Chẩu Thu An

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Chẩu Thu An
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1

- văn bản trên thuộc thể loại văn bản thông tin

câu 2

- đối tượng đề cập là đô thị cổ Hội An

câu 3

- câu văn trên nói về sự hình thành của Thương cảng Hội An, sự phát triển và suy giảm của thương cản hội an. giúp ta hiểu hơn về lịch sử giá trị của Phố cổ Hội An, từ thịnh hành đến lụi tàn

câu 4

- phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh "phố cổ Hội An" được để trong văn bản

-> giúp cho người đọc dễ dàng hình dung về vẻ đẹp, dung mạo của phố cổ. Làm cho văn bản thêm hấp dẫn và sinh động tạo ra nét đặc trưng riêng

Câu 5

- mục đích: truyền đại thông tin Giúp cho người đọc hiểu hơn về lịch sử, giá trị, sự hình thành và kiến trúc của phố cổ Hội An

- nội dung: văn bản giới thiệu, thuật lại các sự kiện lịch sử, vị trí địa lí, giá trị của phố cổ để được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thể giới



câu 1

Tiếng việt là tài sản quý báu của dân tộc Việt Nam, là cầu nối giữa các thế hệ này với thế hệ khác là biểu tượng cho bản sắc văn hoá đặc trưng riêng của dân tộc Việt Nam. Nhưng hiện nay, tiếng việt đang dần trở nên bị hao mòn. Trong cuộc sống hiện đại, sự hội nhập của đa dạng các văn hoá trên thế giới đang được giới trẻ ưa chuộng và quan tâm. Dẫn đến tiếng việt đang có nguy cơ bị pha tạp và mai một bởi các ngôn ngữ nước ngoài. Hiện nay, có một số bạn trẻ đang chạy theo xu thế của thế giới về việc học ngôn ngữ mới mà quên đi tiếng mẹ đẻ của mình, hay viết tắt, lạm dụng tiếng nước ngoài, dùng từ ngữ không phù hợp, thiếu chuẩn mực,...những hành động đó đang làm mất đi vẻ đẹp vốn có của tiếng việt "tiếng mẹ đẻ" một ngôn ngữ gắn liền với nước Việt Nam bao đời này như là một đứa con tinh thần tượng trưng cho dân tộc Việt. Vậy nên việc giữ gìn ngôn ngữ trong sạch, mỗi người dân Việt Nam cần có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực như nói, viết đúng chính tả, ngữ pháp, tránh lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài hay sử dụng ngôn từ lệch lạc, thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, nhà nước cũng nên ban hành các quy định chặt chẽ về ngôn ngữ trong quảng cáo, sách, phim ảnh,..Việc hội nhập ngôn ngữ từ nước ngoài là không sai nhưng mỗi bạn trẻ cần ý thức rằng không quá lạm dụng chúng mà lai tạp ngôn ngữ, mất tiếng mẹ đẻ của mình. Ngôn ngữ của Việt Nam là một ngôn ngữ quan trọng trong việc chúng minh bản sắc đặc trưng của con người Việt. Vậy nên việc giữ gìn bản sắc riêng " ngôn ngữ" vẫn còn trong sạch là trách nhiệm chung của toàn thể xã hội, người dân Việt Nam.

Câu 2

Bài thơ" tiếng việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình là một khúc ca tự hào, tôn vinh vẻ đẹp bền bỉ, sống động và đầy yêu thương của tiếng mẹ đẻ thân thương . Tác phẩm đã thể hiện niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước qua hình tượng tiếng việt một biểu tượng đặc trưng cho hồn Việt.

Tác giả mở đầu bằng hình ảnh tiếng việt đã xuất hiện từ rất lâu, tiếng việt gắn liền với lịch sử giữ nức và dựng nước của dân tộc ta " dựng cõi kinh thành" , "mũi tên thần bắn trả". Tiếng việt còn được gắn với những truyền thuyết, những dấu ấn cổ xưa của kinh đô cổ loa với khát vọng xây dựng đất nước hùng mạnh của dân tộc. Tiếng việt không đơn thuần chỉ là ngôn ngữ mà còn là nhân chứng cho lịch sử, biểu tượng cho tinh thần, ý chí mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam. Không chỉ ẩn chứa riêng nét đẹp gắn liền trong lịch sử, tác giả đã khéo léo mô tả tiếng việt còn là tiếng ru của mẹ, lời hát ru ấy là âm thanh thân thuộc của quê hương đất nước. Câu thơ " Tiếng việt ngàn năm trong ta là tiếng mẹ/ là em bé bập bẹ hát theo bà" câu thơ này đã gợi lên sự thiêng liêng của tiếng việt, khi sinh ra ta đã được nghe tiếng việt, tiếng việt là tiếng mẹ đẻ trong ta như một lời khẳng định của tác giả về giá trị của tiếng việt. Tiếng việt trở thành một sợi dây kết nối gắn bó giữa bao thế hệ, nuôi dưỡng tâm hồn con người từ tấm bé đến khi trưởng thành. Ở câu thơ này, tiếng việt không còn là cái to lớn , mà tiếng việt ở đây rất giản dị, đời thường nhưng vô cùng sinh động, tác giả đã biến những sự bình dị thành cáci sâu sắc về sự trưởng thành của người việt gắn liền với tiếng việt. Tiếng việt càng về sau càng "trẻ lại" , tác giả đã đưa đời sống hôm nay vào thơ " thiệp gửi tết", "bánh chưng xanh xanh đến tận bây giờ". Qua đó ta thấy tiếng việt là ngôn ngữ không bao giờ già cõi, không bị ép theo khuôn mẫu, mà luôn thích nghi với mọi thời đại. Chính điều đó làm cho tiếng việt "trẻ lại" không lỗi thời, luôn phát triển liên tục.

Không chỉ thành công ở mặt nội dung, Phạm Văn Tình còn thành công trong việc sáng tạo hình thức của mình. Với thể thơ tự do, tác giả đã xây dựng lên một bài thơ giàu nhịp điệu, linh hoạt, phù hợp với dòng cảm xúc của mình. Xuyên suốt bài thơ xuất hiện hình tượng tiếng việt giứp người đọc hiểu rõ về tiếng việt trải qua những gì trong lịch sử đến hôm nay. Cùng với hình ảnh thơ giàu sức gợi, kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, to lớn đến gần gũi bình dị, đã làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng việt ở mọi mặt. Kết hợp với điệp cấu trúc" tiếng việt' giúp nhấm mạnh và làm khơi gợi cảm xúc giúp người đọc khắc sâu trong tâm trí về sự tự hào với tiếng mẹ đẻ.

Bài thơ " tiếng việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình là một khúc ca mùa xuân tha thiết dành cho tiếng việt. Bài thơ không chỉ khơi gợi những niềm tự hào về tiếng việt mà còn khẳng định tiếng việt là linh hồn dân tộc, là nguồn gốc của dân tộc việt nam.

Câu 1

- văn bản trên là văn bản nghị luận

Câu 2

- vấn đề trong văn bản trên là: ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, đặc biệt là ngôn ngữ và chữ viết trong bối cảnh hội nhập văn hoá, ngôn ngữ quốc tế như hiện nay

Câu 3

dẫn chúng 1: Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ, đặt dưới chữ Hàn Quốc to hơn phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bẳng hiệu chữ Hàn Quốc" so sánh với việt nam "một vài thành phố của ta, nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài phải lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác."

dẫn chứng 2 :"Những các tờ báo phát hành ở trong nước đều không có mấy trang cuối viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học, ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc" so sánh với nước ta "ở ta, khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta, có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai”, trong khi đó, người đọc trong nước lại bị thiệt mất mấy trang thông tin."

câu 4

- thông tin khách quan:" Vừa ở xơ- un (Hàn Quốc) về nước, đi công tác ở môttj số thành phố"

- ý kiến chủ quan:'' có cái ''mốt'' là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho ''oai"

Câu 5

cách lập luận của tác giả rõ ràng, mạch lạc, logic, giúp tăng tính thuyết phục cho luận điểm. cùng với cách sử dụng dẫn chúng thực tế có chiều sau triết lí (khi sang hàn quốc và so sánh với việt nam)