhạc cổ truyền, lễ hội và sự kiện văn hóa. Không chỉ đóng vai trò trong âm nhạc truyền thống, rừng nhịp trống cơm còn góp phần làm phong phú và đa dạng hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Rừng Nhịp Trống Cơm
Nhịp Rộn Trống Cơm không chỉ thăng hoa trong âm nhạc truyền thống mà còn lẫn mình trong dòng nhạc dân ca, hò đồng quê và những tác phẩm nghệ thuật độc đáo khác
Trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là:
- Hắn vừa đi vừa chửi … cũng không ai biết…
- Hắn về lớp này trông khác hẳn … trông gớm chết.
- Họ bảo nhau … Ồ hắn kêu!
- Chỉ biết rằng thị … mang ra cho Chí Phèo.
- Hắn tự hỏi rồi tự trả lời … chỉ gây kẻ thù.
Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới”. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách. Chính phủ liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.
Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống. Ý thức học tập tích cực chính là động lực đưa con người đến thành công.
Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Sự yếu kém này không phải là lượng tri thức tiếp thụ ít mà là mức độ quan tâm đến vấn đề học tập. Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân.
Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành quen thuộc. Học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học. Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học. Họ thấy việc học rất nhàm chán. Đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
Nhiều học sinh mơ hồ trong việc xác định mục đích của việc học. Họ không biết học để làm gì? Nhiều học sinh không tìm thấy động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập. Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp. Học để lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
Học sinh vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học. Các trường hợp mất trật tự gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao. Không những thế, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.
Bạo lực học đường ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường. Tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày. Trong đó, hơn 5.000 học sinh xảy ra một vụ đánh nhau. Đã có khoảng 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì tội đánh nhau…
Nguyên nhân của việc học sinh đánh nhau hay nạn bạo lực học đường có thể xuất phát từ nhiều lí do. Có thể do mâu thuẫn, hiềm khích hay những lí do nhỏ nhặt khác. Song điều đó phản ánh sự xuống cấp trầm trọng của nền tảng đạo đức, thái độ, lối sống và ý thức học tập yếu kém của học sinh.
Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Các giá trị mới phù hợp với thời đại chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng. Họ lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng là mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nên nghĩa.
Các phương tiện giải trí ngày càng chiếm lĩnh nhiều hơn thời gian của học sinh. Việc sa đà vào mạng xã hội, game,… khiến cho học sinh lơ là việc học tập. Sự xâm nhập của các trào lưu lệch lạc phá hỏng niềm đam mê học tập. Đặc biệt là tâm lí xã hội về vai trò của học tập. Những bất công trong xã hội khiến cho nhiều học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công.
Suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường họ, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
Một vài giáo viên suy thoái nhân cách khiến học sinh mất niềm tin vào trường học. Học sinh không còn yêu mến môn học. Việc học tập trở nên căng thẳng, đáng sợ.
Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh. Điều đó khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường. Việc giáo dục nhân cách cho học sinh chưa thực sự được chú trọng.
Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động. Học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến giờ học nhàm chán. Hiện tượng học chay, học vẹt làm học sinh chán nản, buông bỏ việc học.
Vấn đề hỗ trợ tâm lí cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ. Sự khủng hoảng tâm lí lứa tuổi khiến các em bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không có động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn niềm vui và hứng thú nữa.
Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém. Chất lượng giáo dục cũng ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mất ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.
Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao trong trường học. Bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội. Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó ngày càng phổ biến. Tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng. Xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.
Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học. Khi được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất sẽ cải thiện được chất lượng nguồn lực lao động. Giáo dục phát triển, con người có học thức, tệ nạn xã hội sẽ giảm. Họ đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa. Lấy thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, có tính giáo dục cao thu hút học sinh.
Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.
Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang có sự thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm. Bởi vậy, học sinh thường có hành động bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân. Từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.
Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ. Học sinh biết hướng đến lý tưởng cao đẹp, hoài bão lớn lao.
Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhở, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ. Lấy học tập tích cực làm mục đích phấn đấu. Tạo niềm vui trong học tập để bản thân ngày càng tiến bộ hơn.
Không học tập thì không trở thành người tốt. Không phấn đấu sẽ không có thành công trong cuộc sống. Một người vô học sẽ bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc. Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối. Họ sẵn sàng dùng tiền để mua chuộc, tham nhũng, hối lộ để có lợi ích. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công. Chỉ có tri thức mới giúp ta tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.
nhầm