

Nông Thị Hồng
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1: phương thức biểu đạt: biểu cảm
Câu 2: nhân vật trữ tình : người lính cắt dây thép gai
Câu 3: hình thức thức văn bán: thế thơ tự do, không tuân theo quy luật gieo vân cố định
Câu 4:
Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ nỗi buồn và chia cắt, thể hiện qua hình ảnh cánh cò không thể bay qua dây thép gai, gợi lên nỗi xót xa, nỗi nhớ người yêu và đất đai bị chia lìa. Cảm xúc sau đó chuyển sang hy vọng và tái sinh khi người lính tiếp tục cắt các hàng rào, nối lại cây cối, sông nước. Đỉnh điểm là hòa hợp và đoàn kết khi đất nước dần lành lại và những vết thương chia cắt được hàn gắn.
Câu 5:
Thông điệp ý nghĩa nhất mà tôi rút ra từ văn bản là hy vọng và khát vọng về một tương lai đoàn kết, không còn chia cắt. Mỗi hành động nhỏ, như cắt dây thép gai, đều có thể mang lại sự thay đổi lớn lao cho cộng đồng và đất nước. Điều này nhắc nhở tôi về tầm quan trọng của nỗ lực cá nhân và sự đoàn kết để vượt qua khó khăn, hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn.
câu 1: thể thơ 8 chữ
câu 2:Từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh biển đảo và đất nước: Hoàng Sa, bám biển, mẹ Tổ quốc, máu ngư dân, sóng dữ, màu cờ nước Việt.
câu 3: biện pháp tu từ:so sánh :"Mẹ Tổ quốc"với "máu ấm trong màu cờ nước Việt".
tác dụng: Tạo hình ảnh sinh động, gợi cảm xúc.Nhấn mạnh sự gắn bó thiêng liêng, máu thịt giữa Tổ quốc và con người.Thể hiện thái độ trân trọng, yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với Tổ quốc.
câu 4:Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào, tình yêu tha thiết và sự biết ơn sâu sắc của nhà thơ dành cho biển đảo, những người dân và chiến sĩ ngày đêm giữ biển, bảo vệ Tổ quốc.
câu 5:Là một học sinh, em ý thức được trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương bằng cách chăm chỉ học tập, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, tích cực giữ gìn môi trường và hưởng ứng các hoạt động hướng về Trường Sa, Hoàng Sa.
câu 1. thể hiện tâm trạng nỗi nhớ quê hương da diết trong hoàn cảnh ở đất khách xan-đi-ê-gô
câu 2.
nắng trên cao, mây trắng, đồi vàng trên đỉnh ngọn
câu 3.
nỗi nhớ quê hương của người xa xứ
câu4.
Ở khổ thơ đầu, nhân vật trữ tình cảm nhận nắng vàng, mây trắng với sự ngỡ ngàng, xao xuyến vì thấy giống quê hương.Ở khổ ba, vẫn là nắng vàng, mây trắng nhưng mang nỗi buồn, sự cô đơn khi nhận ra mình đang ở nơi đất khách.
câu 5.
Hình ảnh ấn tượng nhất là: “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ / Bụi đường cũng bụi của người ta”. Câu thơ diễn tả nỗi cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình nơi đất khách. Cái nhìn xuống mũi giày là cái nhìn tự soi mình, nhận ra thân phận lữ khách bé nhỏ giữa một vùng đất xa lạ. “Bụi đường” vốn quen thuộc giờ cũng trở nên xa cách, gợi nỗi buồn sâu lắng của người xa quê.