LE CONG DANH
Giới thiệu về bản thân
Mùa hạ thường có những cơn mưa bất chợt như không báo trước bao giờ.
Bầu trời trong xanh, cao và rộng. Nắng mùa hạ như đang thiêu đốt vạn vật. Cái nắng gay gắt. Cái nắng chói chang làm mọi vật như đang ủ rũ. Rồi bất chợt như ai đem đổ cả nghiên mực lên trời khiến những làn mây xanh như chạy trốn. Cả ông mặt trời cũng chạy trốn, nấp mình sau những chòm mây đen. Chỉ còn lại những đám mây đen ngày càng dày đặc. Gió bắt đầu thổi mạnh. Rồi những tiếng sấm ầm ầm. Sét như những lưỡi gươm tua tủa rạch ngang bầu trời. Không khí như đông đặc lại. Gió mạnh làm những làn cây cong mình như không thể chống đỡ nổi. Gió cuốn bụi mù mịt trên những con đường. Gió làm xào xạc những khóm mía góc vườn. Mọi người hối hả trở về nhà. Những đứa trẻ hồn nhiên hình như lại thích trời mưa. Chúng í ới gọi nhau chạy ra đường như để chào đón trận mưa đang tới. Gà mẹ lục đục dắt đàn con vào tránh mưa nơi những chân đống rạ. Những chú cóc dường như vui vẻ nhất. Nhân dịp này chúng được nhảy ra khỏi những chiếc tổ cũ tha hồ kêu ồm ộp như nói chuyện với ông trời. Những đàn mối bay lượn vui vẻ trong không gian. Mối già bay cao, Mối trẻ bay thấp. Họ hàng nhà mối chỉ góp mặt đông đủ mỗi khi mưa về.
Rồi không bao lâu, trời bắt đầu đổ mưa. Lúc đầu, mưa nhỏ hạt. Rồi những hạt mưa to dần. Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà, trên những tàu lá chuối như những bản nhạc vui nhộn. Rồi mưa mỗi lúc một to. Mưa làm ngập ngụa những con đường. Nước mưa tràn ngập những con ngõ nhỏ. Khắp không gian, một màu trắng của mưa. Mưa xối xả như muốn trút hết nước xuống mặt đất. Những chú cá rô nghịch ngợm lách mình lên khỏi ao bèo. Thấp thoáng trên những con đường xa, những chiếc ô với màu sắc sặc sỡ đang vội vã trở về nhà. Một vài chiếc xe máy phóng nhanh làm nước trên mặt đường bắn tung tóe… Những đứa trẻ đã chạy nhanh vào hiên nhà trú mưa. Nhưng chúng vẫn không thôi nghịch ngợm, vẫn xòe tay ra hứng những hạt nước mưa rơi trên mái nhà xuống với ánh mắt thích thú.
Những cơn mưa đến rồi bất chợt đi. Mưa mùa hạ không rả rích đêm ngày mưa thối đất thối cát như mưa mùa đông, không lấm tấm mưa phùn như mưa mùa xuân. Sau cơn mưa, nước mưa chảy thành dòng trên mặt đường. Mọi vật như được cởi bỏ tấm áo cũ dính đầy bụi bặm để khoác lên mình tấm áo mới vẫn còn lung linh những hạt mưa. Những con đường trở nên sạch sẽ và sáng sủa hơn. Những chú giun chui lên khỏi mặt đất. Rồi chúng lại nhanh chóng bảo nhau trở về tổ bởi mẹ con nhà gà đang ráo riết kiếm mồi. Mọi người lại trở lại với những sinh hoạt bình thường của cuộc sống. Những cậu bé lại kéo nhau chạy ra đường nghịch những dòng nước đầy ắp đang chảy thành rãnh lớn. Những hạt nước mưa đang trườn mình xuống đất từ những tàu lá chuối xanh. Bầu trời lại quang đãng và như cao rộng thêm ra. Không khí sau cơn mưa lại trở nên mát mẻ và dễ chịu. Những nàng gió như cũng hiền lành hơn. Nhẹ nhàng lướt thướt kéo mình qua vạn vật. Sau cơn mưa mùa hạ, bầu trời về phía tây bao giờ cũng đỏ ửng. Cầu vồng xuất hiện với bảy sắc màu kì diệu như muốn làm duyên với không gian bao la. Cơn mưa mùa hạ làm những đọt bàng non rụng xuống, rồi hoa bàng rụng trắng cả một góc sân.
Mưa mùa hạ đến và đi bất chợt. Nhưng chính sự bất chợt đó lại để lại những khoảnh khắc không thể quên. Nó làm dịu đi không khí oi nồng, ngột ngạt của mùa hạ đầy lửa, làm con người dễ chịu, thư thái để cảm nhận hương vị của cuộc sống
y.(3-1)=0
y.2=0
y =0:2
y =0
Vậy y=0
Ta có:
Đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết rơi, đường phố vắng ngắt và sực nức mùi ngỗng quay. Một em bé đầu trần, chân đất đi bán diêm. Không ai mua cho em lấy một bao hay bố thí cho em một đồng nào. Vừa đói, vừa rét nhưng em không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em đã mồ côi mẹ và mất đi người thân yêu em nhất là bà nội. Em ngồi nép vào tường giữa hai ngôi nhà. Đêm giao thừa càng lạnh giá, em liền đánh liều quẹt một que diêm. Bỗng chiếc lò sưởi hiện ra. Diêm tắt, lò sưởi biến mất. Quẹt que diêm thứ hai, em thấy một bàn ăn thịnh soạn và một con ngỗng quay đang tiến về phía em. Diêm tắt, bàn ăn và con ngỗng biến mất. Em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Nô-en hiện ra. Diêm tắt, cây thông Nô-en biến mất. Quẹt que diêm thứ tư: bà nội em hiện lên. Sợ diêm tắt, em vội quẹt hết diêm trong bao. Lần thứ năm, cô thấy bà nắm tay mình đi về chầu Thượng đế. Đó cũng là lúc cô thấy niềm hạnh phúc. Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Người ta bảo chắc cô bé chết vì rét nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười. Không ai biết cái điều kì diệu mà em đã thấy trong đêm giao thừa.
Một đêm giao thừa. Rét dữ dội, tuyết rơi. Một cô bé đầu trần chân đi đất dò dẫm trong đêm tối. Đôi chân trần nhỏ bé, đỏ ửng lên, tím bầm lại. Chiếc tạp dề cũ kĩ đựng đầy diêm và tay cô bé còn cầm thêm một bao. Suốt một ngày dài chẳng bán được một bao nào! Chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Bụng đói cật rét mà em vẫn phải lang thang trên đường. Tuyết bám đầy tóc và xếp thành từng búp trên lưng em.
Đêm giao thừa, nhà nhà sáng rực ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay. Năm xưa. khi bà nội hiền hậu còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Sau đó, bà mất, gia sản tiêu tán, gia đình phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh..., đến chui rúc trong một xó tối tăm, Giờ đây, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa...
Lang thang mãi, đêm khuya càng rét dữ. Em không thể về, nếu không bán được ít bao diêm thì sẽ bị bố đánh. Em ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà xa lạ. Đôi chân rét buốt, đôi bàn tay đã cứng đờ ra. Em đánh liều quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét. Ngọn lửa xanh lam rồi sáng rực như than hồng. Nhìn ngọn lửa diêm em tưởng chừng đang ngồi trước một lò sưởi. Que diêm tàn, lửa tắt, em bần thần cả người, chợt nghĩ ra đêm nay về nhà thế nào cũng bị bố mắng.
Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy sáng rực lên. Em chìm vào một cơn mộng đẹp. Một bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Con ngỗng quay nhảy ra khỏi dĩa cùng dao ăn, phu ốc-sét tiến về phía em... Diêm lại tắt, mộng tan, đêm tối dày đặc và lạnh lẽo.
Em quẹt que diêm thứ ba, bỗng em thấy hiện ra cây thông Nô-en trang trí lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Em với tay về phía cây... nhưng diêm tắt. Nến bay lên thành những ngôi sao trên trời...
Em quẹt que diêm thứ tư, ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Em nghĩ tới một ngôi sao đổi ngôi, một linh hồn bay lên trời với Thượng đế, em nghĩ tới bà nội em đã mất. Em cất tiếng gọi: “Bà ơi!”. Em reo lên. Em nhớ lại những ngày bà còn sống, bà cháu từng được sống sung sướng. Em van bà xin Thượng đế chí nhân cho em bay lên trời để được về với bà. Diêm tắt phụt, ảo ảnh sáng rực trên khuôn mặt em cũng biến mất. Em quẹt tất cả mọi que diêm còn lại. Diêm nối nhau chiếu sáng. Em nhìn thấy gương mặt bà to lớn, đẹp lão. Bà cầm tay cháu rồi hai bà cháu cùng bay lên cao, cao mãi về chầu Thượng đế.
Sáng hôm sau, mồng một Tết, tuyết vẫn phủ mặt đất, mặt trời chói chang trời xanh. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Họ đã nhìn thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười nằm chết ở một xó đường vì giá rét đêm giao thừa. Em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn.
Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa cô bé bán diêm có hoàn cảnh rất nghèo khó mẹ mất, bà đã qua đời. Em sống chui rúc ở một xó tối tăm. Em luôn phải lắng nghe những tiếng chửi rủa của bố và một đêm giao thừa trời rét mướt, tuyết phủ trắng xóa. Em một mình đi bán diêm giữa phố vắng. Mọi nhà đều sáng rực đèn và trong góc phố rực mùi ngỗng quay. Em nhớ lại năm xưa khi bà nội hiền hậu của em còn sống em cũng được đón giao thừa ở nhà. Em rét quá không thể tiếp tục đi nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm, cô bé đã ngồi quẹt các que diêm lên trước mắt. Rồi cô lần lượt tưởng tượng ra những hình ảnh cái lò sưởi, trong lò sưởi lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Em quẹt que diêm thứ hai diêm cháy sáng rực lên, em nhìn vào trong nhà bàn ăn đã được trải khăn bàn trắng tinh. Trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Khi que diêm vụt tắt, thực tế trở về chẳng còn bản ăn thịnh soạn nào cả phố xá vắng teo lạnh buốt. Quẹt que diêm thứ ba em thấy hiện ra cây thông Noel. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã từng thấy. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh. Em với đôi tay về phía cây nhưng diêm tắt, tất cả những ngọn nến bay lên bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Em quẹt que diêm nữa vào tường, ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em thấy bà đang mỉm cười với em. Em reo lên và mong muốn bà cho em theo. Que diêm vụt tắt và ảo ảnh sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất. Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao với mong muốn bà em ở lại em thấy. Bà cầm lấy tay em và hai bà cháu vụt bay lên cao. Lúc đó chẳng còn đói, rét đau buồn nào đe dọa nữa. Sáng hôm sau ngày mùng một đầu năm trên đường phố một thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm. Trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Cô bé đã chết trong đêm giao thừa.
hi hi
Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... Nhưng trong thực tế, hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp... Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ khôn lường. Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới. Cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư; cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi... đã biến trẻ em thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi, người ta tuyển mộ cả trẻ em vào quân đội, tay lăm lăm súng ống giáp mặt với giết chóc.... Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin... mà gần đây nhất là vụ khủng bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Bes-lan) làm hàng trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống trong nỗi kinh hoàng khôn tả... Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột. Ở Việt Nam, đây đó, chúng ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, bị bắt buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha mẹ li hôn... Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, là mối quan tâm sâu sắc của lương tâm loài người. Các quyền của trẻ em cần phải được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, có trách nhiệm. Mỗi học sinh chúng ta hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của mình, phát huy tinh thần tương ái tương trợ, yêu thương giúp đỡ, nhường cơm xẻ áo cho những bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là một hình thức hữu hiệu góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
- Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa:Mái chèo thuyền, kéo - Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia: Kẹp làm vỡ hạt, xe rùa. - Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu: Cần câu, đũa.
Giải:
Nếu số lớn bớt đi đơn vị thì tổng là:
Vậy số bé khi đó bằng số lớn
Số bé là:
Số lớn là:
Đáp số: Số bé:1,21
Số lớn: 30,94