

Phạm Nam Sơn
Giới thiệu về bản thân



































- Môi trường trên cạn: nấm linh chi, xương rồng, hươu cao cổ, chim bồ câu.
- Môi trường dưới nước: cá đuối, bạch tuộc.
- Môi trường trong đất: giun đất, dế trũi.
- Môi trường sinh vật: sâu đục thân, vi khuẩn E. coli.
Biện pháp để hệ sinh thái không bị ô nhiễm nặng hơn: đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ hoặc thả thêm vào đầm một số cá dữ để ăn tôm và cá nhỏ → tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển mạnh hơn để ăn vi khuẩn lam và tảo → ngăn chặn sự phát triển quá mức của tảo, vi khuẩn lam trong đầm.
Ngoài ra có thể hạn chế nguồn thức ăn của vi khuẩn lam và tảo bằng cách tháo nước, nạo vét bùn ở đáy đầm để loại bỏ bớt các chất gây ô nhiễm.
* Xác định tên của các kiểu tháp tuổi
- Quần thể A: số lượng cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn so với nhóm tuổi sinh sản → tháp suy thoái.
- Quần thể B: số lượng cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản tương đương so với nhóm tuổi sinh sản → tháp ổn định.
- Quần thể C: số lượng cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhiều so với nhóm tuổi sinh sản → tháp phát triển.
* Vẽ cấu trúc thành phần nhóm tuổi của các quần thể A, B, C
Quần thể A |
|
Quần thể B |
|
Quần thể C |
|
Trong đó:
Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến bệnh bướu cổ vì iodine là chất cần thiết để tuyến giáp sản xuất hormone T3, T4.
Khi không có đủ iodine, tuyến giáp sẽ làm việc nhiều hơn để tổng hợp đủ lượng hormone mà cơ thể cần, dẫn đến làm tăng thể tích tuyến giáp gây bệnh bướu cổ.
a.
Ví dụ: cân nặng khoảng 45 kg
→ Lượng nước cần uống mỗi ngày: 45 x 40 = 1800 ml.
b.
Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ nước → lượng nước vào thận ít → không đủ hòa tan các chất khoáng và chất cặn → làm nồng độ các chất đó tăng cao.
Nhịn tiểu lâu, nước trong nước tiểu bị hấp thu trở lại → các chất thải, chất độc lắng đọng ở bể thận, bóng đái.
Uống ít nước, nhịn tiểu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang.
Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể do tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu não.
Khi di chuyển người bệnh cần để họ ở tư thế nằm, cần di chuyển nhẹ nhàng để ổn định đầu, nếu chấn động mạnh đặc biệt phần đầu sẽ gây tăng nguy cơ chảy máu và làm bệnh nặng hơn. Khi di chuyển cần nâng đầu người bệnh cao hơn chân để làm giảm nguy cơ phần đầu bị đọng máu.
Bạn chưa trả lời câu hỏi này.a. Nội dung khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896): Địa bàn hoạt động của nghĩa quân gồm các huyện miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, cùng các tướng lĩnh tài ba, tiêu biểu là Cao Thắng.
+ Từ năm 1885 đến năm 1888 (giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu): nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
+ Từ năm 1888 đến năm 1896 (giai đoạn chiến đấu quyết liệt): với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
+ Tuy thất bại nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
b. Đóng góp của nhà Nguyễn trong quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
- Đóng góp của vua Gia Long:
+ Đặt hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong cơ cấu hành chính của Việt Nam (cụ thể là: dưới thời vua Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi).
+ Năm 1803, vua Gia Long cho tái lập lại hai hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Năm 1816, vua Gia Long sai thủy quân triều đình phối hợp với đội Hoàng Sa ra thăm dò, đo đạc thủy trình và cắm cờ khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đóng góp của vua Minh Mạng: tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa như:
+ Việc đo đạc thủy trình kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa.
+ Năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
a. Đặc điểm địa hình vùng biển nước ta:
- Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...
- Địa hình thềm lục địa: Có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền. Nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
- Địa hình đảo:
+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang,...
+ Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc, Cát Bà,...
+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các- xtơ.
+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo có nguồn gốc hình thành từ san hô.
b. Phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo, vì:
-Tài nguyên biển - đảo có sự giảm sút
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh
+ Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,...), nhiều loài hải sản đang giảm về mức độ tập trung,...
- Môi trường biển bị ô nhiễm, nhất là ở các cảng biển, vùng cửa sông.
⇒ Hậu quả: làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển.
a. Khái quát về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874:
- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức. Tiêu biểu là:
+ Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ ở Hòn Chông vượt biển tập kích giặc tại đồn Kiên Giang.
+ Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước. Sau khi Trương Định qua đời, con trai ông là Trương Quyền tiếp tục đưa quân lên Tây Ninh lập căn cứ, chiến đấu.
+ Một số nhà Nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân.
+ Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau khi được thả về lại tiếp tục đứng lên chống Pháp.
- Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.
b. So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
- Điểm giống:
+ Phong trào xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
+ Đi theo hệ tư tưởng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản.
+ Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.
+ Kết quả đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng.
+ Hoạt động ở cả trong và ngoài nước.
- Điểm khác:
+ Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước.
+ Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.
Một số biện pháp để tăng năng suất hệ sinh thái nông nghiệp mà không gây ô nhiễm môi trường:
- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.
- Hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
- Tăng cường sử dụng đạm sinh học bằng cách sử dụng phân bón vi sinh và luân canh các cây họ Đậu.
- Tăng cường bảo vệ các loài thiên địch.
- Tái sử dụng các loại rác thải hữu cơ.