Bùi Tiến Hưng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Bùi Tiến Hưng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1

bài làm:

Trong đoạn trích "Vụ mất tích kỳ lạ", nhân vật Windibank được miêu tả là một người đàn ông có vẻ ngoài lịch sự và trang nhã. Tuy nhiên, qua lời kể của Sherlock Holmes, ta có thể thấy được sự giả tạo và xảo quyệt của Windibank. Windibank được miêu tả là một người đàn ông có "mặt tròn, râu quai nón, và đôi mắt sáng tinh anh". Tuy nhiên, Holmes lại nhận xét rằng "anh ta có một cái nhìn rất giả tạo". Điều này cho thấy rằng Windibank đang cố gắng che giấu một điều gì đó. Qua hành động và lời nói của Windibank, ta có thể thấy được sự xảo quyệt và tính toán của anh ta. Anh ta cố gắng tạo ra một ấn tượng tốt đẹp về bản thân, nhưng thực chất lại đang che giấu một bí mật. Tóm lại, nhân vật Windibank trong đoạn trích "Vụ mất tích kỳ lạ" là một người đàn ông giả tạo và xảo quyệt. Qua lời kể của Sherlock Holmes, ta có thể thấy được sự tính toán và che giấu của Windibank, khiến cho nhân vật này trở nên thú vị và phức tạp.

câu 2:

bài làm:

Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay là một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, và họ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Thế hệ trẻ cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc và quê hương. Họ cần phải học tập, lao động và cống hiến để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải có tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng mềm để có thể cạnh tranh và thành công trong môi trường quốc tế ¹. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, thế hệ trẻ cần phải có kiến thức và hiểu biết về các vấn đề quốc tế, cũng như có khả năng giao tiếp và hợp tác với các quốc gia khác. Họ cần phải có tư duy toàn cầu và có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong môi trường quốc tế. Tuy nhiên, thế hệ trẻ cũng đang đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Họ cần phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường lao động, cũng như cần phải thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và xã hội. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải đối mặt với các vấn đề xã hội như nghèo đói, bất công và môi trường bị ô nhiễm. Để vượt qua các thách thức và khó khăn này, thế hệ trẻ cần phải có sự hỗ trợ và hướng dẫn từ các thế hệ đi trước. Họ cần phải có cơ hội để học tập, lao động và cống hiến, cũng như cần phải có môi trường an toàn và hỗ trợ để phát triển và thành công. Tóm lại, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay là rất quan trọng và cấp thiết. Họ cần phải có ý thức và trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc và quê hương, cũng như cần phải có kiến thức, kỹ năng và tư duy sáng tạo để có thể cạnh tranh và thành công trong môi trường quốc tế.

câu 1: 

-Thể loại truyện truyền kì

câu 2:

-Nhân vật:Hôm, Oát-xơn, Me-ri, mẹ Me-ri, Uyn-đi-banh

-Nhân vật chính: Hôm và Uyn-đi-banh

câu 3:

-ông Hosmer Angel mất tích

câu 4:

- Me-ri đã viết gì đó trước khi ra khỏi nhà

- Găng tay bị thủng ở ngón tay trỏ

- Hai găng tay và các ngón tay đều dính mực tím

- Cái máy chữ

câu 5:

- Các đặc điểm nổi bật ở thám tử Hosmer.

+ Có tài quan sát: về bức thư: chữ “e” đều có những vết nhòe nhỏ, và tất cả những chữ “t” đều có dấu gạch ngang không được rõ.

+ Khả năng suy luận: lá thư đó đều được đánh máy, địa chỉ mơ hồ; Cha dượng là người hưởng lợi; Giọng nói, kính, tóc ...ngụy tạo để tìm ra sự thật: Windibank chính là Hosmer.

+ Hành động mau lẹ, quyết liệt: - Chắc chắn là như thế? - Holmes đáp, vừa lẹ làng đứng lên khoá trái cửa lại - Ông nên biết rằng tôi đã bắt được Hosmer rồi.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa nhân vật sinh động, cuốn hút hành động, lời nói... đối thoại, nhận xét của nhân vật phụ. Làm nổi bật tài nắng quan sát và suy luận. Đây là một yêu cầu nghiêm ngặt của truyện trinh thám.

Ai đó đã từng nói: "Truyện cổ tích là thế giới hiện thực biết ước mơ". Vâng, truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung là tiếng nói, là nỗi niềm, tiếng lòng của người bình dân trong xã hội cũ. Song những tiếng lòng ấy không hề ủy mị, không hề mềm yếu dẫu rằng nó được cất lên trong bùn đen cơ cực. "Tấm Cám" là một truyện cổ tích thể hiện rõ niềm lạc quan, niềm tin của nhân dân lao động. Tấm là nhân vật chính trong truyện hiện lên với số phận bất hạnh nhưng ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn.

"Tấm Cám" là một truyện cổ tích thần kỳ. Truyện kể về cuộc đời số phận của Tấm - cô gái mồ côi, bất hạnh nhưng có phẩm chất tốt đẹp, trải qua nhiều gian nan cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Thông qua số phận bất hạnh của Tấm, nhân dân gửi gắm ước mơ, khát vọng lí tưởng xã hội của mình về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác.

Tấm là một cô gái có số phận bất hạnh. Tấm mồ côi từ nhỏ: "Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám". Tác giả dân gian đã đưa người đọc đến với số phận rất quen thuộc trong truyện cổ tích: đó là người mồ côi. Ở với dì ghẻ, Tấm phải sống một cuộc sống khổ cực, bị mẹ con Cám hành hạ. Tấm phải làm lụng suốt ngày đêm trong khi Cám thì thảnh thơi. Đâu chỉ có thế, Tấm còn bị Cám lừa lấy mất giỏ cá. Mất giỏ cá là Tấm mất đi phần thưởng của dì, mất đi cái yếm đẹp, mất đi tình yêu thương mà Tấm khao khát có được. Không chỉ có vậy, khi chỉ còn con cá bống bầu bạn, Tấm cũng bị mẹ con Cám bắt lấy và giết thịt. Cuộc đời Tấm dường như bị bủa vây trong sự hãm hại. Bống là con cá duy nhất còn sót lại trong giỏ cá. Bị lấy mất cá là Tấm mất đi người bạn ngày ngày tâm sự, sẻ chia, mất một niềm an ủi cuối cùng. Tấm là hiện thân của một cuộc đời đày đoạ, tước đoạt, một hình ảnh tiêu biểu cho những số phận thấp cổ bé họng, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội phân chia giai cấp. Bởi vậy tiếng khóc tội nghiệp của Tấm mỗi khi bị chèn ép, áp bức có sức lay động mỗi trái tim nhân hậu, khơi dậy niềm cảm thông chia sẻ ở mọi người.

Nhờ Bụt, Tấm từ một cô gái mồ côi đã trở thành hoàng hậu. Bụt xuất hiện mỗi khi Tấm khóc, buồn tủi cần sự an ủi, giúp đỡ. Tấm bị mất chiếc yếm đỏ, Bụt cho hi vọng là con cá bống. Tấm bị mất cá bống, Bụt lại cho hi vọng. Tấm không được đi xem hội, Bụt cho một cho đàn chim sẻ đến giúp để đi hội làng gặp nhà vua. Lúc đi hội, Tấm làm rơi giày. Chính chiếc giày giúp Tấm gặp lại được vua trở thành hoàng hậu. Đó chính là ước mơ của người xưa về một sự đổi đời trở thành hoàng hậu, bước lên ngôi vị tối cao, là ước mơ, khát vọng lớn lao của người dân bị đè nén, áp bức. Hạnh phúc ấy chỉ dành cho những con người hiền lành, lương thiện.

Tấm là một con người sẵn sàng đấu tranh để giành lại hạnh phúc cho chính mình. Thông qua các cuộc đấu tranh của Tấm, nhân dân lao động gửi gắm niềm tin, ước muốn về khát khao đổi đời,về cuộc chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Tấm phải nhiều lần hóa thân: Tấm bị giết hóa thành chim Vàng Anh, Vàng Anh bị giết mọc lên cây xoan đào, xoan đào bị chặt, Tấm hóa khung cửi, khung cửi bị đốt, Tấm hóa quả thị, từ quả thị Tấm bước ra làm người. Cuộc đấu tranh giành lại quyền sống của Tấm là vô cùng gian nan, quyết liệt, không khoan nhượng. Cuộc đấu tranh cho thấy cái ác luôn hiện hữu, luôn xuất hiện đầy ắp hành hạ cái thiện. Khi Tấm trở thành hoàng hậu, mẹ con Cám vẫn đeo bám tiêu diệt Tấm tới cùng. Sự đày đoạ của Tấm đã đến tận cùng, bị tước đoạt cả hạnh phúc lẫn tính mạng.

Lần hóa thân cuối cùng, cô Tấm bước ra làm người đã gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc. Có lẽ hạnh phúc nơi trần thế mới là hạnh phúc đích thực và đáng trân trọng. Hạnh phúc giữa cuộc sống đời thực, được bên cạnh những người mình thương yêu. Đặc biệt, để có được hạnh phúc ấy, Tấm đã phải đấu tranh rất nhiều lần. Nếu như lúc trước lúc khó khăn, đau khổ, Tấm có Bụt hiện ra giúp đỡ thì lúc này đây, Tấm chủ động đấu tranh giành lấy hạnh phúc cho mình. Gửi hồn mình vào chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị,... sau bao lần hóa thân, bị hãm hại, Tấm trở lại làm người. Tấm lại trở về là Tấm - một hoàng hậu xinh đẹp. Nhưng hạnh phúc sẽ chẳng bền lâu khi cái ác chưa bị diệt trừ tận gốc. Tấm tự tay trừng trị mẹ con Cám, để mẹ con cám phải nhận cái kết thích đáng. Nhân dân đã đứng về phía Tấm, công lý đứng về phía Tấm, hạnh phúc lại trở về bên cô Tấm nết na.

"Tấm Cám" là một truyện cổ tích mà ở đó mà không hề thấy người nông dân bi quan. Cái hiện thực với xã hội bất công vẫn cứ hiện ra thông qua số phận của nhân vật Tấm nhưng cũng qua nhân vật Tấm, nhân dân gửi gắm những ước mơ, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, được thể hiện bằng cốt truyện chặt chẽ, có sự tham gia của các yếu tố thần kì tạo hấp dẫn cho truyện. Thông qua nhân vật Tấm, người đọc hiểu được những ước mơ, khát vọng mà nhân dân gửi gắm, ta thấy được sự đấu tranh của tầng lớp thấp cổ bé họng trong xã hội xưa.

Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, văn học dân gian đã và mãi có chỗ đứng trong lòng bạn đọc và có giá trị sâu sắc trong kho tàng văn học Việt Nam nói chung. Bởi thông qua văn học dân gian, người đọc hiểu được đời sống cũng như tâm tư tình cảm người nông dân xưa, càng thêm trân trọng hơn kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng "thợ mộc" của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.

Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.

Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn