

anhathucnguyen
Giới thiệu về bản thân



































986
888
998
111
103
987
102
111
a) Một số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số thì các chữ số của số đó phải đạt giá trị nhỏ nhất có thể.
Vì chữ số đầu tiên phải khác 0 nên nên để số nhỏ nhất thì chữ số đầu tiên phải là 1 .
Ba chữ số tiếp theo nhỏ nhất là số 0 .
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số: 1000
b) Một số có bốn chữ số khác nhau là số nhỏ nhất thì:
Chữ số đầu tiên của nó phải là số nhỏ nhất khác 0 tức là số 1
Chữ số kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 1 tức là số 0
Chữ số kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 0 và 1 tức là số 2
Chữ số hàng đơn vị phải nhỏ nhất khác 0,1,2 tức là số 3
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau: 1023
c) Một số có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn là số nhỏ nhất thì:
Chữ số chẵn đầu tiên của nó phải là số chẵn nhỏ nhất khác 0 là số 2
Chữ số chẵn kế tiếp phải là số chẵn nhỏ nhất khác 2 tức là số 0
Chữ số chẵn kế tiếp phải là số chẵn nhỏ nhất khác 0 và 2 tức là số 4
Chữ số chẵn hàng đơn vị phải số chẵn nhỏ nhất khác 0,2,4 tức là số 6
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn: 2046
d) Một số có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ là số nhỏ nhất thì:
Chữ số lẻ đầu tiên của nó phải là số lẻ nhỏ nhất khác 0 là số 1
Chữ số lẻ kế tiếp phải là số lẻ nhỏ nhất khác 1 tức là số 3
Chữ số lẻ kế tiếp phải là số lẻ nhỏ nhất khác 1 và 3 tức là số 5
Chữ số lẻ hàng đơn vị phải là số lẻ nhỏ nhất khác 1,3,5 tức là số 7
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ: 1357
Bạn cần nên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:Nói xấu lại chúng nó với cả lớp và bạn bè của cậu
Bước 2:Nói chuyện này với ha mẹ của bạn để còn xử lý
Bước 3:Ko liên lụy với chúng nó,mặc kệ chúng nó
Bước 4:Hoặc,bạn phải chọc tức cúng nó,để chúng nó ko bắt nạt và nói xấu bạ nữa.
Đó,các bước của bạn đây.Mình cũng đã từng bị giống bạn rồi!Hay là bạn chuyển sang trường mình học đi.Cho chúng nó đỡ bắt nạt bạn!:)
Chúng ta nền điền từ:Vì-nên.Giải nghĩa:Chúng ta phải luôn chăm chỉ học hành,ko được bất hiếu với cha mẹ.Phải biết nghe lời ông bà,cha mẹ,anh chị trong gia đình.Phải biết sẻ chia.giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn
Chúc bạn học tốt@:)
Cho mình gửi nhé!
Năm ấy, giặc Nguyên hùng hổ kéo sang xâm lược nước Đại Việt ta. Ở làng nọ, có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá, nổi tiếng về tài bơi lặn. Chàng xin với cha cho mình tòng quân diệt giặc. Cha chàng buồn rầu bảo:– Mẹ con mất sớm, cha bây giờ lại tàn tật, không làm gì được…Nghe cha nói vậy, Yết Kiêu rất đau lòng. Chàng nghẹn ngào thưa: “Thưa cha, nhưng nước mất thì nhà tan. Con không thể ngồi mà nhìn quân giặc tàn phá đất nước mình. Con sẽ nhờ dân làng trông nom, chăm sóc cha”.Cha chàng vội nói:– Cha hiểu! Việc đánh đuổi giặc thù là quan trọng. Đi đi con! Đừng lo lắng cho cha!Sau khi được cha đồng ý, Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần. Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm đánh giặc của Yết Kiêu và cho chàng tự chọn binh khí. Khi thấy Yết Kiêu chỉ xin một chiếc dùi sắt, nhà vua ngạc nhiên không hiểu chàng dùng dùi để làm gì. Yết Kiêu tâu rằng sẽ dùng dùi sắt để đục thủng chiến thuyền của giặc vì chàng có thể lặn hàng giờ dưới nước.Nhà vua hỏi do đâu mà Yết Kiêu có tài lặn lâu như vậy, chàng từ tốn thưa: “Tâu bệ hạ! Do ông của thần dạy cho cha thần và cha thần đã truyền lại cho thần.
Thảo Phương ơi!Cậu nói chuyện riêng với mình ở trên nhóm này nhé!Được ko?Mình chỉ trao đổi một số vấn đề về việc hôm trước mình gửi lời mờ kết bạn đến với cậu mà cậu ko hề trả lời mình một câu nào.Thật là thất vọng về cậu!
Đây nhé bạn!
Tham khảo:
Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.
Những tấm gương về vượt khó học tập chưa bao giờ là thiếu trên cả nước. Và câu chuyện về người thầy Nguyễn Ngọc Ký chính là một điểm sáng hy vọng trong những điều tối tăm ấy.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh. Thế nhưng khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ, đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây.
Sau ngày hôm đó, Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn. Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập. Và sau ngày hôm đó, quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình.
Lúc đầu thầy tâm sự, viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả. Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, Chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi.
Sau đó quay trở lại học hành và học rất giỏi. Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu lần thứ hai và cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học. Ông xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi trở về quê nhà làm thầy giáo. Năm 1994, ông chuyển từ Nam Định vào Thành phố Hồ Chí Minh định cư, làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
Mỗi quốc gia, dân tộc lại có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Người ta biết đến sushi Nhật Bản, kim chi Hàn Quốc và bạn bè quốc tế đều biết đến phở Việt Nam. Phở không những là món ăn dân tộc mà còn là văn hóa ẩm thực Việt trên trường quốc tế.
Không có tư liệu chính xác nào về nguồn gốc của phở. Nhiều người cho rằng phở định hình vào đầu thế kỉ 20. Có quan điểm cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món xáo trâu (dạng sợi bún) Việt Nam. Có quan điểm khác lại cho biết phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông hoặc nguồn gốc của phở là phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp. Dù không rõ phở có nguồn gốc chính xác từ đâu nhưng vào những năm 40 của thế kỉ 20, phở đã rất nổi tiếng ở Nam Định, Hà Nội.
Phở mang nhiều hương vị khác nhau tùy tay người chế biến. Nhưng thành phần chính của phở gồm bánh phở và nước dùng. Bánh phở dạng sợi, thường chế biến từ gạo. Nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò hoặc thịt gà được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm.
Pause 00:00 00:28 01:31 MuteNước dùng là yếu tố quyết định độ ngon của một bát phở, nên khâu chuẩn bị chế biến nước dùng cần đảm bảo kỹ lưỡng. Từ việc chọn xương sao cho ngọt ngon nhất đến ninh xương, nêm nếm gia vị. Vị ngọt của nước dùng phải từ xương thì mới ngon. Nước dùng còn phải có mùi thơm và màu trong. Những yêu cầu này đòi hỏi người đầu bếp phải có kinh nghiệm. Ngoài ra khi ăn phở, người ta hay ăn kèm rau thơm, thêm vị chua thanh thanh từ chanh. Tất cả cùng hòa quyện khiến bát phở thơm ngon đúng điệu không sai lệch đi một chút nào.
Qua nhiều giai đoạn phát triển của phở và sự sáng tạo của người đầu bếp từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau, phở có nhiều loại hơn tương ứng cách chế biến của nó. Tuy nhiên có ba món phở chính là: phở nước, phở xào và phở áp chảo. Phở nước là loại được ưa chuộng hơn cả. Phở nước gồm phở bò, phở gà, phở tim gan. Khác nhau như vậy sở dĩ là do nước dùng cùng thịt ăn kèm.
Trong số đó, nổi tiếng nhất là phở bò. Phở được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, phải kết hợp dùng cả đũa và thìa để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của một bát phở. Ăn phở phải ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác bởi hương vị của nó vốn đã rất đầy đủ, hoàn hảo rồi.
Phở đã trở thành nét tinh tế trong văn hóa ấm thực dân tộc. Bốn mùa xuân hạ thu đông, cả ngày sáng trưa chiều tối, bất cứ khi nào muốn chúng ta đều có thể thưởng thức phở. Trên khắp mọi miền của tổ quốc thân yêu, quán ăn nào cũng phục vụ phở. Có những quán phở đã thành danh từ năm này qua năm khác, có những nơi đã trở thành làng nghề. Phở là một phần không thể thiếu trong tâm hồn mỗi người con Việt Nam, để rồi khi xa quê hương, ở nước ngoài người ta vẫn khao khát được ăn một bát phở Việt Nam đúng nghĩa.
Bạn bè trên thế giới đến với Việt Nam, ai cũng một lần thử qua món phở và thích thú mùi vị của nó. Thậm chí, có nhiều người lặn lội từ vì lẽ đó đã gắn liền với đất nước và con người Việt Nam. Nếu hỏi một người nước ngoài rằng họ biết gì về Việt Nam, chắc chắn sẽ không có câu trả lời nào khác ngoài phở. Phở còn trở thành đề tài cho bao tác phẩm đồ sộ của các tác giả như Thạch Lam, Vũ Bằng… Cùng với tình yêu quê hương, ngày qua ngày, người ta luôn cố gắng giữ gìn nét ẩm thực độc đáo của đất nước mình.
Bao thế hệ đã đi qua, nhưng phở vẫn còn mãi dưới đôi tay khéo léo của người đầu bếp. Bát phở nghi ngút khói trong cái se se lạnh của đất nước nhiệt đới ẩm đã lặng lẽ khắc ghi trong trái tim con người Việt Nam niềm tự hào dân tộc.
à này bạn ơi,bạn giúp mình làm bài này với!Chủ đề của bài này là:"em hãy thuyết minh về nguồn gốc,lịch sử hình thành của món phở "Bạn phải nhớ là môn này của giáo dục địa phương nhé!