Nguyễn Thị Thanh Kim
Giới thiệu về bản thân
Trần Tế Xương, quê ở Nam Định, là người có tài nhưng lận đận thi cử. Ông sáng tác nhiều thơ Nôm, phản ánh rõ nét bức tranh hiện thực xã hội, đặc biệt là bài lễ xứng danh khoa Đinh Dậu. Phản ánh kỳ thi.
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vi đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Cờ kéo rợp trời ,quan sứ đến,
Váy lê quét đất,mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Hai câu đề nói về sự kiện ba năm mở một kì thi.
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Từ "lẫn" chỉ sự bát nháo của kỳ thi dẫn đến điều bất thường, tạo nên một kỳ thi với tất cả sự ô hợp, hỗn tạp, thiếu nghiêm túc trong buổi giao thời.
Hai câu thực nói về cảnh tượng khi đi thi.
Lôi thôi sĩ tử vi đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Hình ảnh sĩ tử "lôi thôi, vai đeo lọ" thể hiện dáng vẻ lộm thuộm, nhếch nhác. Còn quan trường thì "ậm ọe,miệng thét loa" ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ. Trong hai câu thơ này tác giả đã sử dụng nghệ thuật từ láy tượng thanh và tượng hình "ậm oẹ,lôi thôi". Tác giả còn sử dụng nghệ thuật đối và biện pháp tu từ đảo ngữ, về đối là "lôi thôi sĩ tử"đối với "ậm oẹ quan trường", về đảo ngữ là đảo trật tự cú pháp "lôi thôi sĩ tử","ậm oẹ quan trường". Qua hai câu thơ này tạo nên cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
Hai câu luận nói về hình ảnh ông to bà lớn đến trường thi.
Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.
Hình ảnh quan sứ và mụ đầm tạo nên sự phô trương về hình thức, không đúng nghi lễ một kỳ thi. Trong hai câu thơ này, tác giả sử dụng nghệ thuật đối từ cờ đối với váy, trời đối với đất, quan xứ đối với mụ đầm, nói lên thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân, tất cả báo hiệu về sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.
Hai câu kết nói về thái độ của tác giả đối với kỳ thi.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trong cảnh nước nhà.
Thể hiện thái độ ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước và thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cử của riêng ông. Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nổi nhục mất nước.
Bài thơ "lễ xứng danh khoa Đinh Dậu"là một bức tranh sinh động về xã hội đương thời, qua đó thể hiện tài năng chào phúng và lòng yêu nước sâu sắc của tác giả Trần Tế Xương.
Tiếng cười kết nối con người, một nụ cười thân thiện có thể phá vỡ mọi rào cản, giúp chúng ta dễ dàng kết nối với người khác. Tiếng cười chung tạo ra sự đồng cảm, gắn kết và giúp xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh.
Hình ảnh một người phụ nữ trẻ