Nguyễn Thị Thương Hoài

Giới thiệu về bản thân

Muốn trí bay cao tâm cần tịnh cả giận mất khôn thiệt thân mình tĩnh tâm
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Đúng rồi em toán tiểu học thì phải vẽ sơ đồ nếu không sẽ bị trừ điểm

                 Cách giải dưới là theo tiểu học em tham khảo nhé.

Vì xóa đi một chữ số tận cùng của một trong hai số thì hai số đó bằng nhau nên số lớn gấp 10 lần số bé.

 Tỉ số của số bé so với số lớn là: 1 : 10 = \(\dfrac{1}{10}\)

Tổng hai số là : 1573

Ta có sơ đồ: loading...

Theo sô đồ ta có: 

Số bé: 1573 : ( 1 + 10) = 143

Số lớn 143 \(\times\) 10 = 1430

Đáp số : Số bé 143

               Số lớn 1430 

 

Hiệu đúng hơn hiệu nhầm là: 328,7 - 164 = 164,7

Do viết nhầm thiếu dấu phẩy của một số thập phân có một chữ số nên số viết nhầm trở thành số tự nhiên và gấp 10 lần số thập phân.

   Hiệu hai số lúc sau so với hiệu đúng giảm là:

               10 - 1 = 9 ( lần số thập phân ban đầu )

         Số trừ ban đầu là:

                164,7 : 9 = 18,3

       Đáp số: số trừ 18,3

Thử lại ta có

                    Số trừ 18,3 thì số bị trừ là 328,7 + 18,3 = 347

                     Khi viết thiếu dấu phẩy của số trừ thì số trừ mới là: 183

                           Hiệu mới là 347 - 183 = 164 ( đúng)

                     Vậy kết quả số trừ là 18,3 là kết quả đúng em nhé

    

Gọi chiều rộng là \(x\)  ( \(x>0\))

Chiều dài là: \(x\) \(\times1,5\) = 1,5\(x\)

Nửa chu vi là : 350 : 2 = 175 

Theo bài ra ta có phương trình:

                       \(x+1,5x=175\)

                       2,5\(x\)         = 175

                            \(x\)         = 175 : 2,5

                            \(x\)         = 70 ( thỏa mãn)

Chiều rộng là 70 m

Chiều dài là 70 \(\times\) 1,5 = 105 ( m)

Diện tích 105 \(\times\) 70 = 7350 (m2)

Kết luận diện tích khu vườn 7350 m2

 

a, Giá tiền km đầu là 12  000 đồng

Giá tiền từ km thứ hai trở đi là 10 000 đồng

Số km người đó phải trả với giá 10 000  đồng là: \(x\) - 1

Số tiền mà người đó phải trả khi đi \(x\) ki-lô-mét là:

12 000 + 10 000 \(\times\) ( \(x\) - 1) = 10000\(x\) + 2000

Đa thức tính số tiền người đó đi trong \(x\) ki - lô- mét là:

F(\(x\)) = 10000\(x\) + 2000

b,  Bậc của đa thức là 1

     Hệ số cao nhất là 10 000

     Hệ số tự do là: 2000

vì 5 bạn học sinh đầu mỗi bạn đều có điểm là lẻ nên tổng số điểm của 5 bạn là

                 số lẻ   \(\times\)    5  = số lẻ ( tích của các số lẻ luôn là một số lẻ)

Vì 7 bạn học sinh tiếp theo mỗi bạn đều có điểm chẵn nên tổng số điểm của 7 bạn tiếp theo là:

                số chẵn \(\times\) 7 = số chẵn ( vì tích của một số chẵn với bất cứ số nào cũng là số chẵn ) 

Tổng số điểm của 12 bạn đầu là:

                 Số lẻ + số chẵn = số lẻ

Nếu tổng điểm của 13 bạn là số chẵn thì điểm của bạn cuối là:

                 số chẵn - số lẻ = số lẻ

Vậy điểm của học sinh cuối là số lẻ 

Đáp số: số lẻ

 

Vì mỗi năm mỗi người đều tăng thêm 1 tuổi nên 4 năm con tăng 4 tuổi, mẹ cũng tăng 4 tuổi nên

Tổng số tuổi hai mẹ con bây giờ là:

56 - 4 \(\times\) 2  = 48 (tuổi)

Ta có sơ đồ:

loading...

Theo sơ đồ ta có:

Tuổi con hiện nay là:

( 48 - 32) : 2 = 8 ( tuổi)

Đáp số 8 tuổi

y : 8 + y \(\times\) 8 - 56,78            = 69,11 \(\times\) 2

\(\times\) 0,125 + y \(\times\) 8 - 56,78   =  138,22 

\(\times\) ( 0,125 + 8)                   = 138,22 + 56,78

\(\times\) 8,125                            = 195

y                                          = 195 : 8,125

y                                          = 24

Thử lại ta có:

   24 : 8 + 24 \(\times\) 8 - 56,78

= 3        + 192      - 56,78

=         195           - 56,78

= 138,22

=   69,11 \(\times\) 2

Vậy y = 24 là đúng

Đây là dạng chuyển động cùng chiều, cùng thời điểm em nhé. Thời gian hai xe gặp nhau bằng quãng đường chia hiệu vận tốc.

                          Hiệu vận tốc hai xe là:

                               40 - 15 = 25 (km/h)

                         Thời gian hai xe gặp nhau:

                              30 : 25 = 1,2 ( giờ)

                            Đổi 1,2 giờ = 1 giờ 12 phút

                          Hai xe gặp nhau sau 1 giờ 12 phút.

                             Đáp số : 1 giờ 12 phút

Theo bài ra ta có sơ đồ

loading...

Theo sơ đồ ta có tuổi cô hiện nay :

                             ( 58 - 10) : 2 + 10 = 34 ( tuổi)

Đáp số: 34 tuổi

Cách 2 giải bằng cách lập phương trình.

            Gọi số tuổi cô hiện nay là \(x\) ( \(x\in\) N*)

             Hiệu số tuổi của cô và Lan là: \(x-10\)

            Tuổi lan lúc sau là:  \(x\)

            Tuổi cô lúc sau là: \(x\) + \(x-10\) = 58

                                         2\(x\)              = 58 + 10

                                        2\(x\)              = 68

                                          \(x\)               = 68: 2

                                          \(x\)               = 34 

Tuổi cô hiện nay là 34 tuổi

Đây là dạng toán hạt khô tươi nâng cao của lớp 7

Ghi nhớ: Hạt tươi = thuần hạt + nước

               Hạt khô = thuần hạt + nước

Lượng thuần hạt luôn không đổi, vì chỉ có nước bay hơi

                      Giải:

Lượng thuần nho có trong nho khô là:

             10 \(\times\) ( 100% - 20%) = 8 (kg)

Lượng thuần nho có trong nho tươi chiếm số phần trăm là:

             100% - 92% = 8% 

Lượng nho tươi cần dùng là:

            8 : 8% = 100 ( kg)

Kết luận : ....

Thử lại Lượng thuần nho có trong nho tươi là:

100 \(\times\) ( 100%-92%)=8kg

Lượng thuần nho có trong nho khô là:

10 \(\times\) ( 100% - 20% = 8 kg

Lượng thuần nho không đổi luôn là 8kg  vì chỉ có nước bay hơi 

Đáp án 100 kg nho tươi là đúng