Nguyễn Thị Thanh Thúy

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Thanh Thúy
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

    Cuộc sống không tránh khỏi những tổn thương, hiểu lầm hay sai lầm giữa con người với nhau. Tuy nhiên, cách mỗi người đối diện với những tổn thương ấy lại khác nhau. Có người chọn giữ mãi hận thù, có người chọn tha thứ để tâm hồn được nhẹ nhõm. Câu nói: “Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, hãy tha thứ cho tất cả những người và những chuyện đã làm con tổn thương” mang đến một bài học ý nghĩa: sự tha thứ không chỉ giúp người khác có cơ hội sửa sai mà còn giúp chính bản thân ta tìm được sự bình yên trong tâm hồn.                                                                                                         Trước hết, tha thứ giúp con người giải tỏa cảm xúc tiêu cực và tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn. Khi ai đó làm tổn thương ta, nếu mãi giữ lòng oán giận, chính ta sẽ là người đau khổ nhất. Sự tức giận, thù hận giống như một ngọn lửa thiêu đốt tâm can, khiến ta mệt mỏi và không thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Ngược lại, khi biết buông bỏ và tha thứ, ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn bị quá khứ đè nặng. Câu chuyện về danh họa Leonardo da Vinci là một ví dụ. Khi vẽ bức tranh Bữa tiệc ly, ban đầu ông vẽ khuôn mặt của kẻ thù mình vào gương mặt Judas. Nhưng mỗi lần nhìn vào, ông lại cảm thấy bức bối, không thể hoàn thành tác phẩm. Chỉ khi ông quyết định xóa bỏ hình ảnh ấy và tha thứ, bức tranh mới hoàn thiện một cách trọn vẹn. Điều này chứng minh rằng chỉ khi buông bỏ hận thù, con người mới có thể sáng tạo và sống một cách trọn vẹn.       Bên cạnh đó, tha thứ còn giúp con người xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nếu mỗi người đều chấp nhận lỗi lầm của nhau và sẵn sàng bao dung, xã hội sẽ trở nên hòa thuận, yêu thương hơn. Chẳng hạn, trong gia đình, khi cha mẹ con cái, anh chị em biết tha thứ cho nhau, mái ấm gia đình sẽ luôn tràn đầy tình yêu thương và hạnh phúc. Trong xã hội, một người sẵn sàng tha thứ cho đồng nghiệp, bạn bè sẽ nhận lại sự tôn trọng và quý mến. Tấm gương của Nelson Mandela – cựu tổng thống Nam Phi – là minh chứng rõ nét. Dù từng bị giam cầm suốt 27 năm, khi lên nắm quyền, ông không trả thù mà chọn con đường hòa giải, giúp Nam Phi trở thành một đất nước hòa bình và phát triển. Tuy nhiên, tha thứ không có nghĩa là bỏ qua tất cả lỗi lầm mà không có giới hạn. Ta cần học cách tha thứ nhưng cũng phải biết rút ra bài học từ những tổn thương để tránh lặp lại sai lầm. Một số người lợi dụng lòng tốt của người khác để tiếp tục làm điều sai trái. Vì vậy, tha thứ phải đi kèm với sự tỉnh táo và khôn ngoan, để bản thân không bị tổn thương thêm lần nữa.                                                            Tóm lại, tha thứ không chỉ là cách giúp con người sống vui hơn mà còn là cầu nối gắn kết các mối quan hệ với nhau trong cuộc sống. Biết tha thứ, con người sẽhạnh phúc hơn, xã hội cũng trở nên tốt đẹp hơn. Vậy nên, mỗi ngày trôi qua, hãy tập tha thứ để tâm hồn luôn nhẹ nhàng, bình yên.

Nguyễn Du là bậc thầy trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, đặc biệt trong Truyện Kiều, ông đã khéo léo mượn cảnh vật để bộc lộ tâm trạng nhân vật. Trong đoạn trích “Sau khi chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh, Thúc Sinh từ biệt nàng để về gặp Hoạn Thư”, bút pháp tả cảnh ngụ tình được thể hiện rõ nét. Cảnh vật được miêu tả đầy u ám: "Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?". Hình ảnh cửa bể chiều hôm gợi lên không gian rộng lớn nhưng lạnh lẽo, hiu quạnh, phản chiếu nỗi cô đơn và lo lắng của Kiều. Cánh buồm xa xa như chính số phận bấp bênh, vô định của nàng. Tiếp đó, hình ảnh "Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?" càng làm nổi bật tâm trạng đau buồn, lo âu về tương lai mờ mịt của Kiều. Bằng việc sử dụng cảnh vật thiên nhiên để diễn tả tâm trạng nhân vật, Nguyễn Du không chỉ làm tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ mà còn giúp người đọc đồng cảm sâu sắc với nỗi đau và sự bất an của Thúy Kiều khi phải đối diện với một tương lai đầy sóng gió.

- Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống là niềm tin và hi vọng vào những điều tốt đẹp ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất.
- Giải thích lý do:
+ Niềm tin là những người lính trong tiểu đội tin rằng lá thư vương máu sẽ đến được tay cô gái. Niềm tin này thể hiện được sự lạc quan, tin tưởng vào sức mạnh của tình người và sự kết nối giữa con người với nhau, ngay cả trong chiến tranh 
+ Còn hy vọng là nó hư vương máu biểu tượng của chiến tranh và mất mát, lại được gửi đi với hi vọng đến được với người nhận. Điều này cho thấy dù trong hoàn cảnh khốc liệt, con người vẫn luôn hướng về những điều tốt đẹp, những mối quan hệ yêu thương.

Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ:

Câu: "Người đồng đội của tôi theo gió ra đi."

Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm làm cho hình ảnh thơ mông,nhẹ nhàng về sự ra đi,giảm bớt sự đau thương,mất mát

+ Thể hiện sự trân trọng,tiếc thương cho đồng đội của mình khi ra đi

Hình ảnh của nhân vật Hạnh để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho Minh và đồng đội của anh chính là đôi mắt "to và sáng lấp lánh như sao"