

Trần Thị Phương Linh
Giới thiệu về bản thân



































a. Từ năm 2008 đến năm 2023, Việt Nam lần lượt thiết lập, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản. b. Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế: năm 1995 gia nhập ASEAN, năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam kí hiệp định tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), kí kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP),... và nhiều hiệp định quan trọng khác. Việt Nam tích cực triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương với các đối tác trọng tâm có tầm ảnh hưởng và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, ưu tiên là kinh tế, quốc phòng - an ninh.
a. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1917:
- Ngày 5/6/1911: Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba đã rời bến Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.
- Trong hành trình đó, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều quốc gia, châu lục: Năm 1911, Nguyễn Tất Thành tới Pháp. Từ đây, Người lên con tàu mới, đi đến châu Phi, sang châu Mỹ và sinh sống ở Mỹ một thời gian. Năm 1914, Nguyễn Tất Thành đến Luân Đôn và ở lại đây sinh sống, làm việc. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành quay trở lại Pháp và tích cực hoạt động cách mạng.
b. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Bởi, sau khi đến nhiều châu lục, làm nhiều nghề khác nhau, Nguyễn Ái Quốc ra rút ra được bài học và đi đến nhận định: "Ở đâu chủ nghĩa thực dân đế quốc cũng tàn bạo, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức cùng cực". Các phong trào đấu tranh cách mạng ở trong nước theo khuynh hướng phong kiến hay tư sản đều chưa giành được kết quả. Do đó, Nguyễn Ái Quốc quyết định lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam.
– Nội dung con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Giải phóng dân tộc phải gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, chủ nghĩa xã hội là phương hướng tiến lên.
Câu 1
Trong đoạn trích từ tác phẩm "Sống mòn" của Nam Cao, nhân vật Thứ hiện lên như một hình mẫu điển hình của những con người tài năng nhưng lại phải sống trong cảnh bần cùng, nghèo khổ hay gọi là có tài nhưng không gặp thời. Thế nhưng nỗi chua xót trước thực tại tăm tối của cuộc sống khiến Thứ không thể không cảm nhận được sự tù túng ; gian khổ mà mình đang phải trải qua.Qua những dòng suy tư của Thứ , em thấy rõ sự trái ngược của hai khái niệm: khát vọng mong muốn và thực tại phũ phàng. Anh khao khát được sống một cuộc đời đáng giá, không bị bó hẹp bởi những lo toan nhàm chán nhưng thực tế lại buộc anh phải chăm chăm vào việc kiếm ăn, thiếu thốn . Tâm trạng bi thương của anh thể hiện tư tưởng triết lý sâu sắc của Nam Cao cái đói khổ, cái nghèo nàn, bi kịch trong đời sống con người, khi mà phải lo Cơm áo gạo tiền để rồi quên bẵng mất đi khát vọng muốn đạt được. Và đặc biệt câu hỏi của nhân vật Thứ "Sống làm gì cho cực?"đã nói lên nỗi hoài nghi về giá trị cuộc sống, nói lên tiếng lòng của bao phận người khác trong xã hội , nơi đất khách quê người.Nghệ thuật khắc họa tinh thần khi bị trói buộc bởi thực tại phũ phàng, Thứ đại diện cho nhiều con người khao khát vượt lên hoàn cảnh nhưng đã vô tình bị trói buộc bởi những xiềng xích của nghèo đói , cuộc sống.Từ đó khắc sâu trong lòng người đọc những suy ngẫm , suy tư về giá trị sống , khát vọng tự do trong cuộc đời.
Câu 2
Dove - một thương hiệu chăm sóc sắc đẹp nổi tiếng toàn cầu, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao mà còn truyền tải những thông điệp ý nghĩa về việc chấp nhận và yêu thương bản thân.
Thông điệp của Dove mà tôi muốn đề cập đến là việc phá vỡ những định kiến về sắc đẹp và khuyến khích phụ nữ chấp nhận bản thân mình. Dove đã thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo táo bạo, thể hiện sự đa dạng về hình thể, màu da và tuổi tác của phụ nữ. Họ không chỉ tập trung vào việc tôn vinh vẻ đẹp bên ngoài mà còn hướng đến việc xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng của phụ nữ. Thông điệp này rất quan trọng trong thế giới hiện đại, nơi mà áp lực về sắc đẹp và hình thể có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của phụ nữ. Dove khuyến khích phụ nữ nhìn lại bản thân mình, chấp nhận những điểm mạnh và điểm yếu, và yêu thương mình hơn.
Tuy nhiên, thông điệp của Dove cũng không tránh khỏi những tranh cãi. Một số người cho rằng chiến dịch của Dove vẫn còn hạn chế trong việc thể hiện sự đa dạng về sắc đẹp, và rằng họ vẫn đang cố gắng tạo ra một tiêu chuẩn mới về vẻ đẹp. Dù vậy, tôi tin rằng thông điệp của Dove vẫn mang lại nhiều giá trị tích cực và giúp phụ nữ nhìn lại bản thân mình.
Tóm lại, thông điệp của Dove về việc chấp nhận và yêu thương bản thân là một thông điệp ý nghĩa và cần thiết trong thế giới hiện đại. Dove không chỉ là một thương hiệu chăm sóc sắc đẹp mà còn là một người bạn đồng hành của phụ nữ trên hành trình tìm kiếm sự tự tin và lòng tự trọng.
Câu 1
Người kể chuyện ngôi thứ 3.
Câu 2
— Đoạn trích sử dụng điểm nhìn bên trong, mọi sự kiện và tình huống xảy ra đều được đánh giá dưới góc nhìn của ông giáo Thứ.
Tác dụng: + Thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật một cách chân thực nhất. + Thể hiện suy nghĩ của nhà văn thông qua nhân vật.
Câu 3.
Nước mắt của Thứ ứa ra khi ăn cơm bởi vì Thứ nhận ra cả gia đình đã nhường lại các món ngon nhất cho mình, y thương gia đình mình. Bên cạnh đó, y thấy ngượng ngùng khi là con trai trưởng nhưng lại không đủ năng lực để lo cho gia đình những bữa ăn ngon
Câu 4.
Thông qua nhân vật ông giáo Thứ, nhà văn Nam Cao phản ánh cuộc đời bi kịch của tầng lớp trí thức tiểu tư sản khi họ ý thức sâu sắc về giá trị, có tài, có ước mơ nhưng lại phải chịu những gánh nặng của cơm áo gạo tiền và xã hội tù túng khiến những điều họ mong mỏi bị vùi dập.
Ứng dụng của mạch so sánh được sử dụng trong: - Mạch điện tử. - Thiết bị điện tử - Các hệ thống tự động hóa.
Ứng dụng:
Các thiết bị điện tử: điện thoại, máy tính, tivi...
. Mạch khuếch đại đảo có hệ số khuếch đại là: G = R 2 R 1 R 1 R 2 = 20 2 2 20 = 10
b) vẽ hình sin
Diện tích và sản lượng lúa • Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm khoảng 51% diện tích và sản lượng lúa cả nước. Đây là vùng sản xuất lương thực chủ lực, cung cấp một lượng lớn gạo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bình quân lương thực đầu người • Vùng ĐBSCL có bình quân lương thực đầu người đạt 1066,3 kg/người, gấp 2,3 lần so với cả nước. Điều này cho thấy mức độ sản xuất thực phẩm cao và khả năng cung cấp lương thực cao hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc sản cây ăn quả • Đây còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại trái cây nhiệt đới như xoài, dừa, cam, bưởi, giúp đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Chăn nuôi • Nghề chăn nuôi, đặc biệt là nuôi vịt, cũng rất phát triển, với các tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh là những nơi nuôi nhiều vịt nhất, góp phần đáng kể vào nguồn thực phẩm. Sản lượng thủy sản • Tổng sản lượng thủy sản của ĐBSCL chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, với tỉnh nuôi nhiều nhất là Kiên Giang và Cà Mau. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm và cá xuất khẩu, đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội • ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất thực phẩm, bao gồm đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm, và hệ thống sông ngòi phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Từ những yếu tố trên, có thể khẳng định rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực và xuất khẩu nông sản của Việt Nam
a) Giống nhau: • Đều có tiềm năng thủy điện lớn do địa hình dốc và có nhiều sông ngòi. • Đều có các loại khoáng sản với trữ lượng lớn hoặc có giá trị kinh tế cao. b) Khác nhau − Trung du và miền núi Bắc Bộ + Đất: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ…), tạo điều kiện trồng nhiều loài cây. + Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn…) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới… + Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La…) để phát triển chăn nuôi trấu, bò, ngựa, dê. − Tây Nguyên + Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu…) trên quy mô lớn. + Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên…), khí hậu rất mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè…). + Một số nơi có đồng cỏ tạo điều kiện chăn nuôi bò…