

Vũ Minh Quân
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1.
Văn bản trên thuộc kiểu văn bản: Nghị luận.
Câu 2.
Vấn đề được đề cập đến trong văn bản là : Thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ viết dân tộc) khi hội nhập quốc tế, mở cửa giao lưu với nước ngoài.
Câu 3.
*Lí lẽ và bằng chứng tác giả đưa ra để làm sáng tỏ luận điểm:
-Ở Hàn Quốc:
-Quảng cáo chữ nước ngoài (tiếng Anh) nếu có thì nhỏ hơn và đặt dưới chữ Hàn Quốc.
-Các bảng hiệu khắp nơi đều dùng chữ Hàn Quốc nổi bật.
-Báo chí xuất bản chủ yếu bằng tiếng Hàn, không lạm dụng tiếng nước ngoài.
-Ở Việt Nam:
-Một số thành phố, bảng hiệu cơ sở dùng tiếng Anh to hơn tiếng Việt, gây cảm giác như đang ở nước ngoài.
-Nhiều tờ báo trong nước tóm tắt bài chính bằng tiếng nước ngoài để "oai", làm mất nội dung cho người đọc Việt.
Câu 4.
Một thông tin khách quan và một ý kiến chủ quan trong văn bản:
- Thông tin khách quan:
- "Ở Hàn Quốc, nếu có chữ nước ngoài thì chữ Hàn Quốc luôn được viết to hơn, đặt ở trên."
- Ý kiến chủ quan:
- "Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm."
Câu 5.
Nhận xét về cách lập luận của tác giả:
- Tác giả lập luận sắc sảo, mạch lạc, kết hợp so sánh đối chiếu (Hàn Quốc và Việt Nam) để làm nổi bật vấn đề.
- Cách đưa dẫn chứng cụ thể, thực tế, tạo sức thuyết phục cao.
- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi, vừa phản ánh thực trạng vừa thể hiện sự trăn trở chân thành.