Nguyễn Khiết Tường

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Khiết Tường
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Khi còn nhỏ, ai trong chúng ta cũng được cha mẹ chăm sóc, nâng niu. Lớn lên, ta được mở mang hiểu biết nhờ sự chỉ dạy của thầy cô và học hỏi từ bạn bè, từ thế giới xung quanh. Mặc dù chúng ta có rất nhiều sự giúp đỡ nhưng ai rồi cũng sẽ phải trưởng thành, phải sống một cuộc sống của riêng mình. Chính bởi vậy, tự lập và một điều rất cần thiết trong cuộc sống. Trước hết cần hiểu được khái niệm của hai chữ “tự lập” và nguyên nhân con người cần phải tự lập trong cuộc sống. Tự lập hiểu theo nghĩa tường minh là tự mình làm nên việc gì đó mà không lệ thuộc vào một ai. Khi có tính tự lập, chúng ta sẽ có những lập trường, quan điểm riêng, từ đó tự lựa chọn cho mình một con đường, một hướng đi trong tương lai. Tự lập là cách sống trái với sự ỷ nại, dựa dẫm vào người khác hay trông chờ vào vận may. Đây là là một lối sống tốt, giúp cho con người trở nên tự tin, bản lĩnh và làm chủ được cuộc sống của mình và gặt hái được thành công tốt hơn. Thực chất, không phải chỉ có những người trưởng thành mới có khả năng tự lập. Ngay từ khi còn nhỏ chúng ta cũng đã có thể rèn luyện tính tự lập để có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Chẳng hạn, khi còn là học sinh, chúng ta cần tự giác làm bài về nhà. Trên lớp, gặp bài tập khó, thì chúng ta cũng nên tự suy nghĩ, cố gắng tìm đọc các phương pháp, gợi ý để giải quyết vấn đề chứ không nên chép bài của bạn. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã tự tìm hiểu mà vẫn chưa hiểu, chưa biết về lĩnh vực đó thì nên hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng có thể rèn luyện tính tự lập. Có thể tự dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, chăm sóc vật nuôi trong nhà thay ông bà, bố mẹ ngay cả khi không được nhờ vả. Điều này không chỉ giúp gia đình tự hào về bạn mà còn có ích khi bố mẹ vắng nhà, bạn vẫn có thể đảm đương chu đáo. Có một thực tế đó là đời sống hiện nay đã trở nên khá giả hơn. Nhiều gia đình chỉ cần con cái học giỏi là được mà quên đi việc rèn luyện cho con kỹ năng sống. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay không có tính tự lập là vì thế. Từ cách bố mẹ nuông chiều con cái đã dẫn đến con không biết làm một việc gì ngoài việc học. Ngay cả khi bố mẹ vắng nhà cũng không thể tự nấu một bữa cơm chỉnh tề. Những việc thiết yếu trong cuộc sống như vậy mà không thể tự làm được thì thật đáng trách. Có thể nói rằng, sống tự lập là một lối sống đẹp và cần thiết đối với tất cả chúng ta. Sự tự lập sẽ rèn luyện cho con người chúng ta bản lĩnh vững vàng và sự tự tin trong cuộc sống, từ đó tạo nên những thành công cho con người. Tuy nhiên, cũng không nên hiểu tự lập là tách mình ra khỏi công đồng, đoàn thể. Sự tự lập là để rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin chứ không phải là sống ích kỷ chỉ biết đến bản thân mình. Khi được trui rèn, chúng ta sẽ có bản lĩnh và sức mạnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Người xưa có câu: “Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan” Là nói đến sự tự lập và thành công của những người tự lập. Cuộc sống là một hành trình tìm kiếm hạnh phúc và làm rõ bản thân mình là ai, mình làm được gì. Có một hành trang là sự tự lập cũng như bản lĩnh và sự tự tin sẽ giúp chúng ta có thể thành công trong cuộc sống, đạt được những điều tốt đẹp hằng mong.

Hình tượng “li khách” trong bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm là một hình ảnh độc đáo, giàu chất bi tráng và ám ảnh. “Li khách” không được khắc họa như người anh hùng lẫm liệt mà lại hiện lên lặng lẽ, cô độc và đầy suy tư. Người ra đi “áo vải chân không đi lẻ loi”, mang theo nỗi buồn của chia ly, sự mất mát lặng thầm chứ không phô trương, ồn ào. Dù không nói ra, nhưng qua từng câu chữ, ta cảm nhận được tâm trạng nặng nề, sự giằng xé trong lòng người ra đi giữa lý tưởng và tình riêng. Càng về cuối bài thơ, hình ảnh “li khách” càng hiện lên như một kẻ lặng lẽ đối mặt với số phận: “không bao giờ trở lại” – một cuộc ra đi không hẹn ngày về, mang dáng dấp của bi kịch. Thông qua hình tượng ấy, Thâm Tâm đã thể hiện sâu sắc tâm trạng con người trong thời đại nhiễu nhương: ra đi không phải vì ham danh lợi, mà là chấp nhận đánh đổi để giữ lấy khí tiết và lý tưởng. Hình tượng “li khách” vì thế không chỉ lay động cảm xúc mà còn gửi gắm một thông điệp nhân văn sâu sắc về sự hy sinh thầm lặng và lòng dũng cảm vượt lên hoàn cảnh.

Một thông điệp ý nghĩa nhất rút ra từ bài thơ Tống Biệt Hành là cuộc đời có những lúc phải lựa chọn lên đường, dù biết phía trước là chia ly, bất định và mất mát. Bài thơ không ca ngợi sự ra đi bằng hào khí, mà chất chứa nỗi buồn, sự day dứt và lặng lẽ của kẻ bước chân vào cõi mịt mù – điều này phản ánh những khoảnh khắc quyết định trong đời người: khi ta phải từ bỏ sự an toàn, rời xa những gì quen thuộc để đối diện với thử thách. Trong cuộc sống, không phải lúc nào lựa chọn cũng dễ dàng. Nhiều khi, như người ra đi trong bài thơ, ta không chắc sẽ đạt được gì, chỉ biết mình cần đi – vì lý tưởng, vì hoàn cảnh, hay vì không thể sống mãi như cũ.



Hình ảnh “tiếng sóng” trong văn bản không đơn thuần là âm thanh của thiên nhiên, mà là biểu tượng đa nghĩa: nó vừa là không gian chia ly, vừa là quy luật khắc nghiệt của thời cuộc, lại vừa là tiếng vọng nội tâm của cả người đi lẫn người tiễn. Chính sự đa tầng ấy khiến bài thơ thêm phần day dứt, ám ảnh và giàu chất tượng trưng.


- Câu thứ nhất phủ định hình ảnh thông thường của hoàng hôn: “không thắm, không vàng vọt” – tức là buổi chiều không có những gam màu quen thuộc. Nhưng ngay sau đó, nhà thơ lại cảm thấy “đầy hoàng hôn” trong “mắt trong” – nơi vốn dĩ không thể “đựng” hoàng hôn. => Tác dụng: Tạo nên một nghịch lý nghệ thuật, làm nổi bật cảm xúc chủ quan của cái “nhìn” đầy cảm xúc. Gợi một hoàng hôn tâm trạng, hoàng hôn trong lòng người chứ không còn là cảnh sắc tự nhiên.

- Câu thơ thứ hai “Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?” có cấu trúc cú pháp đảo ngược và không theo chuẩn ngữ pháp thông thường của tiếng Việt. Một cách diễn đạt bình thường sẽ là: "Tại sao trong mắt trong lại đầy hoàng hôn?" => Tác dụng: Tạo cảm giác mơ hồ, bâng khuâng, thể hiện tâm trạng dạt dào cảm xúc. Nhấn mạnh vào hình ảnh "mắt trong" và "hoàng hôn", tăng chất thơ và chiều sâu nội tâm. Làm nổi bật cảm xúc ngỡ ngàng, thổn thức khi cảm nhận cái đẹp và nỗi buồn của buổi chiều.


- Không gian: ảm đạm, hiu quạnh

- Thời gian: buổi chiều


"ta" – người đưa tiễn và "người" – người ra đi.

- Hiện tượng "đóng mở của khí khổng" thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng. Vì hiện tượng này là vận động không thuận nghịch do sự biến đổi sức trương nước của khí khổng dưới tác dụng của tác nhân kích thích không định hướng như nhiệt độ, cường độ ánh sáng,độ ẩm không khí, gió,...

- Hiện tượng "nở của cây mười giờ" thuộc kiểu ứng động sinh trưởng. Vì hiện tượng này xảy ra do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở mặt trên và mặt dưới của hoa làm cho hoa nở hoặc khép dưới tác dụng của tác nhân kích thích không định hướng mang tính chu kỳ như nhiệt độ, ánh sáng,...

- Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng dẫn tới tử vong ở trẻ vì: 

+ Khi bị tiêu chảy, trẻ ăn ít đi trong khi khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng bị giảm một phần khiến tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn. Trẻ chết vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng. 

+ Đồng thời, khi bị tiêu chảy, nước và chất điện giải bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.

*Hệ tuần hoàn hở:

- Đại diện: Động vật thân mềm và chân khớp

- Cấu tạo: Thiếu mao mạch

- Đường đi của máu: Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể, ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim. 

- Tốc độ máu trong hệ mạch: tốc độ máu chảy chậm 

* Hệ tuần hoàn kín:

- Đại diện: có ở mực ống, bạch tuộc,giun đốt, chân đấu và động vật có xương sống.

- Cấu tạo: Đầy đủ

- Đường đi của máu: Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó trở về tim. Máu trao đổi chat với tế bào qua thành mao mạch. 

- Tốc độ máu trong hệ mạch: Tốc độ máu chảy nhanh