Nguyễn Phương Nga

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Phương Nga
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và bổn phận thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp hằng ngày mà còn là nơi lưu giữ hồn cốt dân tộc, phản ánh tư duy, văn hóa và truyền thống lâu đời của cha ông ta. Trong xã hội hiện đại, với sự du nhập mạnh mẽ của các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh, nhiều bạn trẻ có thói quen sử dụng từ ngữ lai căng, sai chính tả, thậm chí làm biến dạng tiếng Việt. Điều này khiến tiếng Việt bị mai một về giá trị và mất đi sự trong sáng vốn có. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là nói và viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, chọn lọc từ ngữ phù hợp hoàn cảnh, và nhất là có ý thức tôn trọng tiếng mẹ đẻ. Đây không chỉ là cách thể hiện tình yêu đất nước mà còn là cách gìn giữ bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập. Mỗi người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần có trách nhiệm với từng lời ăn tiếng nói của mình.

câu 2 :Bài thơ “Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân” của Phạm Văn Tình là một lời ngợi ca tha thiết, đầy xúc cảm về vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt – thứ ngôn ngữ thiêng liêng, gắn bó máu thịt với mỗi người dân Việt Nam.

Ngay từ những câu thơ đầu, tác giả đã gợi nhắc quá khứ hào hùng của dân tộc qua hình ảnh:

“Tiếng Việt chúng mình có từ thuở xa lăm

Thuở mang gươm mở cõi dựng kinh thành”.

Tiếng Việt hiện lên như một nhân chứng lịch sử, song hành cùng hành trình dựng nước và giữ nước của cha ông. Những hình ảnh như “mở cõi”, “dựng kinh thành”, “tên thần bắn trả” không chỉ gợi nhắc về quá khứ oai hùng mà còn làm nổi bật sự bền bỉ, mạnh mẽ và bất diệt của tiếng Việt.

Không chỉ dừng lại ở giá trị lịch sử, tác giả còn cho thấy vẻ đẹp hiện đại và sức trẻ của tiếng Việt: “trẻ lại trước mùa xuân”. Mùa xuân ở đây không chỉ là thời gian, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tươi mới, hồi sinh, niềm tin vào tương lai. Cách dùng cụm từ “trẻ lại” thể hiện sự tin tưởng rằng tiếng Việt sẽ không hề cũ kỹ hay lạc hậu, mà ngày càng phát triển, giàu sức sống khi đi cùng dân tộc trong thời đại mới.

Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng ngôn từ mộc mạc, gần gũi nhưng giàu hình ảnh và cảm xúc. Giọng thơ hào sảng, tha thiết thể hiện tình yêu sâu đậm đối với tiếng Việt. Việc kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại đã làm nổi bật chủ đề, khiến người đọc thêm yêu và trân trọng tiếng mẹ đẻ.

bài thơ là lời nhắn nhủ đầy xúc động về trách nhiệm giữ gìn và phát huy tiếng Việt – vốn quý của dân tộc – nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

câu 1 : văn bản trên thuộc thể loại văn bản nghị luận

câu 2: vấn đề được đề cập trong văn bản là lòng tự tôn dân tộc , đặc biệt là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa qua ngôn ngữ quốc gia

câu 3: Bằng chứng :+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bẳng hiệu chữ Hàn Quốc

+. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.

Lí lẽ : ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ”, có quan hệ chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. 

Câu 4: Thông tin khách quan:Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên

Ý kiến chủ quan :Phải chăng, đó cũng là thái độ tự trọng của một quốc gia khi mở cửa với bên ngoài, mà ta nên suy ngẫm.

câu 5: Tác giả lập luận rõ ràng, sắc bén, có dẫn chứng cụ thể từ thực tế, kết hợp so sánh và phân tích để nêu bật vấn đề. Cách trình bày logic, gợi suy nghĩ sâu sắc về sự cần thiết của việc hội nhập và mở rộng thông tin quốc tế trong báo chí Việt Nam.