Trần Tuệ Mỹ

Giới thiệu về bản thân

lm j bây giờ? :)))
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Lõi của mặt trời có nhiệt độ vượt quá 15 triệu độ C, trong khi bề mặt, được gọi là quang quyển, đạt tới khoảng 5.500⁰C và quầng quang Mặt trời (nằm xa ngoài quang quyển), có nhiệt độ 3,5 triệu độ C.

nhớ tick nha

Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên gắn với nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp. Tháp nằm gần trên đỉnh ngọn núi Nhạn ở bờ bắc sông Đà Rằng.

Nói về nguồn gốc của ngọn tháp này có rất nhiều tương truyền. Có người cho rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ.

Theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có nhiều thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng, bảo vệ cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên khi lấp đã gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn làm chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn.

Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp. Còn về tên gọi “tháp Nhạn” thì được người dân ở đây giải thích là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp cũng được đặt theo tên của loài chim này.

Tháp Nhạn cao khoảng 25m với đế tháp hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Chăm-pa. Trong mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi.

Khách du lịch tìm tới tháp Nhạn không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp huyền bí này mà còn bởi tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều.

Tìm hiểu về loại keo dùng để gắn kết các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào thì được biết, người Chăm cũng sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể “nâng đỡ” cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn phải bó tay.

Được biết thêm, để các viên gạch dính lại với nhau chắc chắn như vậy không chỉ do có hỗn hợp keo kể trên mà còn nhờ vào bàn tay khéo léo của những người xây dựng. Các viên gạch được sử dụng kĩ thuật mài chập, nghĩa là sau khi phết keo lên, họ mài các viên gạch với nhau cho đến khi bề mặt tiếp túc hoàn toàn khít không lộ ra một chút kẽ hở nào.

Đi sâu vào phía bên trong tháp, du khách có thể bất ngờ khi thấy bên trong không có tượng hay ban thờ nào, chỉ có duy nhất một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê. Xung quanh tường có những hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh tế trên đá hoa cương đặt ở 4 góc tháp. Đừng từ bên trong nhìn lên đỉnh tháp chỉ thấy một không gian sâu thẳm cao vút đầy huyền bí.

Cùng với sông Đà Rằng, nơi đây đã trở thành cụm danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch. Hằng năm cứ tới mỗi dịp lễ tết có rất nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được tổ chức ở trên núi tháp Nhạn. Bởi vậy, lời khuyên cho các bạn có ý định tới thăm quan khu di tích này thì hãy đến vào dịp rằm tháng Giêng Âm Lịch. Khi ấy, ở đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ nức tiếng gần xa tới giao lưu nghệ thuật.

em lớp 5. nhớ tick cho em nha☺

Những ngày vừa qua, bầu không khí trên khắp thôn xóm cuối cùng của làng đã trở nên rực rỡ, đầy phấn khích một cách thú vị và khác thường. Đây chính là dấu hiệu rõ ràng của mùa vụ, khi những cánh đồng xanh mướt đã chuyển sang tông màu chín rộ, tạo nên một khung cảnh rạng ngời. Sự phấn khích này lan tỏa đến tất cả mọi người trong làng, ai cũng đều nô nức và hạnh phúc.

Chỉ còn cách đây không lâu, những người nông dân trong làng còn đang bận rộn với công việc cấy cấy từng hạt mạ non vào ruộng lầy l muddy. Nhưng bây giờ, những hạt mạ đó đã trở thành những cây lúa cao lớn, đứng san sát nhau, đốm chín vàng từ đỉnh đến gốc. Toàn bộ cảnh quan đồng lúa biến thành một tấm thảm vàng tươi sáng, tạo nên cảm giác mắt mở cửa ra mà hóa ra đã đặt chân vào một khu vườn của thiên đàng. Ánh sáng mặt trời khiến cho cảnh tượng này càng trở nên rực rỡ, lấp lánh và tỏa sáng, khiến tâm hồn hạnh phúc của những người nông dân càng trở nên hân hoan.

Mỗi thân lúa đổ xuống đất, cong gùi bởi những hạt vàng quý báu. Những hạt ngọc này mang trong mình sự hòa quyện tinh tế giữa đất và trời, trải qua quá trình sinh trưởng để cuối cùng trở thành những hạt lúa đầy đặn, đẹp mắt. Khi gió thổi qua, những thân lúa này chạm vào nhau với âm thanh rì rào, như âm điệu của một bản nhạc tỏa sáng và phấn khích, tạo nên bản giao hưởng đầy sức sống cho mùa lúa mới nở. Bản giao hưởng này cũng mang theo mùi thơm đặc trưng của lúa chín, kêu gọi đàn chim sẻ và những bầy cò bay đến, cùng chia vui và sung sướng.

Trong cảnh đó, cánh đồng hiện lên như một sân khấu rộn ràng, nơi mọi người đổ về để tham quan, chọn ngày gặt, và chuẩn bị mọi dụng cụ, từ máy móc đến xe bò, để huy động nhau trong quá trình gặt hái. Niềm vui trong trái tim họ không thể tả thành lời, nơi tất cả mọi người cùng hòa mình vào mùa vụ đang bùng nổ.

em lớp 5☺

Đoạn văn ngắn về môi trường:

Environment is an essential part of our life. A clean environment is necessary for a peaceful and healthy life. An environment is the natural surroundings which helps human beings, animals and other living things to grow and develop naturally. But nowadays, our environment is disturbing in many different ways. Any type of disturbance in the nature’s balance affects the environment totally. It does not only ruin human lives but also affects on all living beings. We can save our environment with the little step taken by everyone on the earth. We should reduce the amount of waste, throwing wastes properly to its place only…and many other simple ways. It is very important to save environment for human existence. When we protect the environment, we are protecting ourselves and our future as well.

nghĩa là: Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường sạch rất cần thiết cho một cuộc sống yên bình và khỏe mạnh. Môi trường là khu vực tự nhiên xung quanh giúp con người, động vật và những sinh vật sống khác lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. Nhưng hiện nay, môi trường của chúng ta đang bị rối loạn bằng nhiều cách khác nhau. Bất cứ hình thức làm rối loạn sự cân bằng tự nhiên nào cũng đều ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường. Điều này không chỉ phá hủy cuộc sống của con người mà còn ảnh hường đến tất cả mọi sinh vật sống. Chúng ta có thể bảo vệ môi trường của chúng ta bằng các hành động nhỏ của mọi người trên Trái Đất. Chúng ta nên giàm lượng rác thải, chỉ bỏ rác đúng nơi quy định… và nhiều cách đơn giản khác. Bảo vệ môi trường cho sự sinh tồn của nhân loại là điều rất quan trọng. Khi chúng ta bảo vệ môi trường, chúng ta đang bảo vệ chính bản thân mình và cả tương lai của chúng ta nữa.

em lớp 5 nha

Nói về truyện cổ tích, từ xưa tới nay đã có rất nhiều câu chuyện hay như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau.. .Và trong số hàng ngàn những câu chuyện cổ tích ấy, có một số truyện được Nguyễn Dữ khai thác và sáng tạo thành tác phẩm viết bằng chữ Hán: Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền). Một trong hai mươi truyện thể hiện sâu sắc tính nhân văn cao cả của tác giả đối với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới ngòi bút tài hoa đầy sáng tạo của Nguyễn Dữ mang tên Chuyện người con gái Nam Xương.

Lấy tích từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương, chắc hẳn ai cũng nhận ra phần sáng tạo của Nguyễn Dữ được thể hiện bắt đầu từ chi tiết xuất hiện thêm nhân vật Phan Lang và Vũ Nương được đưa xuống cung nước của Linh Phi. Với việc sáng tạo thêm những chi tiết hoang đường kì ảo ấy, Nguyễn Dữ đã làm rõ thêm nét đặc trưng, cái đẹp của thể loại truyền kì và đồng thời cũng mở rộng, đan xen vào đó những yếu tố thực hư, thời gian chính xác rõ ràng: “Cuối đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh mượn tiếng đưa Trần Thiêm Bình về nước phạm vào cửa ải Chi Lăng, nhân dân trong nước, nhiều người phải sợ hãi chạy trốn […]” để khẳng định rằng: đó là một bi kịch có thật. Bi kịch của những con người sống trong xã hội có chiến tranh nói chung và bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền hói riêng. Mặt khác, một lần nữa, Nguyễn Dữ đã lại hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp tâm hồn cho Vũ Nương, đó là: dù đã ở một thế giới khác, Vũ Nương vẫn nặng lòng với chồng con, vẫn mong muốn khát khao được trả lại danh dự, được khẳng định phẩm giá của chính mình và đồng thời cũng thể hiện quan niệm, niềm mơ ước ngàn đời của nhân dân ta về sự bất tử, sự công bằng của con người trong cuộc đời: ở hiền ắt sẽ được gặp lành, người hiền, trong sáng, minh bạch sớm muộn rồi cũng được trời đất soi thấu và cứu giúp.

Trong truyện cổ tích Vợ chàng Trương, đặc biệt không có một lời hội thoại nào giữa các nhân vật nhưng ở Chuyện người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ đã khéo léo lồng ghép vào đó những lời thoại, lời tự bạch của nhân vật để khắc hoạ rõ nét nhất, chân thực nhất tâm lí, tính cách và thế giới nội tâm phong phú của nhân vật. Với người mẹ chồng của Vũ Nương, bà hiện lên là một người phụ nữ từng trải và nhân hậu. Vũ Nương được miêu tả như một người con gái hiền thục, trong trắng, dịu dàng, mềm mỏng, nhưng có tình có lí ngay cả trong những hoàn cảnh trớ trêu, đáng thương nhất. Những lời thoại giúp bộc lộ rất rõ thế giới tâm hồn và cảm xúc vô cùng phong phú của một người phụ nữ giàu tình cảm, trái ngược hẳn với Trương Sinh: tuy giàu có mà thô lỗ, ít học, cố chấp, mù quáng, ghen tuông,… Cuối cùng là sự thật thà, trong sáng, ngây dại của một đứa trẻ mà cụ thể ở đây là bé Đản – người con trai của Vũ Nương và Trương Sinh, đã vô tình gián tiếp gây ra cái chết bi thương cho mẹ nó.

Mặt khác, nhìn ở một mức độ sâu hơn, ta có thể cảm nhận được hai nét tính cách đối lập nhưng lại nhất quán trong tâm hồn người phụ nữ, đó là rất nhẫn nhục, chịu đựng nhưng cũng biết vùng lên để phản kháng, bảo vệ nhân phẩm và danh dự của mình. Việc Nguyễn Dữ để cho Vũ Nương được Linh Phi đưa xuống cung nước để rồi quay trở về trong kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ có thể hiểu rằng: Vũ Nương trở về một phần vì nhớ quê hương nhưng quan trọng nhất là nàng đã có thể khẳng định phẩm giá, tự minh oan cho mình và phải chăng, sự quay trở về ấy khiến cho một kẻ ít học, ghen tuông mù quáng, gia trưởng như Trương Sinh phải sám hối?

Với sự sáng tạo đầy tính nhân văn ấy, dường như tính bi kịch của câu chuyện được tăng lên rất nhiều, càng động chạm tới nỗi xót xa tột cùng trong sâu thẳm tâm hồn mỗi độc giả. Đó là một kết thúc mang đậm tính bi kịch. Nỗi đau khổ luôn luôn đeo bám con người, đeo bám Vũ Nương. Nàng ở dưới cung nước, sống giữa xa hoa với bầy tiên nữ, ngày ngày được hưởng thụ sung sướng nhưng vẫn không thể không nhớ con, không thể không nhớ về một thời hạnh phúc với gia đình… Nỗi đau khổ ấy, bi kịch cuộc đời ấy luôn đeo bám con người, nhất là người phụ nữ, ngay cả khi họ chết. Đó mãi là bi kịch và hạnh phúc thì mãi xa vời…

Cuộc đời sinh ra chẳng ai mong muốn cái chết. Vậy mà một người phụ nữ giàu tình cảm, hết mực yêu chồng thương con như Vũ Nương lại phải tự mình từ chối cơ hội được trở về bên mái ấm bé nhỏ chốn nhân gian ấy… Có lẽ bởi nàng muốn ở lại chốn cung nước vì coi trọng tình nghĩa, để đền đáp ơn cứu mạng của Linh Phi đã tạo cơ hội cho nàng được tự minh oan cho chính mình. Từ đó, chủ đề của tác phẩm được nâng lên thành lời tố cáo, lời lên án đanh thép, mạnh mẽ đối với xã hội phong kiến thời bấy giờ: con người không thể tìm thấy, không thể khẳng định được danh dự, phẩm giá của mình ở xã hội phong kiến mục ruỗng mà chỉ có thể làm điều ấy ở cõi chết mà thôi. Xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công không biết coi trọng phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ, không có chỗ cho người phụ nữ. Họ không có chỗ trong xã hội ấy, xã hội nơi mà niềm tin, tình yêu, niềm hạnh phúc bé nhỏ của người phụ nữ cũng không thể lên tiếng.

Trong tất cả các tác phẩm văn học ở mọi thời đại, hình ảnh và số phận đáng thương của người phụ nữ luôn là một mảng đề tài gợi nhiều xúc cảm đối với cả tác giả lẫn độc giả. Cũng như vậy, sự cảm thông, bằng tấm lòng xót xa thương cảm sâu sắc cho thân phận người phụ nữ kết hợp với ngòi bút tài hoa, Nguyễn Dữ đã khắc hoạ chân dung nàng Vũ Nương thực sự đáng thương khiến người đọc không khỏi ứa nước mắt…

Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á (nửa sau thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVI):

- Văn học: Sự phát triển của văn học dân gian, các tác phẩm sử thi, truyện thơ, ca dao, tục ngữ phản ánh đời sống xã hội và tinh thần của người dân. Những tác phẩm này vẫn được lưu truyền và nghiên cứu đến ngày nay, góp phần làm giàu kho tàng văn học dân tộc.

- Kiến trúc: Sự ra đời của nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, như đền Angkor Wat (Campuchia), các tháp Chăm (Việt Nam), các đền đài ở Indonesia... Những công trình này không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là minh chứng cho trình độ kỹ thuật và nghệ thuật cao của người dân Đông Nam Á thời bấy giờ. Chúng thu hút khách du lịch và là nguồn cảm hứng cho kiến trúc hiện đại.

- Điêu khắc: Các tác phẩm điêu khắc tinh xảo trên các công trình kiến trúc, tượng Phật, tượng thần... Những tác phẩm này thể hiện trình độ nghệ thuật điêu khắc cao và ảnh hưởng đến nghệ thuật điêu khắc hiện đại.

- Tôn giáo: Sự phát triển và lan truyền của Phật giáo, Hindu giáo, và Islam. Những tôn giáo này đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, xã hội, và đời sống tinh thần của người dân Đông Nam Á cho đến ngày nay.

- Chữ viết: Sự phát triển của chữ viết, như chữ Phạn, chữ Hán, chữ Khmer, chữ Jawa... Chữ viết là công cụ quan trọng để lưu giữ và truyền bá văn hóa.

Ví dụ:

Từ nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVI, Đông Nam Á chứng kiến sự phát triển rực rỡ của nhiều thành tựu văn hóa. Kiến trúc Angkor Wat đồ sộ ở Campuchia, với kỹ thuật xây dựng tinh vi, vẫn là biểu tượng văn hóa của quốc gia này và thu hút khách du lịch toàn cầu. Các tác phẩm điêu khắc tinh xảo trên các đền tháp Chăm ở Việt Nam thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân thời đó và là nguồn cảm hứng cho nghệ thuật đương đại. Sự lan truyền của Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa tâm linh của nhiều quốc gia, ảnh hưởng đến lối sống và triết lý của người dân cho đến ngày nay. Những câu chuyện dân gian, ca dao, tục ngữ được lưu truyền qua nhiều thế hệ, phản ánh giá trị văn hóa và tinh thần của người dân, góp phần làm phong phú kho tàng văn học.

em lớp 5 nha

Rút ra bài học kinh nghiệm từ phong trào Tây Sơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay 

- Phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của toàn dân. Có sự đồng lòng của người dân không có gì là không thể làm được. 

- Đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp, người lãnh đạo phải sáng suốt đường lối đúng đắn

-  Đề cao lòng nhân đạo, thiện chí hòa bình.

-  Biết dùng người tài vào những vị trí quan trọng.

em lớp 5 ạ.

  1. Nâng cao ý thức phòng tránh bệnh sốt rét.
  2. Vệ sinh môi trường sống, loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi.
  3. Phòng ngừa bị muỗi đốt.
  4. Uống thuốc dự phòng và điều trị sớm.
  5. Dự phòng tài chính trước bệnh sốt rét.

tế bào thực vật :- Có vách Xenlulo bao ngoài màng sinh chất

- Có lục lạp, tự dưỡng

- Chất dự trữ là tinh bột

 Không bào lớn ở trung tâm

- Lizôxôm thường không tồn tại


- Không có trung thể


- Nhân tế bào nằm gần màng tế bào


- Chỉ một số tế bào có khả năng phân chia


- Lông hoặc roi không có ở thực vật bậc cao

tế bào động vật:- Không có vách xenlulo bao ngoài màng sinh chất

- Các phiến mỏng không có, các tế bào cạnh nhau gắn kết nhờ dịch gian bào

- Không có lục lạp, sống dị dưỡng

- Chất dự trữ là hạt glicôzen

- Lizôxôm luôn tồn tại


- Có trung thể


- Nhân tế bào nằm ở bất cứ chỗ nào trong tế bào, thường là giữa tế bào


- Hầu như tất cả các tế ào có khả năng phân chia


- Thường có lông hoặc roi

em lớp 5 ạ.