Nguyễn Đức Mạnh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Đức Mạnh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

-Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 2:

-Căn cứ vào chữ thứ hai của dòng thơ thứ nhất là chữ “thi” – luật bằng, suy ra bài thơ được triển khai theo luật bằng.

Câu 3:

-BPTT: liệt kê "sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong"

-Tác dụng: 

 +Tăng sức gợi hình gợi cảm

 +làm cho câu thơ mạch lạc, có hồn hơn

 +Làm rõ cho quan điểm Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ mà tác giả đưa ra trước đó.

Câu 4:

Tác giả cho rằng trong thơ hiện đại cần có "thép" (sức mạnh, sự kiên cường) vì vào thời điểm ấy, đất nước đang bị xâm lược và cần đấu tranh giành lại độc lập. Thơ không chỉ miêu tả thiên nhiên mà phải phản ánh tinh thần chiến đấu, khích lệ quần chúng. Câu "Thi gia dã yếu hội xung phong" nhấn mạnh rằng nhà thơ không chỉ viết mà còn phải tham gia đấu tranh, xung phong vì sự nghiệp cách mạng. Sự thay đổi này là cần thiết trong bối cảnh xã hội đang đòi hỏi thơ ca có vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh giành độc lập.

Câu 5:

*Cấu tứ của bài thơ:

+ Bố cục: Bao gồm 2 phần: Hai câu đầu nói về thơ xưa, hai câu sau nói về thơ nay.

+ Mạch cảm xúc: Hai câu thơ đầu thể hiện sự trân trọng đối với vẻ đẹp thơ xưa, hai câu sau thể hiện sự cởi mở, khuyến khích sự đổi mới về nội dung thơ ca, tư duy sáng tác trong thời đại mới.

=> Bài thơ có kết cấu chặt chẽ, vừa tương phản, đối lập, vừa hài hòa, thống nhất. Đặt thơ xưa với thơ nay trong sự đối lập, tác giả không nhằm hạ thấp thơ xưa, trái lại Người rất trân trọng, yêu thích thơ xưa, nhưng Người không đồng tình với quan điểm sáng tác đó. Nên Người đã nêu lên quan niệm nghệ thuật của mình về thơ nay – cần có “chất thép” ở trong thơ, để thơ ca trở thành một thứ vũ khí sắc bén, còn anh chị em sáng tác sẽ là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.