NGUYỄN ANH THƠ

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của NGUYỄN ANH THƠ
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Từ xa xưa, quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" đã trở thành một chuẩn mực văn hóa lâu đời, thể hiện quyền quyết định của cha mẹ đối với hôn nhân của con cái. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại hiện nay, khi tư duy và lối suy nghĩ con người ngày càng phát triển và mở rộng, vấn đề này lại dấy lên nhiều tranh luận.

Trước tiên, ta cần hiểu rằng quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" bắt nguồn từ mong muốn tốt đẹp từ cha mẹ dành cho con cái. Trong xã hội phong kiến đương thời, hôn nhân không chỉ là chuyện cá nhân mà còn mang tính gắn kết dòng tộc, gia đình và lợi ích xã hội. Cha mẹ, với kinh nghiệm sống và sự hiểu biết của mình, luôn mong muốn người con tìm được một người kết hôn phù hợp, có thể hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Quan niệm này thường xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm và trách nhiệm đến từ 1 phía chính là cha mẹ, còn người con luôn có bổn phận phải nghe theo sự sắp xếp ấy.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm này bộc lộ nhiều hạn chế. Với lối suy nghĩ hiện đại, đề cao giá trị tinh thần và tình cảm con người, thế hệ trẻ hiện nay đã không còn đi theo quan niệm trên. Bởi hôn nhân không chỉ là sự gắn bó giữa hai gia đình, mà còn là sự hòa hợp, là sự bằng lòng, là tình yêu và sự thấu hiểu giữa nam và nữ. Khi cha mẹ áp đặt ý muốn của mình, đôi khi sẽ khiến người con vô cùng bất hạnh khi không thể ở bên người mình thật sự mến mộ, yêu thương và mong muốn kết hôn. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất đồng trong gia đình, giữa quan hệ cha mẹ, vợ chồng và con cái. Điển hình cho cuộc hôn nhân đổ vỡ do sự sắp đặt của gia đình chính là Vợ chồng A Phủ trong tác phẩm cùng tên. Mị bị ép làm vợ A Sử, một cuộc hôn nhân không có tình yêu mà chỉ dựa trên sức ép và quyền lực của cha mẹ. Chính vì lẽ đó mà Mị đã phải sống trong khổ đau, cam chịu, mất quyền tự do và không có tiếng nói trong chính gia đình mình.

Bởi vậy, mỗi cá nhân, mỗi con người sinh ra ai cũng đều có quyền tự do yêu và quyết định cuộc đời mình. Hơn nữa, hôn nhân là một hành trình dài, nếu không xuất phát từ tình yêu, thì thật khó để có thể nắm được hạnh phúc lâu dài.

Chính vì lẽ đó nên nhiều người cho rằng quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" cần được nhìn nhận một cách linh hoạt hơn. Không có nghĩa phủ định hoàn toàn quan niệm ấy, cha mẹ vẫn có vai trò tư vấn, định hướng, nhưng quyết định cuối cùng vẫn nên thuộc về con cái. Sự lựa chọn tự do giúp con người ta có cơ hội sống đúng với cảm xúc và có trách nhiệm với chính mình. Đồng thời, điều này cũng thể hiện sự ủng hộ, tôn trọng giữa hai thế hệ trong gia đình.

Quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" là một giá trị văn hóa đáng trân trọng, nhưng cần được điều chỉnh phù hợp với thời đại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn con đường hạnh phúc của mình, và cha mẹ nên đóng vai trò là người đồng hành, hỗ trợ thay vì áp đặt. Khi có sự hòa hợp giữa truyền thống và hiện đại, gia đình sẽ thực sự trở thành nơi kết nối yêu thương và tôn trọng.

 

 

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Dòng thơ trên như một tiếng thở dài, than trách của một người phụ nữ bi kịch: “Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa,/ Bằng con chẫu chuộc thôi.” Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh, lấy hình ảnh người phụ nữ đem so với những sinh vật nhỏ bé hơn là bọ ngựa, chẫu chuộc. Với biện pháp so sánh độc đáo, mới lạ cùng cụm từ " chỉ bằng", tác giả đã nói lên địa vị thấp kém, bất hạnh, không có quyền lực, bị coi thường và áp đặt của người phụ nữ trong xã hội đương thời. Cách liệt kê theo xu hướng giảm dần đã khiến thân phận của người phụ nữ vốn thấp kém nay còn kém cỏi, hèn mọn hơn: ngẫm thân mình như con bọ ngựa, nhưng nghĩ lại chắc chỉ bằng con chẫu chuộc thôi. Các từ ngữ bộc lộ cảm xúc như "Ngẫm", "thôi" được điểm vào khiến câu thơ hệt như tiếng than thở, oán trách về cuộc đời đầy nghiệt ngã, đau đớn, éo le và bất hạnh. Qua đó tác giả thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho số phận của người phụ nữ xưa, đồng thơi lên án, vạch trần bộ mặt xã hội cũ đen tối, cổ hủ và bất công.

Hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ: từ nát trong câu thay vì được dùng để miêu tả sự vật, đồ vật thì tác giả đã dùng để tả lại cảm xúc tinh thần

Tác dụng: tạo nét nghĩa mới độc đáo, mới lạ mà vô cùng sâu lắng, da diết, giàu cảm xúc, tạo điểm nhấn trong lòng độc giả. Thể hiện nỗi nhớ nhung sâu nặng, da diết đến đau đớn, day dứt thấu tận ruột gan của người con gái khi phải rời xa chàng trai mình thương nhớ. Thể hiện ngòi bút tài năng, tỉ mỉ, độc đáo, sáng tạo và giàu kinh nghiệm của tác giả.