Nguyễn Đức Nam Khánh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Đức Nam Khánh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Quý lắm mới giúp

Tháng tư vừa rồi, trường em có tổ chức một buổi tham quan nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của trường. Điểm đến lần này là Đền Hùng tại Việt Trì-Phú Thọ. Đây là nơi thờ phụng các đời Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Nơi đây gắn với Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Đây là một dịp để thế hệ con cháu đến viếng đền, tưởng nhớ đến những người đã có công dựng nước.

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về các Vua Hùng qua các sự tích nổi tiếng như Sự tích bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh… và thấy được sự uy nghiêm và trí tuệ của các vị vua. Điều đó khiến tôi càng mong đợi chuyến đi này hơn.

Dưới chân núi là khung cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh với rừng cây và sương mù bao phủ. Nơi thờ các vị vua được đặt trên núi với ba đền chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Đền Trung là nơi các vị vua họp bàn chính sự. Đền Thượng là lăng thờ Hùng Vương thứ sáu. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Trước khi đi tham quan các đền, chúng tôi được làm lễ dâng hương và nghe diễn thuyết về các vị Vua Hùng. Không khí trang nghiêm, hào hùng ấy khiến tôi không khỏi tự hào về lịch sử dân tộc mình. Họ đã dựng nước, giữ nước để đời sau con cháu được hưởng thụ nền độc lập, hòa bình ấy. Và nay chúng em đến đây để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng của mình đối họ, thể hiện đúng truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Họ đã gây dựng nền móng cho nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa hiện tại và chúng em đều biết ơn điều đấy.

Sau đó, chúng em được đi thăm các đền thờ vua trên núi. Cách trang trí, sắp xếp các di vật đều được bố trí một cách ngay ngắn, trang nghiêm. Em ấn tượng với tấm bia ở đền Hạ khắc dòng chữ của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước.” Nó như một lời hứa hẹn Bác thay thế hệ trẻ nói lên trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.

Đó thực sự là một chuyến đi đầy bổ ích và ý nghĩa. Mặc dù nó chỉ kéo dài trong một buổi sáng ngắn ngủi nhưng nó đã giúp em hiểu ra trách nhiệm của mình đối với đất nước. Phải biết kính trọng, biết ơn thế hệ đi trước đặc biệt là các vị Vua Hùng và phải ghi nhớ:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”

Bài mình nè

Từ lâu, em đã mong ước được tham quan vùng biển Nha Trang, một thắng cảnh tuyệt đẹp của đất nước. Và cuối cùng, ước mơ ấy đã thành hiện thực, nhờ có cuộc vui hè do xã tổ chức để khen tặng học sinh giỏi nên em đã có cơ hội tham quan vùng biển thơ mộng này.

Hôm đó, em dậy sớm, làm vệ sinh cá nhân rồi cùng mẹ chuẩn bị cho chuyến tham quan. Đúng 6 giờ, chiếc xe buýt bắt đầu khởi hành, em tạm biệt mẹ rồi cùng mọi người lên đường. Đi được một lúc, em bắt gặp hòn Vọng Phu. Quả đúng như mọi người nói, hòn Vọng Phu này có dáng đứng của một người mẹ đang bồng con, mỏi mòn đợi người chồng yêu quý thật. Rồi còn những ngọn núi với những hòn đá cuội nhẵn bóng. Hòn Nước thơ mộng diệu kỳ, chỉ tiếc là em không thể dừng lại để tham quan chúng được. Hoan hô, đến nơi rồi! Biển Nha Trang đã thấp thoáng hiện lên làm chúng em vui sướng cả người, những đợt sóng nhẹ nhàng gợn lên bờ cát trắng. Có những người bơi tuốt ra ngoài cửa biển. Xa xa, những chiếc thuyền đủ màu sắc đi một cách chậm chạp (có lẽ vì chúng ở xa em quá). Nước biển mát quá, em muốn nhảy xuống biển tắm lắm, nhưng không được. Trên bờ cát trắng phau, những cô bé, cậu bé vui vẻ xây những lâu đài cát của mình. Hết giờ rồi, em tạm biệt vùng biển rồi lên xe đi tới đảo khỉ, nhưng chúng em không tới ngay được, em còn phải qua một chuyến tàu nhỏ nữa. Rồi đảo khỉ dần dần hiện lên với những cây dừa cao, một tấm biển nhỏ có vẽ hình một chú khỉ và đề một dòng chữ đại khái là: “Hân hạnh chào đón quý khách” Đoàn chúng em chọn địa điểm ở một tán dương rậm rạp để ăn bữa cơm trưa, nhưng đoàn chúng em không ăn vội mà còn rong ruổi chơi đùa, đến khi quay về thì trái cây đã bị khỉ dùng dao cắt ra ăn gần hết (chúng khôn thật đấy). Ăn xong bữa cơm trưa, chúng em đi thăm một đàn khỉ trên đảo, hình như có đến mấy trăm con. Xem khỉ được một lúc thì chúng em lại đến rạp xiếc để xem những tiết mục của những chú chó, chú khỉ… thật đáng yêu. Thích nhất là xiếc khỉ, có chú khỉ làm người đạp xích lô và đương nhiên cũng phải có một chú khỉ khác quần áo sang trọng ngồi chễnh chệ, tay cầm chiếc dù làm khách. Khi những tiết mục của đoàn xiếc chấm dứt cũng là lúc chúng em rời đảo khỉ để đến Hải Sinh Vật Học, ở đây em đã được xem vô số loài san hô lớn nhỏ, nhiều loài cá quý hiếm và còn được tận mắt chứng kiến những con cá mập bơi lội. Chúng em lại được sờ cả vào bộ xương cá voi khổng lồ và gặp một loài cá được mệnh danh là nàng tiên của biển cả. Trời đã bắt đầu tối, chúng em đành phải rời bỏ thành phố Nha Trang thơ mộng này, buồn quá! Nhưng biết làm sao được, dãy đèn bên thành phố đã bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, ngả dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại. Lúc bấy giờ, Nha Trang lại hiện lên với một bộ mặt mới, những ánh đèn đủ màu sắc của các khách sạn, tòa nhà cao tầng làm thành phố trở nên lộng lẫy hơn. Nhưng rồi chúng em cũng phải rời bỏ những hình ảnh đẹp đẽ ấy, rời bỏ thành phố Nha Trang với vẻ vô cùng hối tiếc, đi được một lúc lâu, nhiều người có vẻ đã buồn ngủ và say xe, các anh chị phụ trách thấy thế liền bày ra nhiều trò chơi lý thú, chia cả đoàn làm hai đội khác nhau, hát những bài ca thiếu nhi cho tới khi chiếc xe dừng lại trước cổng toà nhà Uỷ Ban nhân dân xã Hoà Kiến.

    Pause 00:00 00:20 01:31 Mute    

Ôi! Lần đi tham quan này mới tuyệt làm sao! Em nguyện sẽ cố gắng học thật giỏi để những năm sau được đi thăm những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp khác của đất nước ta hay sẽ gặp lại vùng đất Nha Trang này, một cõi mộng mơ đẹp và rất đỗi diệu kỳ.

Bài mình nè ok không

Mùa thu về, mọi cảnh quan ở Hà Nội đều trở nên đẹp một cách lãng mạn và tha thiết. Trong đó, hồ Gươm là nơi khiến em ấn tượng nhiều hơn cả. Bởi vẻ đẹp của nơi đây thật khiến lòng người xao xuyến.

Vào mùa thu, tiết trời đã bắt đầu se lạnh với những tia nắng màu vàng úa nhạt dần. Bầu trời lùi lên trên kia cao xa vời vợi, xanh thẳm ngút ngàn. Sắc xanh ấy nhuộm cho lòng hồ một màu xanh ngọc bích thật ưa nhìn. Từ đằng xa, mặt hồ Gươm tựa như một bức ảnh chụp không hề chuyển động. Nhưng khi lại gần, chăm chú nhìn xuống, sẽ thấy mặt hồ luôn luôn gợn lên từng đợt sóng lăn tăn đều đặn. Từ lòng hồ, gió thổi lồng lộng và bao la. Những cơn gió mang theo hơi nước se lạnh, thoảng đưa hương hoa sữa ngọt ngào, quyến luyến lùa qua những hàng liễu, tán bàng ca lên khúc ca rì rào muôn thuở. Ánh nắng mùa thu yếu ớt và ấm áp tưới lên mặt hồ, ánh lên Tháp Rùa giữa lòng hồ một sắc màu lịch sử. Dáng vẻ cô liêu mà trầm mặc của ngọn tháp có kiến trúc độc đáo đó khiến biết bao du khách phải say sưa ngắm nhìn. Vẻ đẹp đó là vẻ đẹp của sự xưa cũ, cổ kính và xa cách. Tháp cách dòng người cả một mặt nước dài và rộng mà không thể lại gần, tựa như nó vốn đang đứng trong một dòng chảy thời gian hoàn toàn khác với chúng ta, rồi hiện thân cho chúng ta được chiêm ngưỡng. Gần gũi hơn cả, thì phải kể đến đền Ngọc Sơn. Đây cũng là một kiến trúc cổ, nhưng đã trải qua nhiều lần trùng tu nên trông như mới. Đền không quá lớn, nằm lẫn trong tán lá xanh mướt, um tùm. Bước qua cây cầu Thê Húc đỏ như son, chúng ta bước vào một vùng không gian trang nghiêm, thành kính của đền Ngọc Sơn. Nơi đây như một vùng đất linh thiêng, níu giữ vẻ đẹp của một thời xưa cũ tại hồ Gươm này. Phảng phất trong tiếng gió, trong làn nước, hình ảnh đâu đây của Rùa Thần ngậm thanh gươm từ vua Lê Lợi để trở về với Đức Long Quân. Màu sắc lịch sử đã thấm vào lòng hồ, vào từng hàng cây, viên gạch, kiến trúc ở nơi đây, giúp hồ Gươm mang một vẻ đẹp độc đáo từ trong từng hơi thở, khó mà nhầm lẫn với bất kì nơi nào khác. Chiều mùa thu, người dân đến quanh hồ Gươm thật đông đúc. Họ đi bộ, tập thể dục, quay phim, chụp ảnh rất náo nhiệt. Ai cũng đến với tâm thế tận hưởng và thả mình say trong vẻ đẹp mùa thu của hồ Gươm. Họ vội vã tận hưởng kẻo thu bay đi mất. Dẫu vậy, không khí ở đây vẫn thật bình yên, nhẹ nhàng và chậm rãi. Tách biệt hoàn toàn với thủ đô phồn hoa náo nhiệt ở ngoài kia.

Em rất yêu sắc thu của hồ Gươm, yêu từng dòng nước, hàng cây, tòa tháp cổ ở nơi đây. Thật mong rằng, thu đi, đông tới, xuân qua, hạ về, suốt bốn mùa tuần tự như thế, hồ Gươm vẫn mãi giữ vẹn nguyên nét đẹp độc đáo như bây giờ.

Từ thêm huyền là từ đồng nha