Cô Hồng Minh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Cô Hồng Minh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em về cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ ở phần Đọc hiểu. 

           Bài thơ " Bến đò ngày mưa" trích trong " Thi nhân Việt Nam" đã để lại trong lòng người đọc những rung cảm sâu sắc về chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ xoay quanh bức tranh bến đò ngày mưa. Trước hết, bài thơ xoay quanh chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện bằng cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn, cô đơn trước cảnh bến đò ngày mưa vắng vẻ. Qua các dòng thơ, khung cảnh thiên nhiên nơi bến đò hiện lên thật rõ nét. Vạn vật dường như bị cơn mưa dập vùi, không còn sức sống, gợi sự xơ xác, ảm đạm "tre rũ rượi", "chuối bơ phờ", "dòng sông trôi ào ạt". Trên bến chỉ còn lại một mình con thuyền nhỏ bé, trơ vơ.Ở những khổ thơ tiếp theo, bức tranh bến đò ngày mưa có thêm sự xuất hiện của hình bóng con người nhưng càng khiến khung cảnh thêm buồn hiu hắt: "Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo/Vài quán hàng không khách đứng xo ro./Một bác lái ghé buồm vào hút điếu,Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.". Những từ láy " lạnh lẽo", "xo ro", "sù sụ", "họa hoằn"  đã khắc họa và làm nổi bật không gian vắng vẻ của thiên nhiên. Thật xót xa và buồn biết mấy. Tóm lại, qua cảm hứng chủ đạo và chủ đề, bài thơ " Bến đò ngày mưa" đã thực sự làm rung động trái tim biết bao đọc giả và từ đó gửi gắm thông điệp về tình yêu với quê hương xứ sở.

Câu 2: 

        "Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi" là những câu thơ quen thuộc, gợi nhắc mỗi chúng ta nghĩ đến tình cảm dành cho quê hương, đất nước. Đối với mỗi chúng ta, khi nhắc tới quê hương, dường như ta lại cảm thấy gần gũi, thân thương và tự hào biết mấy. Chính vì vậy, quê hương luôn có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời của mỗi con người. 

         Trước hết, quê hương là cội nguồn, nhắc ta nhớ tới gốc gác, nguồn cội của mình. Đó là nơi ta sinh ra, lớn lên; là nơi có ngôi nhà thân thuộc, có những người thân, có biết bao kỉ niệm tuổi thơ. Đó là nơi dù đi đâu xa ta cũng luôn hướng về. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết " Quê hương là gì hở mẹ/ Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều". Điều này chứng tỏ vị trí thiêng liêng , không thể thay thế của quê hương trong trái tim ta. 

          Quê hương còn là nơi nuôi dưỡng chúng ta từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành. Quê hương có ông bà, bố mẹ, anh chị. Đó là những người thân đã dạy ta những bài học đầu đời. Chúng ta nhớ những câu chuyện, những bài học từ lời ru của bà, của mẹ từ những lời khuyên bảo của cha, từ sự yêu thương đùm bọc của anh chị. Không qian quê hương đã bồi đặp tâm hồn, cho ta những kỉ niệm tuổi thơ thật khó quên. Nhà thơ Tế Hanh dù đi quê nhưng luôn nhớ về hình ảnh làng chài cùng mùi mặn mòi biển khơi và hình ảnh cánh buồm, con thuyền. Hay nhà thơ Bằng Việt học ở nước ngoài xa xôi nhưng vẫn chẳng bao giờ quên hình ảnh bà và bếp lửa.

           Ngoài ra, quê hương còn tạo điểm tựa cho chúng ta vươn tới thành công hay là bến đỗ bình yên để ta trở về. Từ không gian của làng quê bình dị, biết bao con người đã trưởng thành bay cao và bay xa. Rồi cũng có lúc ta vâp ngã, sai lầm, quê hương lại chờ đón ta với bao tình cảm thân thương nhất. Chắc hẳn chúng ta không bao giờ quên, hình ảnh vùng quê miền núi nghèo, thiếu thốn nhưng đã hun đúc nên những người con giàu ý chí, nghị lực, luôn mang niềm tự hào về quê hương trong bài Nói với con của Y Phương. 

          Quê hương có ý nghĩa là thế nhưng hiện nay cũng có một bộ phận nhỏ chưa nhận ra ý nghĩa của quê hương. Họ chê quê hương ngèo khó, lam lũ, không muốn nhận quê hương, muốn lãng quên gốc gác. Thậm chí nhiều người quay lưng, từ bỏ quê hương của mình. Đây là một hiện tượng đáng buồn, đáng lên án. Lâu dần, những con người lãng quên quê hương sẽ không thể có tâm hồn đẹp. 

         Vậy làm thế nào để quê hương luôn có ý nghĩa, vai trò quan trọng với con người? Đầu tiên, chúng ta hãy luôn hiểu, yêu và gắn bó với quê hương dù ở bất cứ nơi đâu. Bên cạnh đó, ta có thể góp phần dựng xây, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp. Với bản thân mình là những học sinh, chúng ta cần cố gắng học tập, rèn luyện để trưởng thành và quay lại dựng xây quê hương.

         Tóm lại, với mỗi con người, quê hương thực sự có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chúng ta hãy luôn đặt một vị trí đặt biệt trog trái tim dành cho quê hương. Hãy bắt đầu tình yêu quê hương từ những điều thân thuộc và giản dị nhất . "Dù bạn ở đâu trên thế giới, quê hương cũng luôn bên bạn".

         

Câu 1: Thể thơ của bài thơ trên là thể thơ tám chữ.

Câu 2: Đề tài của bài thơ này là khung cảnh thiên nhiên ngày mưa.

Câu 3: Một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là biện pháp nhân hóa " Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa". 

- Tác dung:

+ Gợi hình ảnh cây chuối trong cơn mưa nơi bến đò vắng bơ phờ, dầm mưa.

+ Thể hiện cảm xúc buồn, ảm đạm, đìu hiu, vắng vẻ

+ Tăng hiệu quả diễn đạt, làm hình ảnh thơ sinh động, gần gũi, gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu nhẹ nhành, uyển chuyển, giọng điệu sâu lắng và gây ấn tượng cho người đọc, người nghe.

Câu 4: Bức tranh bến đò ngày mưa được tác giả miêu tả qua những hình ảnh: Tre rũ rợi ven bờ ,Chuối bơ phờ đầu bến
,dòng sông trôi rào rạt, con thuyền cắm lại đậu trơ vơ, Vài quán hàng không khách ,Một bác lái ghé, buồm vào hút điếu, bà hàng sù sụ sặc hơi, ho, người đến chợ,  một con thuyền ghé chở.
 Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về bến đò quê ngày mưa vắng khách, ảm đạm, hiu hắt, gợi nỗi buồn, cô đơn, xót xa.

Câu 5. Qua bức tranh bến đò ngày mưa, bài thơ đã gợi lên tâm trạng, cảm xúc buồn bã, xót xa trước khung cảnh thiên nhiên.