Nguyễn Hương Giang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Hương Giang
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Ngôi kể:thứ nhất

Câu 2

Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 3

Một đặc điểm của thể loại truyện ngắn được thể hiện trong văn bản là:Việc bắt và thả chim bồng chanh trở thành bước ngoặt giúp nhân vật Hoài thay đổi nhận thức, trưởng thành hơn trong suy nghĩ.

Câu 4

Những lời "thầm kêu" của Hoài cho thấy:

– Hoài đã thay đổi suy nghĩ, từ ham bắt chim sang biết yêu thương và thấu hiểu cuộc sống của động vật.

– Cậu bé thể hiện sự ăn năn, hối lỗi, biết đặt mình vào vị trí của loài vật để cảm thông.

– Đó là sự trưởng thành trong tâm hồn và nhận thức

Câu 5

Giải pháp bảo vệ các loài động vật hoang dã:

– Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ động vật cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em.

– Không săn bắt, nuôi nhốt, buôn bán trái phép động vật hoang dã.

– Bảo vệ môi trường sống tự nhiên, hạn chế phá rừng, ô nhiễm môi trường.

– Tham gia và ủng hộ các tổ chức, hoạt động bảo tồn động vật hoang dã



Câu 1

Ngôi kể :thứ ba

Câu 2

Người kể chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật việt

Câu 3

Biện pháp tu từ so sánh trong câu:

Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi."

Tác dụng:

– Gợi âm thanh sôi động, hào hùng của trận chiến.

– Liên hệ với khí thế của phong trào Đồng khởi, làm nổi bật tinh thần chiến đấu mãnh liệt, sức mạnh tập thể của quân dân ta.

– Tăng tính hình tượng và cảm xúc cho đoạn văn

Câu 4

Qua văn bản, nhân vật Việt hiện lên là:
– Một chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh.
– Gắn bó sâu sắc với đồng đội, gia đình.
– Vừa mang tâm hồn chiến sĩ gan dạ, vừa mang nét ngây thơ, giàu tình cảm của một người con, người em.

Câu 5

Câu chuyện về Việt có tác động sâu sắc đến giới trẻ ngày nay:
– Gợi nhắc về tinh thần yêu nước, lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
– Truyền cảm hứng sống có lý tưởng, dấn thân và trách nhiệm với cộng đồng.
– Khơi dậy ý thức trân trọng hòa bình và gìn giữ giá trị truyền thống dân tộc.

Câu1

Trên tuyến đường Trường Sơn – biểu tượng của ý chí và lòng quả cảm trong kháng chiến chống Mỹ, những con người Việt Nam đã hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn vô cùng rạng rỡ và cao quý. Đó là tinh thần yêu nước mãnh liệt, sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của dân tộc. Họ vượt qua mưa bom bão đạn, dầm mình trong rừng sâu, núi thẳm mà không một lời than vãn. Ở họ còn là sự gắn bó sâu sắc với đồng đội, với nhân dân – thứ tình cảm chân thành, giản dị nhưng thiêng liêng. Một miếng lương khô chia đôi, một ngụm nước nhường nhau giữa chiến trường khốc liệt là minh chứng rõ ràng cho tình người trên tuyến lửa. Bên cạnh đó, vẻ đẹp ấy còn thể hiện ở sự lạc quan, yêu đời, ở bản lĩnh kiên cường luôn hướng về ngày mai tươi sáng. Chính tâm hồn trong sáng, giàu lý tưởng và nhân hậu ấy đã góp phần làm nên một Trường Sơn huyền thoại, hun đúc nên bản lĩnh kiên cường của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm.

Câu 2

Trong nhịp sống hiện đại hối hả, con người dường như ngày càng xa rời chính mình, mải mê chạy theo những giá trị bên ngoài mà quên mất một thế giới quan trọng bậc nhất – thế giới nội tâm. Bộ phim hoạt hình Inside Out với hình tượng hóa các cảm xúc thành nhân vật sống động đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: Muốn sống hạnh phúc và trưởng thành, con người cần học cách lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của chính mình.

Cảm xúc là một phần không thể tách rời của con người. Vui, buồn, giận, sợ hãi, chán nản hay lo âu – mỗi cung bậc đều mang một thông điệp, một lý do tồn tại riêng. Khi ta lắng nghe cảm xúc, không phải để nuông chiều, mà là để hiểu rõ bản thân đang cần gì, đang bị tổn thương ở đâu. Sự thấu hiểu ấy giúp ta tự chữa lành, cân bằng và phát triển một cách lành mạnh. Trong Inside Out, Riley chỉ thật sự trưởng thành khi cô chấp nhận sự tồn tại và vai trò của nỗi buồn, hiểu rằng không phải lúc nào cũng phải vui vẻ, mà có những lúc yếu đuối, tổn thương cũng là điều tự nhiên. Đó là một bài học lớn – rằng lắng nghe cảm xúc không khiến ta yếu đuối, mà khiến ta mạnh mẽ và chân thật hơn.

Ngược lại, sự chối bỏ cảm xúc dẫn đến khủng hoảng và mất phương hướng. Khi ta cố gắng che giấu nỗi buồn hay đè nén sự giận dữ, chúng sẽ không biến mất, mà âm thầm tích tụ và bộc phát theo cách tiêu cực. Việc lắng nghe chính mình không chỉ là hành động của sự trưởng thành, mà còn là biểu hiện của lòng tự tôn và lòng nhân ái đối với bản thân. Nó giúp ta đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, sống có ý nghĩa hơn và kết nối tốt hơn với người khác, bởi lẽ chỉ khi hiểu mình, ta mới có thể hiểu người.

Thông điệp “lắng nghe để thấu hiểu cảm xúc của chính mình” vì thế không chỉ dành riêng cho trẻ em hay nhân vật trong phim ảnh. Đó là lời nhắc nhở thiết thực với tất cả chúng ta trong cuộc sống thực – nơi mà quá nhiều người mỉm cười ngoài mặt nhưng đang tan vỡ bên trong. Khi biết lắng nghe chính mình, ta mới có thể thật sự sống trọn vẹn, chân thành và bình yên.



Câu 1

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba.Người kể chuyện không trực tiếp tham gia vào câu chuyện nhưng lại bao quát toàn bộ câu chuyện,biết được nội tâm,suy nghĩ nhân vật

Câu 2

Hai chi tiết về hình ảnh bếp lửa là

-Những cái bếp bằng đất vắt nặn nên bởi bàn tay khéo léo, khói chỉ lan lờ mờ trong cỏ như sương ban mai rồi tan dần, lửa thì đậu lại

-Ngọn lửa được ấp ủ trong lòng người con gái đồng bằng

Câu 3

Cách kể chuyện đan xen giữa hiện tại và hồi ức của nhân vật Nết có tác dụng:

-tái hiện sinh động đời sống nội tâm phong phú của nhân vật trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt

-làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Nết và góp phần thể hiện chiều sâu tư tưởng và tính nhân văn của tác phẩm

Câu 4

Thể hiện tình yêu thương của Nết đối với gia đình.Tái hiện không khí sinh động,ấm áp,gần gũi ,đầy ắp tiếng cười.Góp phần làm nổi bật hình ảnh đối lập giữa khung cảnh yên bình của gian đình và chiến tranh khốc liệt.Làm hiện lên nỗi nhớ nhà da diết của nhân vật Nết

Câu 5

Câu nói của Nết gợi cho ta về lòng dũng cảm ,kiên trì vượt qua nghịch cảnh.Khi thấy những khó khăn trước mắt ,không trốn tránh mà có ý chí mạnh mẽ ,kiên cường và biến những đau thương thành sức mạnh để chiến đấu.Mỗi người đều có cách riêng để đối diện nhưng điều quan trọng là không được gục ngã mà hãy hướng lên phía trước.Trong những lúc khó khăn nhất sự mạnh mẽ sẽ giúp ta vượt qua.


Câu 1

Đoạn thơ trong bài Trăng hè của Đoàn Văn Cừ đã vẽ nên một bức tranh quê thanh bình, giản dị mà đầy chất thơ. Âm thanh “kẽo kẹt đưa” của chiếc võng, tiếng chó “ngủ lơ mơ”, ánh trăng chiếu sáng qua “bóng cây lơi lả bên hàng đậu”… tất cả đều hòa quyện lại tạo nên một khung cảnh làng quê yên ả, gần gũi. Từng hình ảnh trong thơ đều gợi lên vẻ đẹp của cuộc sống thôn quê thanh thản, chan chứa tình cảm gia đình và sự gắn bó với thiên nhiên. Những chi tiết như “ông lão nằm chơi”, “thằng cu đứng vịn”, “con mèo quện dưới chân” đều mang vẻ hồn nhiên, chân thật, cho thấy sự gắn kết giữa con người và không gian sống. Bức tranh ấy không chỉ là một cảnh sắc mà còn là một lát cắt của đời sống nông thôn xưa, nơi con người sống hiền hòa, gắn bó với nhau và với thiên nhiên. Qua đoạn thơ, ta cảm nhận được tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương – một tình cảm trong trẻo, mộc mạc nhưng đầy rung động

Câu 2

Tuổi trẻ là quãng đời tươi đẹp nhất của mỗi con người, là giai đoạn đầy nhiệt huyết, đam mê và hoài bão. Tuy nhiên, chỉ có những ai biết nỗ lực hết mình, dám nghĩ dám làm, vượt qua thử thách mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Trong xã hội hiện đại, sự nỗ lực không chỉ là điều kiện cần mà còn là yếu tố sống còn để tuổi trẻ khẳng định bản thân và đóng góp cho cộng đồng.

Sự nỗ lực hết mình là việc con người luôn cố gắng không ngừng nghỉ, kiên trì vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu. Với tuổi trẻ, đó có thể là nỗ lực học tập để mở cánh cửa tri thức, nỗ lực rèn luyện bản thân để hoàn thiện nhân cách, hay không ngừng sáng tạo để chinh phục những đỉnh cao mới. Nỗ lực chính là hành trình dũng cảm để vượt qua giới hạn của bản thân, là sự tin tưởng vào chính mình và dám chịu trách nhiệm cho tương lai.

Trong thực tế, có rất nhiều tấm gương tuổi trẻ tiêu biểu cho tinh thần nỗ lực hết mình. Họ là những học sinh nghèo vượt khó, những sinh viên ngày đêm miệt mài học tập, là các bạn trẻ khởi nghiệp với đam mê và khát vọng cống hiến. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ, tuổi trẻ càng phải đối mặt với nhiều áp lực hơn. Chỉ có sự nỗ lực, kiên trì mới giúp các bạn trẻ trụ vững, không bị tụt lại phía sau trong cuộc đua tri thức và nhân lực toàn cầu.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giới trẻ lười biếng, ỷ lại, sống không mục tiêu. Họ dễ bị cuốn vào các trào lưu tiêu cực, lối sống hưởng thụ, bỏ lỡ thời gian quý báu để phát triển bản thân. Điều đó thật đáng tiếc, bởi nếu không biết tận dụng và nỗ lực trong tuổi trẻ, sau này họ có thể sẽ phải hối tiếc vì những cơ hội đã mất

Bản thân em cũng nhận thấy, muốn đạt được điều gì đó trong cuộc sống, không có con đường tắt nào ngoài sự cố gắng không ngừng. Mỗi ngày là một cơ hội để học hỏi, rèn luyện, để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Tuổi trẻ chỉ đến một lần, vì vậy cần sống hết mình, dám mơ ước và dấn thân để những năm tháng thanh xuân không trôi qua vô nghĩa

Tóm lại, sự nỗ lực hết mình là chìa khóa giúp tuổi trẻ hiện nay thành công và sống có ý nghĩa. Dù con đường phía trước có khó khăn, nhưng với ý chí và tinh thần cầu tiến, các bạn trẻ hoàn toàn có thể vươn lên, khẳng định mình và góp phần xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn

Câu 1

Ngôi kể là ngôi thứ ba. Người kể chuyện không xưng "tôi" mà kể về các nhân vật như Bót, Nở, bà cụ… từ bên ngoài.

Câu 2. Chỉ ra một số chi tiết về cách ứng xử của chị Bót Dương trong văn bản cho thấy chị không giận mẹ dù trước đó từng bị mẹ phân biệt đối xử.

-Bót rất mừng khi mẹ mang quần áo nồi niêu đến ở chung.

-Cô vẫn cố gắng giữ lễ với mẹ, nói: “Bu nghĩ kĩ đi… con không muốn…”

-Khi mẹ tỏ ra ngượng, Bót ôm mẹ và an ủi: “Con có nói gì đâu…”

-Cô cũng kể với mẹ về bố Hiền để chia sẻ tình cảm gia đình.

-Những chi tiết đó thể hiện sự bao dung, hiếu thảo, không oán trách mà còn chăm lo, yêu thương mẹ.

Câu 3

Bót là người hiền lành, bao dung, hiếu thảo. Dù từng bị mẹ phân biệt đối xử, cô vẫn không giận mẹ mà luôn cư xử tử tế, biết lo lắng và quan tâm đến mẹ.

Câu 4

Hành động và câu nói thể hiện sự yêu thương, bao dung và mong muốn làm mẹ yên lòng của Bót. Cô không trách mẹ mà còn muốn xoa dịu cảm giác tội lỗi, ân hận trong lòng mẹ

Câu 5

Tình cảm gia đình, lòng bao dung có thể hóa giải mọi oán trách và hàn gắn những vết thương trong quá khứ.Trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống nhanh dễ làm con người xa cách nhau, thì sự bao dung và yêu thương trong gia đình là nền tảng vững chắc để mỗi người cảm thấy ấm áp, được yêu thương, và giữ gìn hạnh phúc lâu dài

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2. Tác phẩm của Andecxen được gợi nhắc:

-Nàng tiên cá.

-Cô bé bán diêm.

Câu 3. Tác dụng của việc gợi nhắc tác phẩm Andecxen:

-Gợi liên tưởng tới thế giới cổ tích, tình yêu đẹp nhưng nhiều đau thương; đồng thời tăng chiều sâu cảm xúc cho bài thơ.

Câu 4. Giá trị biện pháp so sánh trong câu "Biển mặn mòi như nước mắt của em":

-Thể hiện nỗi buồn sâu sắc và tình yêu chan chứa nỗi đau.

-Biển như hoà quyện với tâm hồn, nỗi niềm của nhân vật trữ tình.

Câu 5. Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật trữ tình trong khổ thơ cuối:

Nhân vật có tâm hồn mơ mộng, thủy chung, giàu tình yêu thương và luôn khát khao hướng tới cái đẹp dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã.

Câu 1. Thể thơ: Thể tự do.

Câu 2. Hai hình ảnh cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung:

Gió bão tốt tươi như cỏ.

Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt.

Câu 3. Ý nghĩa hai dòng thơ:

Dù miền Trung nghèo khó (đất đai cằn cỗi, thiên nhiên khắc nghiệt) nhưng con người nơi đây rất giàu tình cảm, kiên cường và gắn bó.

Câu 4. Tác dụng của thành ngữ "mồng tơi không kịp rớt":

Gợi sự nghèo khó đến mức rau cũng không phát triển nổi, làm nổi bật hoàn cảnh khắc nghiệt mà con người miền Trung phải đối mặt.

Câu 5. Nhận xét về tình cảm của tác giả:

Nhà thơ dành cho miền Trung tình yêu thương sâu sắc, đồng cảm và trân trọng sức sống mãnh liệt của con người nơi đây.


Câu 1

Thể thơ tự do

Câu 2

Trong đoạn trích nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn đến:

-Những cánh sẻ nâu

- Mẹ

-Tuổi sinh thành

-Trò chơi tuổi nhỏ

-Dấu chân bấm mặt đường xa

Câu 3

Dấu ngoặc kép trong dòng thơ có tác dụng nhấn mạnh,đánh dấu lời nói trực tiếp,giúp người đọc hình dung âm thanh,nhịp điệu của trò chơi

Câu 4

Hiệu quả: tăng sức gợi hình,gợi cảm,nhấn mạnh,khẳng định ,khắc sâu nội dung về đối tượng về cuộc đợi của nhân vật trữ tình

Câu 5

Thông điệp ý nghĩa nhất trong đoạn trích là hãy trân trọng những điều giản dị ,gần gũi từ thiên nhiên.Và quá khứ tuổi thơ đã hình thành nên tâm hồn con người

Ví dụ về các giai đoạn của một dự án Khoa học dữ liệu:

1. Thu thập dữ liệu:Thu thập dữ liệu giá cả của các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu… từ các nguồn như Tổng cục Thống kê, chợ đầu mối, trang web thương mại nông sản trong vòng 5–10 năm.


2. Làm sạch và xử lý dữ liệu: Loại bỏ dữ liệu bị thiếu, sai sót.

Chuẩn hóa đơn vị giá và thời gian (theo tháng hoặc năm).


3. Phân tích dữ liệu:

Vẽ biểu đồ thể hiện xu hướng giá theo thời gian.

Tính toán mức độ biến động, trung bình, giá cao nhất/thấp nhất theo từng năm.


4. Mô hình hóa dữ liệu :Sử dụng các mô hình dự báo như hồi quy tuyến tính để dự đoán xu hướng giá trong tương lai.


5. Trình bày kết quả:Lập báo cáo bằng biểu đồ, bảng số liệu và đưa ra kết luận: mặt hàng nào có biến động mạnh, xu hướng tăng/giảm qua các năm.

6. Đưa ra khuyến nghị:Đề xuất thời điểm thu mua/xuất bán hợp lý cho nông dân hoặc doanh nghiệp dựa trên kết quả phân tích