

Phạm Diệu Linh
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1.
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Câu 2.
Căn cứ vào chữ thứ hai của dòng thơ thứ nhất là chữ “thi” – luật bằng, suy ra bài thơ được triển khai theo luật bằng
Câu 3.
-Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu:
"Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong" (Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió)
-Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê
Tạo nhịp điệu cho câu thơ,tăng sức gợi hình.Liệt kê hàng loạt hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp thường xuất hiện trong thơ ca cổ, thể hiện sự trữ tình, nhẹ nhàng của thơ xưa.Làm nổi bật đặc trưng của thơ truyền thống, thường thiên về miêu tả cảnh vật hơn là phản ánh hiện thực xã hội. Đồng thời ,Nguyễn Ái Quốc trân trọng vẻ đẹp của thơ ca truyền thống nhưng cũng ngầm bày tỏ quan điểm rằng thơ hiện đại cần có thêm tinh thần thép, không chỉ dừng lại ở việc miêu tả thiên nhiên mà phải phản ánh được thực tế cuộc sống và tinh thần đấu tranh.
Câu 4:
Giải thích hai dòng thơ cuối
"Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
Thi gia dã yếu hội xung phong."
(Trong thơ thời nay nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.)
-Hai câu thơ này thể hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thơ ca trong thời đại mới. Nếu như thơ xưa chủ yếu thiên về miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, thơ hiện đại cần có thêm tinh thần chiến đấu, phản ánh hiện thực cuộc sống và phục vụ cách mạng.
- Lý giải sự thay đổi quan niệm sáng tác:
o Bối cảnh xã hội lúc bấy giờ:
§ Giai đoạn 1939 - 1945, đất nước đang trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra, Việt Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
§ Xã hội Việt Nam suy thoái trầm trọng, đời sống nhân dân cực khổ, phong trào cách mạng đang dần lên cao, đòi hỏi một sự thay đổi lớn về mọi mặt, trong đó có văn học nghệ thuật.
o Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:
§ Người không phủ nhận vẻ đẹp của thơ ca truyền thống nhưng nhấn mạnh rằng trong thời đại đấu tranh, thơ không chỉ là công cụ thưởng thức mà còn phải mang tính chiến đấu.
§ "Thép" trong thơ tượng trưng cho ý chí kiên cường, tinh thần cách mạng, lòng yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc.
§ Nhà thơ không thể đứng ngoài cuộc chiến, mà phải là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, dùng thơ làm vũ khí cổ vũ tinh thần quần chúng.
Có thể thấy , hai câu thơ cuối thể hiện tư tưởng nghệ thuật tiến bộ của Hồ Chí Minh: Thơ ca hiện đại phải có tính chiến đấu, nhà thơ phải dấn thân, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Câu 5: Nhận xét về cấu tứ của bài thơ
+ Bố cục: Bao gồm 2 phần: Hai câu đầu nói về thơ xưa, hai câu sau nói về thơ nay.
+ Mạch cảm xúc: Hai câu thơ đầu thể hiện sự trân trọng đối với vẻ đẹp thơ xưa, hai câu sau thể hiện sự cởi mở, khuyến khích sự đổi mới về nội dung thơ ca, tư duy sáng tác trong thời đại mới.
=> Cấu tứ bài thơ là một sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Tác giả không bác bỏ giá trị của thơ xưa nhưng nhấn mạnh rằng trong bối cảnh đất nước lâm nguy, thơ ca cần có tinh thần đấu tranh, trở thành vũ khí sắc bén phục vụ cách mạng.