

Lương Thị Khánh Linh
Giới thiệu về bản thân



































Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, và lí tưởng sống chính là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của họ. Trong bối cảnh xã hội hiện đại với những biến đổi chóng mặt, việc định hình và vun đắp lí tưởng sống cho thế hệ trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết.
Lí tưởng sống có thể hiểu là những mục tiêu, những giá trị mà mỗi cá nhân theo đuổi, là khát vọng và niềm tin vào tương lai mà người đó mong muốn đạt được. Lí tưởng sống có thể là sự nghiệp, gia đình, cống hiến cho xã hội, hoặc phát triển bản thân để trở thành người có ích. Đối với thế hệ trẻ, lí tưởng sống là kim chỉ nam, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách và luôn giữ vững mục tiêu trong cuộc sống.
Lí tưởng sống có vai trò quan trọng đối với thế hệ trẻ. Nó góp phần tạo động lực, thúc đẩy họ phấn đấu và trưởng thành. Một lí tưởng sống rõ ràng giúp thế hệ trẻ tìm đuợc mục tiêu của bản thân và cố gắng tìm cách để đạt đuợc mục tiêu đó, từ đó không ngừng học hỏi và phát triển bản thân. Bên cạnh đó, lí tưởng sống còn giúp xây dựng nhân cách, tạo ra một cá nhân có trách nhiệm và có ý thức đóng góp cho cộng đồng. Lí tưởng sống giúp mỗi người tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, khi họ sống đúng với giá trị mà họ tin tưởng.Ngược lại, thiếu lí tưởng hoặc có lí tưởng lệch lạc sẽ khiến họ dễ bị lạc lối, sa vào những tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và cộng đồng.
Lí tưởng của thế hệ trẻ ngày nay có sự tương đồng và khác biệt so với những thế hệ trước. So với các thế hệ đi trước, thế hệ trẻ hiện nay có một số điểm giống nhau, đó là khao khát tự do, mong muốn cống hiến cho xã hội và phát triển bản thân. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở sự thay đổi nhanh chóng trong xã hội hiện đại. Thế hệ trẻ hiện nay chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ công nghệ thông tin, mạng xã hội và toàn cầu hóa. Các giá trị vật chất, sự nổi tiếng và thành công chóng vánh đôi khi trở thành mục tiêu lớn trong cuộc sống của họ. Họ có xu hướng tìm kiếm sự nghiệp và thành công cá nhân, nhưng lại thiếu đi sự quan tâm đến những giá trị tinh thần, cộng đồng hay trách nhiệm xã hội như những thế hệ trước.Trong khi đó, các thế hệ trước thường đặt nặng trách nhiệm xã hội, cống hiến cho đất nước nhiều hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh tích cực, thế hệ trẻ ngày nay cũng phải đối mặt với một số vấn đề lệch lạc trong lí tưởng sống. Một số người trẻ có xu hướng chạy theo vật chất, tìm kiếm sự thỏa mãn tức thời mà không suy nghĩ sâu sắc về hậu quả của hành động của mình. Họ dễ bị cuốn vào danh vọng và có thể quên đi những giá trị đích thực trong cuộc sống, như gia đình, tình bạn, sự chân thành và lòng nhân ái. Hiện tượng chạy theo xu hướng, sống ảo, thờ ơ với các vấn đề xã hội cũng là những biểu hiện đáng báo động.
Để thay đổi những vấn đề tiêu cực đó và phát triển những yếu tố tích cực ở thế hệ trẻ, bản thân mỗi người cần tự nhận thức được giá trị của lí tưởng sống. Luôn kiên định với lí tuởng , hướng đến mục tiêu của bản thân, nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng và không ngừng học hỏi. Kết hợp giữa lí tưởng cá nhân với đóng góp cho cộng đồng cũng sẽ giúp thế hệ trẻ không bị lệch lạc trong quá trình theo đuổi ước mơ của mình.
Ngoài ra, cũng cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần giáo dục lối sống lành mạnh, tích cực, định huớng tới những lí tưởng sống đúng đắn. Nhà trường cũng cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Xã hội tạo ra môi trường sống lành mạnh, tích cực, khuyến khích những hành động tốt đẹp, lên án những hành vi tiêu cực.
Câu 6:
Nhân vật Từ Hải trong đoạn trích "Trai anh hùng, gái thuyền quyên" (Truyện Kiều) của Nguyễn Du là hình mẫu lý tưởng của người anh hùng thời phong kiến. Từ Hải được miêu tả với những phẩm chất cao đẹp, vừa có sức mạnh thể chất, vừa có phẩm hạnh đáng quý. Chân dung của Từ Hải được khắc họa thể hiện một người có tướng mạo oai phong, vững chãi, phù hợp với hình ảnh anh hùng lí tưởng.Hành động của Từ Hải cũng cho thấy một con người cương trực, quyết đoán, và có ý chí mạnh mẽ. Mối quan hệ giữa Từ Hải và Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa không chỉ là tình yêu thông thường mà còn là sự đồng điệu về tâm hồn, gắn kết giữa hai con người có cùng lý tưởng sống. Qua hình ảnh Từ Hải, Nguyễn Du không chỉ tôn vinh những phẩm chất của người anh hùng mà còn thể hiện sự khát khao tự do, công lý và lòng trung thành. Nhân vật Từ Hải là sự kết hợp hoàn hảo giữa sức mạnh và tình cảm, mang lại cho người đọc một hình mẫu lý tưởng về nhân cách và sự dũng cảm.
Câu 5:
- Một số sự sáng tạo của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Từ Hải so với Thanh Tâm tài nhân là:
+ Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Từ Hải một cách tỉ mỉ, ấn tượng, với những đặc điểm lý tưởng của người anh hùng trong xã hội phong kiến.
+Tác giả loại bỏ những chi tiết chưa đẹp trong quá khứ của Từ Hải, nhằm làm nổi bật phẩm hạnh và vẻ đẹp của nhân vật.
+ Nguyễn Du để Từ Hải chủ động gửi thiếp mời, thể hiện sự tôn trọng và quý trọng Thúy Kiều, không xem nàng như những cô gái lầu xanh thông thường.
Câu 4;
- Bút pháp được sử dụng trong việc khắc họa nhân vật Từ Hải là bút pháp ước lệ và lí tưởng hóa.
- Tác dụng của bút pháp ước lệ và lí tưởng hóa là: Giúp phác họa hình ảnh nhân vật Từ Hải với những đặc điểm lý tưởng, mang tính mẫu mực của một người anh hùng trong xã hội phong kiến.Các chi tiết được miêu tả rất hoàn hảo, với những nét đẹp tiêu chuẩn và hình ảnh tráng lệ, tượng trưng cho những phẩm chất cao quý, sức mạnh và khí phách anh hùng. Đồng thời, qua cách miêu tả này, Nguyễn Du cũng bày tỏ sự tôn vinh và trân trọng đối với nhân vật, thể hiện lòng ngưỡng mộ và sự ngợi ca đối với Từ Hải.
Câu 2:
- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả Từ Hải: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”, “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, “Đội trời, đạp đất ở đời”, “Anh hào, côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, “Giang hồ quen thú vẫy vùng”, “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.
- Nhận xét về thái độ của tác giả đối với nhân vật Từ Hải: Thái độ của Nguyễn Du đối với Từ Hải là tôn trọng và ngưỡng mộ, tôn vinh của tác giả đối với sức mạnh, tài năng và phẩm hạnh của Từ Hải.
Câu 2;
-Một số điển tích, điển cố trong văn bản là: Tấn Dương; Mắt xanh; Sánh phượng, cưỡi rồng; Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo ; Trần ai.
Câu 1:
- Văn bản kể về sự việc: Cuộc gặp gỡ và kết duyên giữa Thúy Kiều và Từ Hải. Trong đó, Từ Hải là một người anh hùng hào kiệt đã tình cờ đến thăm lầu xanh, thương xót cảnh ngộ và cảm mến nên đã chuộc và lấy Kiều làm vợ.
Câu 1:
- Thể thơ: Tự do.
Câu 2:
- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Câu 3:
- Hình ảnh “ngọn đèn dầu”:
+ Ngọn đèn dầu là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình làng quê Việt, đặc biệt vào những năm tháng khó khăn xưa cũ.
+ Hình ảnh “ngọn đèn đó ông bà tôi để lại / đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn” gợi lên cảm giác thiêng liêng, ấm áp nhưng cũng chất chứa nỗi buồn sâu lắng. Nó chứng kiến biết bao vui buồn của một gia đình, một vùng quê qua bao thế hệ.
+ Hình ảnh “mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi / để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc” cũng là biểu tượng cho tình mẫu tử, cho sự khai sinh cảm xúc và tâm hồn của con người ngay từ lúc chào đời.
Câu 4:
- Nhà thơ sử dụng điệp ngữ “Đâu đây”:
- Tác dụng:
+ Tăng tính biểu cảm khiến câu văn, câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm, dễ đi vào lòng người đọc. Tạo nhịp điệu, tạo ra sự đều đặn, cân đối, làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cuốn hút.
+Gợi không gian mơ hồ, mờ ảo, những thanh âm và hình ảnh thoảng qua trong ký ức, nhưng lại rất chân thực và ám ảnh. Nhấn mạnh sự sống động, tiếp nối của đời sống quê hương: từ tiếng nói mê, mùi sữa mẹ, sự lớn lên của thiếu nữ đến tiếng ho của người già,tất cả như một bức tranh chuyển động về quê hương trong đêm.
+Từ đó, khuyên chúng ta cần biết trân trọng, giữ gìn những ký ức và giá trị quê hương bình dị, bởi đó là cội nguồn của mỗi người.
Câu 5:
- Qua bài thơ, tác giả bày tỏ tiếng lòng của người con xa quê, nhớ về cố hương với biết bao kỷ niệm, hình ảnh thân thuộc và thiêng liêng. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương thiết tha, và ước nguyện được hóa kiếp làm một sinh linh bé nhỏ để giữ lại nỗi buồn và ký ức quý giá ấy.
Câu 1:
- Thể thơ: Tự do.
Câu 2:
- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Câu 3:
- Hình ảnh “ngọn đèn dầu”:
+ Ngọn đèn dầu là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình làng quê Việt, đặc biệt vào những năm tháng khó khăn xưa cũ.
+ Hình ảnh “ngọn đèn đó ông bà tôi để lại / đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn” gợi lên cảm giác thiêng liêng, ấm áp nhưng cũng chất chứa nỗi buồn sâu lắng. Nó chứng kiến biết bao vui buồn của một gia đình, một vùng quê qua bao thế hệ.
+ Hình ảnh “mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi / để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc” cũng là biểu tượng cho tình mẫu tử, cho sự khai sinh cảm xúc và tâm hồn của con người ngay từ lúc chào đời.
Câu 4:
- Nhà thơ sử dụng điệp ngữ “Đâu đây”:
- Tác dụng:
+ Tăng tính biểu cảm khiến câu văn, câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm, dễ đi vào lòng người đọc. Tạo nhịp điệu, tạo ra sự đều đặn, cân đối, làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cuốn hút.
+Gợi không gian mơ hồ, mờ ảo, những thanh âm và hình ảnh thoảng qua trong ký ức, nhưng lại rất chân thực và ám ảnh. Nhấn mạnh sự sống động, tiếp nối của đời sống quê hương: từ tiếng nói mê, mùi sữa mẹ, sự lớn lên của thiếu nữ đến tiếng ho của người già,tất cả như một bức tranh chuyển động về quê hương trong đêm.
+Từ đó, khuyên chúng ta cần biết trân trọng, giữ gìn những ký ức và giá trị quê hương bình dị, bởi đó là cội nguồn của mỗi người.
Câu 5:
- Qua bài thơ, tác giả bày tỏ tiếng lòng của người con xa quê, nhớ về cố hương với biết bao kỷ niệm, hình ảnh thân thuộc và thiêng liêng. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương thiết tha, và ước nguyện được hóa kiếp làm một sinh linh bé nhỏ để giữ lại nỗi buồn và ký ức quý giá ấy.