Cư Thị Hoa

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Cư Thị Hoa
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Bài làm

Hàng rào dây thép gai trong bài thơ “Người cắt dây thép gai” của Hoàng Nhuận Cầm là hình ảnh biểu tượng sâu sắc cho những chia cắt đau thương mà chiến tranh mang lại. Dây thép gai ngăn cách đất nước, chia lìa con người, cản trở những cánh cò tự do bay lượn, tượng trưng cho nỗi đau mất mát, chia ly của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh người lính dũng cảm cắt dây thép gai thể hiện khát vọng đoàn tụ, thống nhất đất nước và lòng quyết tâm vượt qua mọi gian khổ. Mỗi hàng rào bị cắt đứt là một bước tiến tới tự do, hòa bình. Hình ảnh ấy vừa hiện thực vừa giàu tính biểu tượng, cho thấy sức mạnh của tình yêu quê hương đất nước, của tuổi trẻ sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cao đẹp. Qua đó, tác giả khẳng định niềm tin mãnh liệt vào ngày chiến thắng, vào một tương lai đất nước liền một dải.

Câu 2

Bài làm

Trong xã hội hiện đại đầy biến động, lối sống có trách nhiệm trở thành phẩm chất không thể thiếu đối với thế hệ trẻ. Trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với gia đình, cộng đồng và quốc gia. Người trẻ sống có trách nhiệm sẽ biết tự giác trong học tập, lao động, biết quan tâm và sẻ chia với người khác, dám đối mặt với khó khăn, sai lầm để trưởng thành.


Sự cần thiết của lối sống có trách nhiệm trước hết xuất phát từ yêu cầu của quá trình trưởng thành. Chỉ khi có trách nhiệm, người trẻ mới ý thức được giá trị bản thân, từ đó không ngừng nỗ lực để đạt được ước mơ, hoài bão. Trách nhiệm còn giúp thế hệ trẻ xây dựng những mối quan hệ bền vững, dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Một cá nhân có trách nhiệm cũng chính là một công dân tốt, đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội.


Trong bối cảnh đất nước không ngừng hội nhập và đổi mới, thế hệ trẻ càng cần ý thức rõ trách nhiệm với Tổ quốc. Lịch sử đã chứng minh, chính những người trẻ tuổi mang trong mình trách nhiệm cao cả đã làm nên những chiến công vang dội, giành lại tự do cho dân tộc. Ngày nay, trách nhiệm của thế hệ trẻ là học tập, rèn luyện, sáng tạo, dấn thân, sẵn sàng đối mặt với thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, nghèo đói, bất công…


Tuy nhiên, thực tế cho thấy một bộ phận giới trẻ còn thờ ơ, sống thiếu trách nhiệm, chạy theo lối sống hưởng thụ cá nhân. Điều đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân họ và đến sự phát triển chung. Vì vậy, việc giáo dục tinh thần trách nhiệm từ gia đình, nhà trường và xã hội là vô cùng cần thiết.


Bản thân mỗi người trẻ hôm nay cần tự rèn luyện lối sống có trách nhiệm từ những việc nhỏ nhất: hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, biết xin lỗi khi mắc lỗi, giữ gìn lời hứa, tham gia hoạt động vì cộng đồng. Khi trách nhiệm trở thành bản lĩnh sống, thế hệ trẻ sẽ không chỉ làm chủ tương lai của chính mình mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh hơn.


Lối sống có trách nhiệm không chỉ làm nên giá trị của một cá nhân mà còn là nền tảng vững chắc để dân tộc vươn lên mạnh mẽ trong thời đại mới.



Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (kết hợp tự sự và miêu tả).

Câu 2

Nhân vật trữ tình trong văn bản: Người chiến sĩ cắt dây thép gai.

Câu 3

Văn bản được trình bày dưới hình thức một bài thơ tự do, các dòng thơ ngắn gọn, nhịp nhàng, linh hoạt, thể hiện mạch cảm xúc tuôn trào mạnh mẽ.

Câu 4

mạch cảm xúc của văn bản:

Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ nỗi đau chia cắt, khao khát tự do (hình ảnh con cò bay không thể đậu vì hàng rào thép gai), đến hành động kiên cường, quyết liệt cắt phá hàng rào để giải phóng, nối liền đất nước. Cảm xúc chuyển từ buồn thương, đau xót sang hy vọng, quyết tâm và tự hào.

Câu 5

Từ văn bản, ta rút ra thông điệp: Để đạt được tự do, hòa bình, cần có sự hy sinh, nỗ lực không ngừng của những con người dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp.


C1: Thể thơ 8 chữ

C2: Từ ngữ tiêu biểu: Hoàng Sa, bám biển, tổ quốc, cờ nước việt

C3: - Bptt so sánh : "như máu ấm trong màu cờ nước việt "

-Tác dụng:

+Tăng sức thuyết phụ, gợi hình gợi cảm cho câu thơ.

+Đồng thời Giúp người đọc hình dung rõ hơn về tình yêu nước tình yêu biển đảo của nhà thơ

+

C4: Đoạn trích thể hiện tình yêu sâu sắc, niềm tự hào về biển đảo tổ quố, sự gắn bó máu thịt với con người với biển đảo và ý thức về chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

C5:Từ đoạn trích, em thấy trách nhiệm bảo vệ biển đảo là thiêng liêng. Em sẽ học tập và tìm hiểu về chủ quyền biển đảo, tham gia các hoạt động thiết thực. Em sẽ luôn ý thức về việc bảo vệ môi trường biển và lên án mọi hành vi xâm phạm. Em tin rằng, mỗi hành động nhỏ của em đều góp phần bảo vệ biển đảo quê hương.


C1: -Văn bản thể hiện tâm trạng nhớ quê hương của nhân vật trữ tình khi đang ở một nơi xa lạ.Nhân vật cảm thấy lạc lõng giữa những điều xa lạ và nhớ về những hình ảnh quen thuộc của quê nhà.

C2: hình ảnh: nắng xuống vào cây, soi tận lá; nếp nhà dân

C3: Cảm hứng của văn bản là nỗi nhớ quee hương da diết của người con xa xứ.

C4: -Khổ đầu: Tâm trạng có phần cô đơn, lạc lõng giữa những điều xa lạ. Nắng vẫn chiếu, nhưng là trên những"cây lá không là cây lá quen", gợi cảm giác khác biệ.

-Khổ 3: Tâm trạng trầm lắng hơn, chấp nhận thực tại(" đành vậy") nhưng vẫn hướng về quê hương.

C5: Tôi ấn tượng nhất hình ảnh " bụi đường cũng buij của nguoi ta". Hình ảnh này thể hiện sự hoà nhập, gắn bó của nhân vật với nơi mình đang sống, dù vẫn còn nỗi nhớ quê hương. Bụi đường, một hình ảnh bình dị đời thường gợi lên sự đồng cảm và thân thuộc.