Đào Thị Thu Hà

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đào Thị Thu Hà
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: Ngôi kể của văn bản là ngôi thứ nhất , người kể chuyện trực tiếp xuất hiện trong câu chuyện và kể lại câu chuyện Câu 2: Điểm nhìn trong đoạn trích là điểm nhìn của nhân vật Chi-hon, con gái thứ ba của bà Park So Nyo. Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên là nghệ thuật tương phản " Lúc mẹ bị xô tuột khỏi tay bố " - "Cô đang cùng đồng nghiệp tham dự triển lãm sách tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc " ; "Lúc mẹ cô bị lạc ở ga tàu điện ngầm Seoul" - "Cô đang cầm trên tay bản dịch tiếng Trung cuốn sách của cô tại một quầy sách ở triển lãm " Tác dụng + Tăng sức gợi hình gợi cảm làm cho câu văn thêm sinh động hấp dẫn + Làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh của Chi-hon và sự mất tích của mẹ.Thể hiện sự vô tâm, bận rộn của Chi-hon trong khi mẹ cô gặp nạn. Gợi lên sự day dứt, ân hận trong lòng Chi-hon về việc không ở bên cạnh mẹ lúc cần thiết. Qua đó tác giả thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của Chi-hon và sự mất mát của người mẹ. Truyền tải tới độc giả về sự phê phán nhẹ nhàng đối với sự vô tâm của con người trong xã hội hiện đại, nơi mà công việc và sự nghiệp đôi khi lấn át tình cảm gia đình. Câu 4: Người mẹ trong tác phẩm "Hãy chăm sóc mẹ" hiện lên với những phẩm chất đáng quý, đó là tình yêu thương vô bờ bến và sự hy sinh thầm lặng dành cho gia đình. Qua lời kể của Chi-hon, chúng ta cảm nhận được sự hi sinh của mẹ, luôn đặt lợi ích của con cái lên trên bản thân mình. Chi tiết mẹ chọn váy cho con gái, dù con không thích và gạt đi, nhưng mẹ vẫn ngắm nghía chiếc váy với vẻ tiếc nuối, cho thấy mẹ sẵn sàng bỏ qua mong muốn của bản thân để con được vui vẻ. Bên cạnh đó, mẹ còn là người dịu dàng, ân cần, luôn quan tâm đến cảm xúc của con. Khi Chi-hon chê chiếc váy là "trẻ con", mẹ không trách móc mà chỉ hỏi "Thật sao?", . Mẹ cũng là người lạc quan, mạnh mẽ, có thể vượt qua khó khăn, đối mặt với cuộc sống một cách kiên cường. Hình ảnh mẹ nắm tay con gái bước đi giữa biển người, thể hiện sự tự tin và bản lĩnh. Cuối cùng, mẹ còn mang trong mình sự giản dị, chất phác của một người phụ nữ đến từ vùng quê. Chi tiết về chiếc khăn cũ kỹ mẹ đội trên đầu, tương phản với chiếc váy xếp nếp mà mẹ chọn cho con, thể hiện sự khác biệt về phong cách sống, nhưng không làm giảm đi tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ. Người mẹ trong tác phẩm là hiện thân của tình mẫu tử thiêng liêng, là tấm gương về sự hy sinh và tình yêu thương vô điều kiện. Qua đó thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với người mẹ và truyền cảm hứng tới độc giả những giá trị nhân văn . Câu 5: Qua văn văn bản , khi nhớ về mẹ, Chi-hon hối tiếc vì đã không mặc thử chiếc váy mà mẹ chọn cho cô. Cô đã vô tâm gạt bỏ mong muốn của mẹ, khiến mẹ buồn. Sự hối tiếc này không chỉ dừng lại ở chiếc váy, mà còn là sự nhận ra về những khoảnh khắc đã bỏ lỡ, những lời nói vô tình đã làm tổn thương tình cảm của mẹ. Từ đó ta có thể thấy rằng những hành động vô tâm, dù nhỏ nhặt, có thể gây ra những tổn thương sâu sắc cho những người thân yêu. Đôi khi, chỉ một lời nói vô tình, một sự thờ ơ trong khoảnh khắc, hay một sự ích kỷ nhất thời cũng đủ để làm rạn nứt tình cảm. Chúng ta thường mải mê với cuộc sống riêng, quên đi việc quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh. Để rồi, khi nhận ra, chúng ta chỉ còn lại sự hối tiếc và ân hận. Vì vậy, hãy luôn trân trọng và thể hiện tình yêu thương với những người thân yêu, đừng để những hành động vô tâm trở thành rào cản trong tình cảm gia đình.

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

Câu 2:

Theo văn bản, cậu bé Ngạn chạy sang nhà bà để trốn những trận đòn của ba.

Câu 3:

Dấu ba chấm trong câu "Hồi nhỏ, nhỏ xíu, tôi không có bạn gái. Suốt ngày tôi chỉ chơi với… mẹ tôi và bà nội tôi."

Tác dụng

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm , làm cho câu văn thêm sinh động hấp hấp

+ Thể hiện sự liệt kê chưa hết ý, sự ngập ngừng, dở dang trong lời kể của cậu bé Ngạn ,gợi ra sự thiếu vắng bạn bè, sự cô đơn trong tuổi thơ của cậu bé. Qua đó tác giả thể hiện sự đồng cảm, thương xót với sự cô đơn của Ngạn, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của tình cảm gia đình, đặc biệt là tình yêu thương của mẹ và bà nội, trong việc bù đắp những thiếu thốn về mặt tình cảm. Gợi sự suy tư, đồng thời kích thích trí tưởng tượng của người đọc, khiến họ tự hình dung về những điều còn thiếu, còn dang dở trong cuộc sống của nhân vật, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Câu 4:

Nhân vật người bà trong đoạn trích hiện lên như một biểu tượng của tình yêu thương và sự che chở. Bà là hiện thân của sự hiền từ và nhân hậu, luôn thể hiện sự dịu dàng, ân cần trong cách đối xử với Ngạn. Khi Ngạn tìm đến bà để trốn tránh những trận đòn, bà không ngần ngại "dịu dàng trấn an" và "đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà", thể hiện sự che chở và bảo vệ tuyệt đối. Bà còn là người thấu hiểu và đồng cảm, biết rõ nỗi sợ hãi và sự cần thiết được an ủi của cháu. Không chỉ che chở về mặt thể xác, bà còn dành thời gian gãi lưng, kể chuyện cho Ngạn nghe. Sự kiên nhẫn và chu đáo của bà được thể hiện qua việc kể lại những câu chuyện đã thuộc lòng, nhưng vẫn luôn "dịu dàng và âu yếm", toát ra "một tình cảm trìu mến đặc biệt" khiến trái tim Ngạn rung động.

Tình yêu thương của bà dành cho Ngạn là vô bờ bến, là nguồn động viên tinh thần to lớn, giúp Ngạn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Người bà trong văn bản là một hình tượng đẹp đẽ, đáng trân trọng, là chỗ dựa vững chắc và là người bạn đồng hành tuyệt vời của Ngạn trong suốt tuổi thơ.

Câu 5:

Đoạn trích trong "Mắt biếc" của Nguyễn Nhật Ánh khắc họa một cách chân thực những kỷ niệm tuổi thơ của nhân vật Ngạn, đặc biệt là tình cảm gắn bó sâu sắc với bà nội.Từ câu chuyện này, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sự che chở, là nơi hình thành nhân cách và giá trị sống. Đó là nơi chúng ta chia sẻ, đồng hành và vượt qua mọi khó khăn. Tình cảm gia đình là nguồn động viên to lớn, giúp chúng ta tự tin hơn vào bản thân và có thêm động lực để theo đuổi ước mơ. Gia đình còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp và truyền thống tốt đẹp, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cội nguồn và bản sắc văn hóa của mình. Và hơn thế nữa hay nhớ rằng gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, là nơi chúng ta tìm thấy sự bình yên, hạnh phúc và ý nghĩa trong cuộc sống.


Câu 1: Thể thơ của đoạn trích là 8 chữ . Căn cứ vào số chữ mỗi dòng đều là 8 chữ.

Câu 2: Một số từ ngữ tiêu biểu thể hiện hình ảnh của biển đảo và đất nước: - Biển, Hoàng Sa, sóng, Tổ quốc, đất nước, máu, cờ

Câu 3: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ: "Mẹ Tổ quốc" - "máu ấm trong màu cờ nước Việt" Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động hấp dẫn, Thể hiện sự gắn bó máu thịt, thiêng liêng giữa Tổ quốc và nhân dân. Đó là tình yêu thương, sự che chở của Tổ quốc đối với những người con đang ngày đêm bảo vệ biển đảo. Đồng thời nói lên tình cảm tự hào , trân trọng, tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Qua đó gieo vào trong lòng bạn đòng những ấn tượng sâu đậm

Câu 4: Đoạn trích " Tổ quốc trường sa " thể hiện những tình cảm tự hào đầy kính trọng của nhà thơ dành cho biển đảo Tổ quốc. Đó là tình yêu thương, tự hào về Tổ quốc qua những câu thơ ca ngợi sự hy sinh, tinh thần chiến đấu của những người con đất Việt "Khi giặc đến vạn người con quyết tử "," Cho một lần Tổ quốc được sinh ra". Là sự biết ơn, kính trọng đối với những người đã hy sinh , ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển đảo qua hình ảnh "Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa " " Máu của họ ngân bài ca giữ nước". Đồng thời thể hiện niềm tin vào sức mạnh, sự trường tồn của dân tộc, "Mẹ Tổ quốc" sẽ luôn ở bên cạnh, che chở cho con dân, mong muốn đất nước được hòa bình, độc lập, tự do. Đó là một tình cảm yêu nước sâu sắc, thiêng liêng. Tình cảm ấy của nhà thơ không chỉ là tình yêu thương, tự hào mà còn là sự biết ơn, kính trọng và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.

Câu 5: Đoạn trích "Tổ quốc ở Trường Sa" của tác giả Nguyễn Việt Chiến đã nói lên niềm tự hào , tự tôn dân dộc đồng thời cũng là sự kính trọng đối với những con người đã ngã xuống để bảo vệ đất nước. Qua đó là một công dân Việt Nam, ta phải hiểu rằng việc bảo vệ biển đảo quê hương là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người. Bởi lẽ để được bình yên, hạnh phúc như hôm nay đó là sự hy sinh của biết bao giọt mồ hôi, sương máu của những con người chiến sĩ ngoài biển đảo. Vì vậy mà mỗi người phải cố gắng học tập thật tốt để có kiến thức, kỹ năng, góp phần xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, về ý thức bảo vệ môi trường biển. Luôn ủng hộ, đồng hành cùng những người đang ngày đêm bảo vệ biển đảo, góp phần nhỏ bé vào công cuộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.


Câu 1: Văn bản thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh xa quê, cụ thể là ở thành phố Xan-đi-ê-gô (San Diego) của Mỹ.

Câu 2: Những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình ngỡ như quê ta: " Nắng ", "mây", "đồi"

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của văn bản đó là nỗi nhớ quê hương, sự cô đơn và cảm giác lạc lõng của người xa xứ.

Câu 4: Trong khổ thơ đầu nhân vật trữ tình nhìn thấy "nắng", "mây", "đồi" và có cảm giác "ngỡ là tôi lúc ở nhà". Tâm trạng lúc này là sự gần gũi, thân thuộc, có chút vui vẻ vì tìm thấy hình ảnh quê hương nơi đất khách. Ở khổ thơ thứ ba nhân vật trữ tình vẫn nhìn thấy "nắng hanh vàng", "mây trắng", nhưng tâm trạng lại có sự thay đổi. Đó là sự cô đơn, lạc lõng khi nhận ra qua việc nhận ra mình chỉ là "lữ thứ", "bụi đường cũng bụi của người ta". Qua đó ta thấy được, dù hai khổ thơ đều sử dụng hình ảnh thiên nhiên "nắng"," mây " để thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, cách cảm nhận và thái độ của nhân vật trữ tình có sự khác biệt. Khổ thơ đầu tiên nói lên sự lạc quan, hy vọng, tìm thấy sự đồng điệu với quê hương. Nhưng khổ thơ thứ ba lại thể hiện sự cô đơn, lạc lõng, khi nhận ra sự khác biệt giữa "ta" và "người". Sự đối lập này làm nổi bật nỗi nhớ và tình yêu quê hương da diết của tác giả. Từ đó gieo vào trong lòng độc giả những ấn tượng sâu đậm

Câu 5: Hình ảnh ấn tượng nhất với tôi là hình ảnh "Bụi đường cũng bụi của người ta". Hình ảnh này nói lên sự cô đơn, lẻ loi đến tột cùng của người xa xứ. Dù ở đâu, mọi thứ xung quanh đều không thuộc về mình, ngay cả những điều bình dị nhất như bụi đường cũng không phải của mình. Nó thể hiện sự khác biệt, sự cô đơn và nỗi nhớ quê hương sâu sắc của con người xa xứ hay chính là tác giả. Từ đó gieo vào lòng ta những cảm xúc bâng khuâng , đồng cảm, lưu lại những ấn tượng sâu sắc trong trái tim bạn đọc.


143 Thac Buoi 1, Tien Lang, Tien Yen town, Quang Ninh 

16 July 2024  

Viet Organic Garden  

1036 Hang Dau Street, Hoan Kiem District, Ha Noi

Dear Sir or Madam,  

Re: Application for the position of a part-time receptionist

I am writing to apply for the position of a part-time receptionist at Viet Organic Garden. I am a university student with excellent communication and organizational skills, and I am eager to contribute to your team.  

Last summer, I gained valuable experience working as a receptionist at a local café, where I handled customer inquiries, scheduled reservations, and ensured smooth day-to-day operations. I am hardworking, reliable, and friendly, and I take pride in delivering excellent customer service.  

I would be delighted to bring my skills and enthusiasm to Viet Organic Garden. I am available for an interview on weekdays after 3 p.m. and all day on weekends. If my application is successful, I will be able to start work immediately.  

Thank you for considering my application. I look forward to hearing from you soon.  

Yours faithfully, 

 Ha