Vi Quỳnh Chi

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Vi Quỳnh Chi
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

- Không gian nhà/rừng:

+ Nhà được miêu tả như là không gian văn hóa, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng của con người.

+ Rừng được miêu tả như là không gian thiên nhiên, với rất nhiều bí ẩn, thử thách sức mạnh, lòng kiên trì và quả cảm của người anh hùng

+ Đường là ranh giới ngăn cách giữa không gian rừng và nhà.

- Không gian người/trời

+ Rừng Sáp Đen là không gian ngăn cách giữa trời và đất, làm nổi bật khoảng cách giữa không gian của trời và không gian của người

+ Hành động của Đăm Săn - cưỡi ngựa vượt qua những con đường gian nan, qua rừng Sáp Đen để di chuyển qua những không gian này cho thấy những không gian này tuy có khoảng cách nhưng vẫn tương thông với nhau: người trần có thể thâm nhập vào không gian của trời, giao tiếp với thế giới thần linh và thần linh cũng thường can dự dễ dàng vào không gian của con người

=> Cấu trúc không gian này thể hiện quan niệm của người Ê- đê về vũ trụ, trong đó trời và đất là một thể thống nhất, tương thông, trong vũ trụ “vạn vạt hữu linh” và có thể dễ dàng giao tiếp với nhau.

- Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào Ê – đê: nhà ở trong nhà sàn, với nhiều hàng cốt, nhiều xà ngang – dọc, có cầu thang; có nhiều vật dụng như chiêng, mâm đồng, chậu thau…biểu thị cho sự sung túc…

- Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở quan niệm về người anh hùng của đồng bào Ê – đê qua nhân vật Đăm Săn; người anh hùng đại diện cho sức mạnh, ý chí của cộng đồng; mang vẻ đẹp khỏe khoẳn, có những khát vọng và ước mơ lớn lao về chinh phục vũ trụ, thiên nhiên

- Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở cách kể chuyện chậm rãi, thường dừng lại ở những chi tiết, đoạn cao trào, tạo điểm nhấn và sự hồi hộp chờ đợi cho người đọc; lời kể thể hiện sắc thái riêng của lối kể khan của người Tây Nguyên; lời đối thoại thể hiện rõ giọng điệu, cá tính của từng nhân vật.

 *  Hành động đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn có ý nghĩa:

+ Thể hiện khát vọng lớn lao và phẩm chất dũng cảm, phi thường của Đam Săn thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của cộng đồng dân tộc Ê Đê.

+ Hành động quyết tâm chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn còn là biểu tượng cho xung đột quyền lực giữa người đàn ông và người phụ nữ trong xã hội mẫu hệ Ê Đê.

+ Hành động quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn biểu trưng cho khát vọng chinh phục những vùng đất mới của cộng đồng.

+ Đam Săn quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời bất chấp can ngăn của mọi người. Hành động đó thể hiện ý chí tự do của người anh hùng mang lý tưởng cộng đồng.

- Trong thần thoại Hy Lạp: thần Hê-li-ớt (Helios) phân phát ánh sáng cho thế gian.

- Người Trung Quốc: Hậu Nghệ bắn Mặt Trời,...

- Ở châu Úc, Mặt Trời được coi là con trai của Đấng Sáng tạo và là gương mặt thần thánh khoan ái loài người.

- Pla-tông (Platon) coi Mặt Trời là hình ảnh của điều thiện.

- Trong kinh Vệ đà, Mặt Trời là con mắt của thế giới.

- Xuất hiện trở đi trở lại trong các tác phẩm văn chương và in dấu trong nhiều hoạt động văn hoá của con người.

- Lời của Héc-to: Phu nhân khốn khổ của ta ơi! Nàng đùng dằn vặt lòng mình quá thế! Một người trần mắt thịt không thể bất chấp số phận mà bắt ta xuống địa phủ của thần Ha-đét (Hades) được. Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận. Nàng hãy về nhà chăm lo công việc của mình, quay xa kéo sợi, dệt vải, sai bảo nữ tì chăm chỉ. Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta

=> Với con trai, với vợ, Héc-to là người chồng, người cha tràn đầy tình yêu thương, âu yếm, chăm chút, lo lắng, xót thương hết lòng nhưng đã gạt tình riêng để làm tròn bổn phận, trách nhiệm của người đàn ông, người chủ soái đối với cộng đồng.

- Ăng-đrô-mác dù đau đớn tan nát nhưng vẫn mỉm cười trong nước mắt, từ biệt chồng. Nàng là người vợ dịu hiền, hết lòng yêu chồng nhưng cũng hiểu rất rõ về tầm vóc, phẩm cách của người anh hùng. Van nài khẩn cầu chồng đừng ra trận nhưng nàng vẫn gắng làm yên lòng chồng lúc chia tay. Người vợ cũng là một biểu tượng cho tinh thần anh hùng sử thi.

a. Ăng-đrô-mác:

- Ôi, chàng thật tệ! Lòng can đảm của chàng sẽ huỷ hoại chàng! Chàng chẳng biết thương cả con trai thơ dại, cả người mẹ thiểu não này. Ra trận, bọn A-kê-en nhất loạt xông lên sẽ tức khắc hạ sát chàng, chẳng mấy nữa thiếp thành goá phụ. Thiếp nguyện xuống mồ sâu còn hơn để mất chàng. Chàng bỏ thiếp lại một mình, còn gì thiết tha trên cõi đời này nữa.

=> Trách móc Héc-to không thương xót vợ con.

- Phận thiếp toàn những khổ đau. Thiếp chẳng còn cha, mẹ hiền cũng không còn nữa. […] Rồi cả bảy người anh cùng cha với thiếp, chỉ trong một ngày, lần lượt đi về thế giới bên kia.

=> Nhắc đến cuộc đời đau khổ của mình để đánh động lòng thương của Héc-to.

- Héc-to chàng hỡi, giờ đây với thiếp, chàng là cha và cả mẹ kính yêu; chàng là cả anh trai duy nhất, cả đức lang quân cao quý của thiếp. Xin chàng hãy rủ lòng thương thiếp và con mà đừng ra trận, hãy ở lại trên tháp canh này, đùng để trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành góa phụ.

=> Lời van nài khẩn thiết, thảm não lay động tâm can.

* Nhận xét:

- Lời của Ăng-đrô-mác chứa đựng sự hoảng sợ và đau khổ tột cùng khi biến cố xảy ra. Đó là lời của một người vợ lo sợ mất chồng, một người mẹ đang cố giữ cha cho con mình. Vì thế, nàng đã viện mọi lí lẽ để thuyết phục Héc-to đừng ra trận. Điểm nhìn của Ăng-đrô-mác là điểm nhìn của một phụ nữ bình thường, không màng đến vinh quang chiến trận, chỉ mong giữ được gia đình, mong người chồng bình an.

- Lời của Ăng-đrô-mác còn là lời của một nạn nhân chiến tranh. Chiến tranh với những hậu quả khủng khiếp của nó trở thành một nỗi sợ, nỗi ám ảnh trong nàng.

b Héc-to:

- Phu nhân ơi, cả ta cũng lo lắng khôn nguôi về mọi điều nàng nói.

=> Đồng cảm với tâm trạng của người vợ.

- Nhưng sẽ hổ thẹn xiết bao với những chiến binh và những người phụ nữ thành To-roa xống áo thướt tha, nếu ta ở lại đây, như kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trận. Hơn nữa, bầu nhiệt huyết trong ta không cho phép ta làm vậy: từ lâu ta đã học cách luôn ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân.

=> Phương châm sống: coi trọng danh dự, dũng cảm, ngoan cường, luôn hành động vì cộng đồng, vì niềm vinh quang của dòng dõi đế vương.

- Ta biết, bằng cả trái tim và lí trí, tự ta biết rõ: sẽ tới ngày thành Tơ-roa thiêng liêng thất thủ.

=> Dự cảm về tương lai đen tối của thành Tơ-roa.

- Song điều làm tim ta tan vỡ không chỉ là nỗi thống khổ sẽ tới của những thần dân thành Tơ-roa, của chính hoàng hậu Hê-cu-ba (Hecuba) và quốc vương Pri-am, không chỉ là nỗi thống khổ của đàn em trai ta rồi đây sẽ bị đòn thù ác nghiệt quật ngã xuống đất bụi mịt mờ, mà còn là nỗi thống khổ của nàng!

=> Dự cảm về những thống khổ mà người thân phải chịu đựng, dự báo những bi kịch thảm khốc mà vợ phải nếm trải.

* Nhận xét:

- Lời của Héc-to là lời của một người đàn ông hết lòng thương yêu gia đình, nhưng hơn hết, chàng là người dũng cảm, ngoan cường, coi trọng danh dự, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ thành bang, sẵn sàng gạt tình riêng vì nghĩa lớn. Đó là phẩm chất của người anh hùng đại diện cho cộng đồng.

- Thông qua nhân vật Héc-to, tác giả đưa ra hình mẫu về người anh hùng theo quan niệm của người Hy Lạp thời cổ đại: kết hợp hài hòa giữa con người cá nhân và con người cộng đồng.

Do sử thi tồn tại dưới hình thức truyền miệng, song lại có dung lượng lớn, câu chuyện vì thế không được kể liên tục mà bị ngắt quãng thành nhiều đoạn, do đó, để giúp người nghe có thể ghi nhớ, có ấn tượng sâu sắc về các nhân vật, người kể chuyện sử thi phảo lặp đi lặp lại các từ ngữ miêu tả nhân vật. Những từ ngữ này thường được gọi là TÍNH NGỮ CỐ ĐỊNH, là một trong những đặc trưng rất quan trọng của thể loại sử thi.

=> Tác dụng: Việc lặp lại các từ ngữ như vậy giúp cụ thể hóa và khắc ghi đặc điểm của nhân vật vào tâm trí của người đọc, đồng thời tạo nên nhịp điệu kể chuyện chậm rãi của sử thi.

* Các chi tiết biểu hiện không gian:

+ "Héc-to về tới ngôi nhà êm ấm của mình, nhưng không thấy Ăng-đrô-mác cánh tay trắng ngần trong buồng như thường lệ".

+ "Nàng đứng trên tháp canh nức nở".

+ "Bà vừa đi vừa chạy lên thành".

+ "Héc-to tức thì rời nhà, chạy ngược theo những dãy phố thành Tơ-roa xây dựng khang trang. Xuyên qua phố xã thành Tơ-roa rộng lớn, chàng tới cổng X-kê".

* Đặc điểm của không gian nghệ thuật:

Tình cảm riêng tư của nhân vật được bộc lộ trong cuộc trò chuyện ngay tại cổng thành - Biểu tượng của không gian cộng đồng trong chiến tranh. Trong lời đối thoại của Ăng-đrô-mác và Héc-to, hình ảnh của thành Tơ-roa cũng liên tục được nhắc tới.

* Không gian cộng đồng là không gian đặc trưng của sử thi:

+ Chiến trường, thành lũy, tháp canh, phố xá,… không chỉ là nơi nhân vật sử thi bộc lộ sức mạnh phi thường và phẩm chất can trường của mình, mà còn làm nền cho những tình cảm riêng tư nhất của con người.

+ Người anh hùng sử thi cũng là người gắn bó mật thiết với mảnh đất quê hương của họ, sự sống và cái chết, niềm vinh quang và nỗi đau khổ của họ đều gắn với sự tồn vong, thịnh suy của thành lũy, pháo đài,…

+ Những không gian tòa tháp, thành lũy, phố xá thành Tơ-roa, cổng Xkê,… đều là những không gian rộng lớn, kì vĩ trong đời sống của cộng đồng cư dân thời cổ đại. Chúng được nhắc tới trong văn bản đã thể hiện sự xây dựng nghệ thuật hình tượng hoành tráng của thể loại sử thi. Đồng thời những không gian trên như là minh chứng tồn tại cho đến ngày nay  nhắc lại sự kiện lịch sử có thật xảy ra vào thế kỉ XII trước Công nguyên, cuộc chiến diễn ra ở thành Tơ-roa giữa quân Hy lạp và quân Tơ-roa.

a. Dấu hiệu nổi bật: câu văn thứ hai trong đoạn được triển khai không đúng với chủ đề chung của đoạn văn.

b. Dấu hiệu của lỗi liên kết:

- Giữa câu (1) và câu (2) chưa có phép liên kết hình thức.

- Phép nối được sử dụng để liên kết giữa câu (2) và câu (3) chưa phù hợp.

- Trình tự sắp xếp ý của câu (4) chưa phù hợp.

c. Cách sửa:

- Thay thế phép nối.

- Sắp xếp lại vị trí câu cuối.