PHẠM ANH THƯ

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của PHẠM ANH THƯ
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

             Tố Hữa đã từng nói:"Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học". Văn học trong đời sống lâu nay luôn bồi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ từng này,hun đúc nên những công trình kiến trúc tuyệt đẹp từ những viên gạch ngôn từ tuyệt mỹ. Cũng chính vì sự cảm thụ văn chương tinh tế của người cầm viết mà người nghệ sĩ được uốn nắn ngòi bút linh hoạt và dẻo dai từng ngày để rồi tìm đến những cái đẹp còn ẩn dấu trong con tim nghệ thuật trước những điều kì diệu và vĩ đại của tạo hoá. Nguyễn Khuyến cũng đã xây dựng nên một lâu đài từ những viên gạch ngôn từ, "Chốn quê" giản dị , bình yên cứ thế được nhà thơ xây đắp lên

                     "Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

                                         ...........

                      Bao giờ cho biết khỏi đường lo?"

                 "Nhà văn là người cho máu"-Enxa Tơriole, nhà văn là người soi sáng và dẫn dắt tâm hồn ta hướng thiện. Nguyễn Khuyến là một người tài năng, yêu nước thương  dân, bên cạnh đó ông cũng là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thơ của Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương. Bài thơ Chốn Quê có ý nghĩa về sự phản ánh và phê phán sự bóc lột và áp bức của thực dân Pháp và triều đình phong kiến đối với người dân. Đề tài người nông dân trước cách mạng tháng tám vẫn luôn là đề tài chạm đến trái tim của độc giả. Những số phận bất hạnh, cùng cực phải chịu sự bóc lột và áp bức của thực dân Pháp và triều đình phong kiến

           Những nhà văn, nhà thơ mượn chính văn chương để lê tiếng thay những con người có số phận nhỏ bé về sự thống khổ tột cùng ấy . Phải chăng "Chốn quê" ra đời cũng vì lẽ đó.

                     "Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua

                     Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

                     Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

                     Nửa công đứa ở, nửa thuê bò."

Những người dân cày cấy vừa phải chịu cảnh mất mùa, vừa phải chịu sự bóc lột, áp bức. Dù có làm ta được bao nhiêu vẫn chẳng đủ để sống"Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua". Còn phải cảnh mất mùa, quanh năm cày cấy lại thành công cốc" Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa". Ấy thế mà những quan lại còn đặt ra những siêu thuế chẳng có lòng người"Phần thuế quan Tây,phần trả nợ". Đến nơi ở còn chẳng có nói gì có phần ăn mặc, cuộc sống thiếu thốn, khốn khổ được nhà thơ Nguyễn Khuyến khắc hoạ chân thực"Nửa công đức ở, nửa thuê bò" Cuộc sống chẳng mấy tốt đẹp của những người dân, chẳng có ăn,có mặc, làm bao nhiêu cũng chẳng đủ để trả tô thuế. Nhưng những người dân ấy lại chưa bao giờ bỏ cuộc, họ vẫn làm việc cật lực để mong có ngày thoát được cảnh nghèo khó Chỉ tiếc rằng bọn cướp nước vẫn còn đấy.

                Nhưng ngày nào bọn cướp nước vẫn còn ở nước ta thì người dân chẳng được yên ngày đấy. Ăn chẳng dám ăn,tiết kiệm từng miếng ăn một. Làm việc quần quật từ sáng đến khuya nhưng họ lại chẳng có nổi một bữa ăn đàng hoàng" Sớm trưa dưa muối cho qua bữa". Không dám mua búa trầu chè tại chợ, cho thấy tính kiệm kẹm và khó khăn trong việc chi tiêu của những người nông dân"Chợ búa trầu chè chẳng dám mua". Nhưng họ đã nỗ lực, làm việc cật lực nhưng vẫn không thoát khỏi đường đời khốn khổ, vất vả"Cần kiệm thế mà không khá nhỉ". Để rồi cuối cùng, nhà thơ đặt ra câu hỏi" Bao giờ cho biết khỏi đường lo?"để thể hiện bất bình cũng như sự bất lực của người dân nghèo,chẳng biết làm gì để có thể thoát được sự nghèo khó.

                     "Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

                     Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

                     Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

                      Bao giờ cho biết khỏi đường lo? "

              Thơ Nguyễn Khuyến không chỉ đặc sắc ở nội dung mà còn cả về nghệ thuât. Bài thơ được viết ở thể thơ Nôm đường luật. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh đẹp để miêu tả vẻ đẹp tự nhiên và cuộc sống bình dị ở làng quê. Chỉ với mấy câu thơ ngắn ngủi,nhà thơ Nguyễn Khuyến đã vạch trần được sự tàn ác của thực dân Pháp,phơi bày cuộc sống khốn cùng,khổ cực của người nông dân thời bấy giờ

            Nhà văn học Nga V. Bêlinxki đã từng nói "Thơ trước hết là cuộc đời,sau đó mới là nghệ thuật." Tóm lại, bài thơ “Chốn Quê” của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm thơ ca sâu sắc và đầy cảm xúc, thể hiện cái nhìn chân thực về cuộc sống nông thôn và những bất công xã hội. Đồng thời, nó cũng là lời kêu gọi sự quan tâm và quan tâm đến cuộc sống của người dân nông thôn, và hy vọng vào một tương lai công bằng hơn cho xã hội.

câu 1: phương thức biểu đạt chính: Tự sự

câu 2:ngôi thứ nhất 

câu 6:Tình cảm gia đình dù trong bất cứ thời đại nào đều có vai trò quan trọng đối với con người.  Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Tình cảm ấy được thể hiện qua hành động, cử chỉ, lời nói mà mỗi thành viên dành cho nhau. Gia đình là cơ sở hình thành nhân cách của mỗi con người, là tế bào của xã hội, vì vậy, nó có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đến mỗi cá nhân. Ngoài ra, gia đình còn là chỗ dựa tinh thần, là động lực khi ta thấy mệt mỏi. Gia đình vẫn ở đó, vẫn đợi ta quay về. Vì vậy, hãy biết yêu thương, gìn giữ, trân trọng hạnh phúc gia đình của mình bởi đó là nguồn động lực lơn nhất giúp ta vươn lên trong cuộc sống.

câu 5: Tình cảm của nhân vật "tôi" đối với mẹ là một tình cảm sâu sắc và đầy hi sinh. Dù không biết cách thể hiện nỗi buồn hay an ủi mẹ khi thấy mẹ buồn, nhưng nhân vật "tôi" lại luôn sẵn sàng làm những điều nhỏ nhặt để mẹ vui. Hành động "nín thở nuốt trọn 1 tô canh bí đỏ" chính là biểu hiện của tình yêu thương thầm lặng mà "tôi" dành cho mẹ. Dù chỉ là một việc làm nhỏ, nhưng qua đó, nhân vật "tôi" thể hiện sự chăm sóc, sự hy sinh và mong muốn làm cho mẹ vui, dù trong lòng không thể không cảm thấy buồn. Việc làm này cho thấy "tôi" không chỉ yêu mẹ mà còn thấu hiểu và cảm nhận được nỗi buồn của mẹ, và "tôi" luôn muốn làm tất cả để mẹ cảm thấy hạnh phúc, dù đôi khi không thể diễn đạt ra thành lời. 

Câu 4. từ ngữ địa phương trong câu văn “Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết.” là từ :"bí đỏ","đậu phộng","rau om".Những từ ngữ toàn dân tương ứng : đậu phộng là lạc , rau om là ngò om , bí đỏ là bí ngô 

Câu 3. Chủ đề của văn bản là tình cảm gia đình,sự quan tâm của người mẹ dành cho con và lòng biết ơn sự hy sinh của người con dành cho mẹ