PHẠM THỊ NGỌC HUYỀN
Giới thiệu về bản thân
Văn hóa nước ta từ xưa vốn luôn độc đáo và phức tạp với những truyền thống, phong tục đa dạng và được tiếp nối qua nhiều thế hệ. Chính vì thế mà qua thời, quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" được nhiều người coi trọng và ủng hộ như một lời răn dạy quý báu trong hôn nhân, rằng bậc sinh thành nên quyết định con cái của mình nên duyên và vun vén gia đình với ai. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển của thời đại và khoảng cách thế hệ ngày càng lớn, quan niệm này dần trở nên bất cập và cổ hủ, khi giờ đây hôn nhân thường ca ngợi tình cảm của hai người trong cuộc hơn là chỉ chú trọng vào hình thức như xưa. Vậy nên, tôi không đồng tình với quan điểm này.
Có thể hiểu "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" trong hôn nhân là khi cha mẹ lựa chọn người sẽ trở thành bạn đời của con mình. Người con sẽ phải nghe theo mà không thể phản đối quyết định này của bậc sinh thành dẫu chẳng nảy sinh tình cảm với đối phương. Những cuộc hôn nhân sắp đặt như vậy thường để mang lại những lợi ích cho gia đình, dòng họ chứ không xuất phát từ tình yêu, thứ tình cảm cao đẹp là yếu tố vững chắc để gây dựng nên một mái ấm hạnh phúc. Đáng buồn hơn, con gái thường là phía chịu nhiều thiệt thòi, phụ thuộc hơn khi hầu như không có quyền quyết định hay phản đối. Quan niệm này rất phổ biến trong thời kì phong kiến.
Trong xã hội xưa, quan niệm này rất phổ biến và trở thành tiêu chuẩn trước một cuộc hôn nhân. Mọi người thường cho rằng, cha mẹ là những bậc tiền bối đi trước, có quyền đưa ra quyết định cho hôn nhân của chính con cái của mình. Con cái cũng có nghĩa vụ phải nghe theo lựa chọn ấy như một cách báo hiếu bậc sinh thành đã nuôi nấng mình. Vậy nhưng, những cuộc hôn nhân này thường chỉ mang lại mục đích cho hai bên gia đình, nhất là đàng trai trong khi những người phụ nữ thường không có quyền lên tiếng. Những cuộc hôn nhân bất công ấy còn được thể hiện qua nhiều tác phẩm văn học như số phận của Vũ Nương trong chính gia đình mình của truyện ngắn "Người con gái Nam Xương".
Hậu quả của những cuộc hôn nhân ấy không chỉ là tiếng than thân trách phận của người con gái mà còn là những mối tình bị chia rẽ, không thể đến với nhau trước số phận nghiệt ngã và sự sắp đặt của gia đình.
Hiện nay, quan niệm này không còn phổ biến, nhất là khi mỗi người được khuyến khích thể hiện suy nghĩ và lựa chọn của mình nhiều hơn. Vậy nhưng, đối với nhiều gia đình, lựa chọn của cha mẹ trong hôn nhân của con cái vẫn được ưu tiên hơn cả nhằm đặt được những mục đích có lợi khác. Điều này, dù ở thời đại nào, cũng thể hiện sự thờ ơ và thiếu quan tâm của cha mẹ với cảm xúc, tâm tư cũng như lựa chọn của những đứa trẻ mà mình sinh ra. Họ đã đặt con cái mình vào cảnh ngộ éo le, khi quyết định quan trọng nhất cho quãng đời về sau của bản thân lại không được coi trọng.
Hôn nhân được bồi đắp mà không dựa trên cơ sở tình yêu sẽ dẫn đến những vấn đề tiêu cực, khó giải quyết không chỉ đối với người trong cuộc mà còn là gia đình và mọi người xung quanh. Một đôi vợ chồng đến với nhau mà không có bất cứ sự rung động nào sẽ chẳng thể đồng cảm và chia sẻ những tâm tư của bản thân với đối phương. Trong nhiều trường hợp, những mâu thuẫn và tranh cãi sẽ gia tăng bởi giữa hai người không có sự bao dung trong tình yêu, khiến cuộc hôn nhân trở nên thiếu cảm xúc, khó khăn, có thể bị đẩy đến bờ vực tan vỡ. Với nhiều trường hợp, để giải tỏa mâu thuẫn trong hôn nhân, nhiều người đã đi tìm những mối tình vụng trộm ngoài luồng, vốn là những điều đáng lên án và càng gây ra những tranh cãi tiêu cực hơn khi cuộc tình ấy bị phát hiện. Một cuộc hôn nhân không có tình yêu của cha mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con cái. Bởi những đứa trẻ lớn lên dưới mái nhà thiếu sự gắn kết của chính cha mẹ chúng sẽ không thể cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng của một gia đình trọn vẹn, tràn đầy hạnh phúc. Cuối cùng, khi mọi mâu thuẫn không thể giải quyết được nữa, cuộc hôn nhân sẽ kết thúc, gia đình chia rẽ và những đứa trẻ sẽ là những cá nhân gánh chịu nhiều tổn thương nhất. Đã có nhiều đứa trẻ gặp phải vấn đề tâm lý, trở nên nhạy cảm hay thiếu cảm xúc chỉ vì thiếu sự yêu thương của cha mẹ, sống dưới ngôi nhà lạnh lẽo, không có sự vun đắp, che chở của người đã sinh ra mình. Vậy nên, hôn nhân sắp đặt không chỉ tước đi quyền được sống tự do, bình đẳng chính đáng của hai người trong cuộc, mà còn là chính những đứa trẻ mà họ sẽ sinh ra sau này. Chính điều ấy phản ánh rằng cha mẹ đã vô tình đẩy phần đời còn lại của con mình vào tấn bị kịch không đáng có, dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ với chính con cái mình.
Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp hiếm hoi khi hôn nhân sắp đặt lại tạo nên một gia đình hạnh phúc và tràn ngập tình cười. Dù khởi điểm không phải là tình yêu, nhưng có nhiều cặp vở chồng đã dần nảy sinh tình cảm và sự đồng điệu khi chung sống lâu dài với nhau, cùng nuôi ước mơ gây dựng mái ấm trọn vẹn. Những trường hợp ấy chỉ đến khi cả hai may mắn tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn cũng như cùng nhau chia sẻ trách nhiệm gánh vác gia đình. Ông bà tôi cũng như nhiều thế hệ trước chính là những gia đình như vậy. Họ đến với nhau dưới sự sắp xếp của gia đình nhưng vì những mục tiêu cao cả hơn mà đã lựa chọn gác lại tâm tư riêng và vun vén cho gia đình nhỏ này. Thế mà, chính sự đồng điệu ấy đã tạo nên một cuộc hôn nhân bình dị mà dài lâu.
Mặc dù vậy, hôn nhân sắp đặt vẫn không nên được đề cao, nhất là trong bối cảnh mỗi người thường lựa chọn ưu tiên cảm xúc của bản thân hơn. Trên tất cả, hôn nhân nên trở thành đích đến của một mối tình sâu đậm, vững chắc, có sự tin tưởng và sẻ chia giữa hai mảnh ghép phù hợp. Một gia đình hạnh phúc sẽ thành hình chỉ khi nó được vun đắp trên "mảnh đất" mang tên "tình yêu đối lứa" chứ không phải là sự phù hợp dựa trên lựa chọn của các bậc tiền bối đi trước.
Từ đây, tôi mong rằng thế hệ trước sẽ có cái nhìn cởi mở hơn về hôn nhân và xã hội có thể cùng nhau đẩy lùi vấn nạn cha mẹ sắp đặt, lựa chọn người sẽ nên duyên vợ chồng với con cái mình.
Quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" đã không còn phù hợp với thời đại và nên được phê phán để những tình trạng đáng buồn, tiêu cực của hôn nhân, những hệ lụy không đáng có mà thế hệ sau có thể gánh chịu sẽ được chấm dứt. Chỉ có như vậy, xã hội mới trở nên văn minh hơn và tỉ lệ ly hôn sẽ giảm xuống.
Văn hóa nước ta từ xưa vốn luôn độc đáo và phức tạp với những truyền thống, phong tục đa dạng và được tiếp nối qua nhiều thế hệ. Chính vì thế mà qua thời, quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" được nhiều người coi trọng và ủng hộ như một lời răn dạy quý báu trong hôn nhân, rằng bậc sinh thành nên quyết định con cái của mình nên duyên và vun vén gia đình với ai. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển của thời đại và khoảng cách thế hệ ngày càng lớn, quan niệm này dần trở nên bất cập và cổ hủ, khi giờ đây hôn nhân thường ca ngợi tình cảm của hai người trong cuộc hơn là chỉ chú trọng vào hình thức như xưa. Vậy nên, tôi không đồng tình với quan điểm này.
Có thể hiểu "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" trong hôn nhân là khi cha mẹ lựa chọn người sẽ trở thành bạn đời của con mình. Người con sẽ phải nghe theo mà không thể phản đối quyết định này của bậc sinh thành dẫu chẳng nảy sinh tình cảm với đối phương. Những cuộc hôn nhân sắp đặt như vậy thường để mang lại những lợi ích cho gia đình, dòng họ chứ không xuất phát từ tình yêu, thứ tình cảm cao đẹp là yếu tố vững chắc để gây dựng nên một mái ấm hạnh phúc. Đáng buồn hơn, con gái thường là phía chịu nhiều thiệt thòi, phụ thuộc hơn khi hầu như không có quyền quyết định hay phản đối. Quan niệm này rất phổ biến trong thời kì phong kiến.
Trong xã hội xưa, quan niệm này rất phổ biến và trở thành tiêu chuẩn trước một cuộc hôn nhân. Mọi người thường cho rằng, cha mẹ là những bậc tiền bối đi trước, có quyền đưa ra quyết định cho hôn nhân của chính con cái của mình. Con cái cũng có nghĩa vụ phải nghe theo lựa chọn ấy như một cách báo hiếu bậc sinh thành đã nuôi nấng mình. Vậy nhưng, những cuộc hôn nhân này thường chỉ mang lại mục đích cho hai bên gia đình, nhất là đàng trai trong khi những người phụ nữ thường không có quyền lên tiếng. Những cuộc hôn nhân bất công ấy còn được thể hiện qua nhiều tác phẩm văn học như số phận của Vũ Nương trong chính gia đình mình của truyện ngắn "Người con gái Nam Xương".
Hậu quả của những cuộc hôn nhân ấy không chỉ là tiếng than thân trách phận của người con gái mà còn là những mối tình bị chia rẽ, không thể đến với nhau trước số phận nghiệt ngã và sự sắp đặt của gia đình.
Hiện nay, quan niệm này không còn phổ biến, nhất là khi mỗi người được khuyến khích thể hiện suy nghĩ và lựa chọn của mình nhiều hơn. Vậy nhưng, đối với nhiều gia đình, lựa chọn của cha mẹ trong hôn nhân của con cái vẫn được ưu tiên hơn cả nhằm đặt được những mục đích có lợi khác. Điều này, dù ở thời đại nào, cũng thể hiện sự thờ ơ và thiếu quan tâm của cha mẹ với cảm xúc, tâm tư cũng như lựa chọn của những đứa trẻ mà mình sinh ra. Họ đã đặt con cái mình vào cảnh ngộ éo le, khi quyết định quan trọng nhất cho quãng đời về sau của bản thân lại không được coi trọng.
Hôn nhân được bồi đắp mà không dựa trên cơ sở tình yêu sẽ dẫn đến những vấn đề tiêu cực, khó giải quyết không chỉ đối với người trong cuộc mà còn là gia đình và mọi người xung quanh. Một đôi vợ chồng đến với nhau mà không có bất cứ sự rung động nào sẽ chẳng thể đồng cảm và chia sẻ những tâm tư của bản thân với đối phương. Trong nhiều trường hợp, những mâu thuẫn và tranh cãi sẽ gia tăng bởi giữa hai người không có sự bao dung trong tình yêu, khiến cuộc hôn nhân trở nên thiếu cảm xúc, khó khăn, có thể bị đẩy đến bờ vực tan vỡ. Với nhiều trường hợp, để giải tỏa mâu thuẫn trong hôn nhân, nhiều người đã đi tìm những mối tình vụng trộm ngoài luồng, vốn là những điều đáng lên án và càng gây ra những tranh cãi tiêu cực hơn khi cuộc tình ấy bị phát hiện. Một cuộc hôn nhân không có tình yêu của cha mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con cái. Bởi những đứa trẻ lớn lên dưới mái nhà thiếu sự gắn kết của chính cha mẹ chúng sẽ không thể cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng của một gia đình trọn vẹn, tràn đầy hạnh phúc. Cuối cùng, khi mọi mâu thuẫn không thể giải quyết được nữa, cuộc hôn nhân sẽ kết thúc, gia đình chia rẽ và những đứa trẻ sẽ là những cá nhân gánh chịu nhiều tổn thương nhất. Đã có nhiều đứa trẻ gặp phải vấn đề tâm lý, trở nên nhạy cảm hay thiếu cảm xúc chỉ vì thiếu sự yêu thương của cha mẹ, sống dưới ngôi nhà lạnh lẽo, không có sự vun đắp, che chở của người đã sinh ra mình. Vậy nên, hôn nhân sắp đặt không chỉ tước đi quyền được sống tự do, bình đẳng chính đáng của hai người trong cuộc, mà còn là chính những đứa trẻ mà họ sẽ sinh ra sau này. Chính điều ấy phản ánh rằng cha mẹ đã vô tình đẩy phần đời còn lại của con mình vào tấn bị kịch không đáng có, dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ với chính con cái mình.
Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp hiếm hoi khi hôn nhân sắp đặt lại tạo nên một gia đình hạnh phúc và tràn ngập tình cười. Dù khởi điểm không phải là tình yêu, nhưng có nhiều cặp vở chồng đã dần nảy sinh tình cảm và sự đồng điệu khi chung sống lâu dài với nhau, cùng nuôi ước mơ gây dựng mái ấm trọn vẹn. Những trường hợp ấy chỉ đến khi cả hai may mắn tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn cũng như cùng nhau chia sẻ trách nhiệm gánh vác gia đình. Ông bà tôi cũng như nhiều thế hệ trước chính là những gia đình như vậy. Họ đến với nhau dưới sự sắp xếp của gia đình nhưng vì những mục tiêu cao cả hơn mà đã lựa chọn gác lại tâm tư riêng và vun vén cho gia đình nhỏ này. Thế mà, chính sự đồng điệu ấy đã tạo nên một cuộc hôn nhân bình dị mà dài lâu.
Mặc dù vậy, hôn nhân sắp đặt vẫn không nên được đề cao, nhất là trong bối cảnh mỗi người thường lựa chọn ưu tiên cảm xúc của bản thân hơn. Trên tất cả, hôn nhân nên trở thành đích đến của một mối tình sâu đậm, vững chắc, có sự tin tưởng và sẻ chia giữa hai mảnh ghép phù hợp. Một gia đình hạnh phúc sẽ thành hình chỉ khi nó được vun đắp trên "mảnh đất" mang tên "tình yêu đối lứa" chứ không phải là sự phù hợp dựa trên lựa chọn của các bậc tiền bối đi trước.
Từ đây, tôi mong rằng thế hệ trước sẽ có cái nhìn cởi mở hơn về hôn nhân và xã hội có thể cùng nhau đẩy lùi vấn nạn cha mẹ sắp đặt, lựa chọn người sẽ nên duyên vợ chồng với con cái mình.
Quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" đã không còn phù hợp với thời đại và nên được phê phán để những tình trạng đáng buồn, tiêu cực của hôn nhân, những hệ lụy không đáng có mà thế hệ sau có thể gánh chịu sẽ được chấm dứt. Chỉ có như vậy, xã hội mới trở nên văn minh hơn và tỉ lệ ly hôn sẽ giảm xuống.
Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Hai dòng thơ "Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa,/ Bằng con chẫu chuộc thôi." đã diễn tả chân thật những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình trước thân phận nhỏ bé của bản thân. Trong thực tế, bọ ngựa và chẫu chuộc vốn là những sinh vật nhỏ bé, tội nghiệp, không có tiếng nói riêng trong thế giới rộng lớn này. Ấy vậy mà, nhân vật trữ tình đã ví von thân phận chính mình với những loài vật kia như một tiếng thở dài, than thân đầy tuyệt vọng trước hoàn cảnh trái ngang của mình cũng như của những cô gái khác. Đó là những số phận nhỏ nhoi, không có tiếng nói, không có quyền lên tiếng hay đưa ra quyết định cho chính cuộc đời của bản thân. Họ bị ép duyên mà chẳng thể cầu cứu hay bấu víu vào đâu, chỉ có thể thở than từng lời chua xót qua ngôn từ. Qua đó, tác giả cũng thể hiện nỗi xót xa, cảm thương đối với vị trí của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ kĩ, bảo thủ. Từ những tâm tư của nhân vật trữ tình và tác giả thông qua hình ảnh so sánh độc đáo cùng ngôn ngữ biểu đạt dung dị, lắng đọng, tình cảm của xót thương của người đọc được khơi gợi, đồng thời làm dấy lên nỗi oán trách, phê phán các hủ tục khắt khe đã chia cắt tình yêu đôi trẻ và coi thường thân phận người phụ nữ.
Hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường trong câu: "Em nhớ anh nát cả ruột gan." nhằm:
+"nát": đối tượng bị tác động cơ học, bị vụn vỡ ra hoặc bị giập, mềm nhão hay nhàu đến biến dạng.
+"nhớ": là trạng thái trừu tượng, không thể tác động cơ học làm nát ruột gan.
=> Kết hợp từ trái logic nhằm:
-Nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc đau lòng của cô gái trước nỗi nhớ người mình yêu. Đó không chỉ là nỗi nhớ thông thường mà còn là nỗi đau khổ thống thiết của nhân vật trữ tình.
- Thể hiện sự phá vỡ ngôn ngữ thông thường khi sử dụng từ "nát", một từ thể hiện sự tác động vật lý để miêu tả nỗi nhớ nhung của nhân vật trữ tình: vì nhớ thương mà ruột gan cũng thấy đau đớn.
-Gợi hình ảnh kích thích đến ám ảnh, khiến người đọc ấn tượng với câu thơ.
Phá cách, tạo dấu ấn trong ngôn ngữ, thể hiện tình cảm của không chỉ nhân vật trữ tình mà còn là nỗi xót xa của tác giả.