

Nguyễn Khánh Duyên
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1Nhân vật Dung trong đoạn trích là hình ảnh tiêu biểu cho số phận người phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến. Dung vốn sinh ra trong một gia đình trung lưu sa sút, từ nhỏ đã chịu sự lạnh nhạt, vô tâm của gia đình, lớn lên lại bị bán cho nhà chồng như một món hàng. Cuộc sống làm dâu đọa đày, cực khổ về thể xác lẫn tinh thần khiến nàng dần rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Không được chồng yêu thương, bị mẹ chồng và em chồng đối xử tàn nhẫn, Dung trở thành nạn nhân của sự thờ ơ và bạo lực gia đình. Đỉnh điểm của bi kịch là khi nàng tìm đến cái chết như một lối thoát cuối cùng. Tuy nhiên, ngay cả hành động tự tử cũng không giúp nàng thoát khỏi nỗi khổ, bởi sau khi sống lại, nàng lại tiếp tục bị mẹ chồng đay nghiến, mắng nhiếc. Dung cuối cùng vẫn phải lựa chọn trở về nhà chồng, chấp nhận thân phận cam chịu. Nhân vật Dung được khắc họa với nỗi đau thấm đẫm thân phận và thể hiện rõ sự tàn nhẫn của lễ giáo và định kiến xã hội đối với người phụ nữ thời xưa. Qua đó, tác giả bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và lên án xã hội bất công.
Câu 2
Bình đẳng giới là nền tảng quan trọng để xây dựng một xã hội tiến bộ và công bằng. Câu nói “Tôi của ngày hôm nay là những lựa chọn của tôi ngày hôm qua” cũng gợi nhắc chúng ta về vai trò chủ động của mỗi người trong việc thay đổi nhận thức, lựa chọn cách ứng xử văn minh với vấn đề bình đẳng giới.
Bình đẳng giới là việc nam và nữ có quyền, cơ hội ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống: giáo dục, lao động, chính trị, gia đình… Đây không chỉ là quyền con người cơ bản mà còn phản ánh sự phát triển văn minh của một xã hội. Hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ biểu hiện tích cực của bình đẳng giới: phụ nữ giữ nhiều vị trí lãnh đạo, tham gia lao động sản xuất, có tiếng nói trong gia đình và ngoài xã hội. Điển hình như bà Nguyễn Thị Kim Ngân – người phụ nữ đầu tiên giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam – là một minh chứng cho sự thay đổi nhận thức về vai trò của phụ nữ.
Bình đẳng giới mang lại nhiều lợi ích thiết thực: giúp phát huy toàn diện năng lực của con người, tạo điều kiện cho xã hội phát triển bền vững, xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít nơi tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ, phân biệt đối xử trong công việc, thậm chí bạo hành giới. Đó là những biểu hiện cần bị lên án và loại bỏ.
Mỗi người, đặc biệt là giới trẻ, cần nâng cao nhận thức, tôn trọng và đối xử công bằng với người khác, không bị chi phối bởi định kiến giới. Chỉ khi mọi người cùng hành động và thay đổi tư duy, bình đẳng giới mới thực sự trở thành hiện thực trong xã hội.
Bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của xã hội, mà còn bắt đầu từ mỗi cá nhân. Là con gái trong thời đại mới, em hiểu rằng mình phải sống có ước mơ, có năng lực, dám vượt qua định kiến và truyền cảm hứng tích cực cho những người xung quanh. Chỉ khi mỗi người biết trân trọng chính mình và người khác, bình đẳng giới mới trở thành hiện thực bền vững.
Câu 1Nhân vật Dung trong đoạn trích là hình ảnh tiêu biểu cho số phận người phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến. Dung vốn sinh ra trong một gia đình trung lưu sa sút, từ nhỏ đã chịu sự lạnh nhạt, vô tâm của gia đình, lớn lên lại bị bán cho nhà chồng như một món hàng. Cuộc sống làm dâu đọa đày, cực khổ về thể xác lẫn tinh thần khiến nàng dần rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Không được chồng yêu thương, bị mẹ chồng và em chồng đối xử tàn nhẫn, Dung trở thành nạn nhân của sự thờ ơ và bạo lực gia đình. Đỉnh điểm của bi kịch là khi nàng tìm đến cái chết như một lối thoát cuối cùng. Tuy nhiên, ngay cả hành động tự tử cũng không giúp nàng thoát khỏi nỗi khổ, bởi sau khi sống lại, nàng lại tiếp tục bị mẹ chồng đay nghiến, mắng nhiếc. Dung cuối cùng vẫn phải lựa chọn trở về nhà chồng, chấp nhận thân phận cam chịu. Nhân vật Dung được khắc họa với nỗi đau thấm đẫm thân phận và thể hiện rõ sự tàn nhẫn của lễ giáo và định kiến xã hội đối với người phụ nữ thời xưa. Qua đó, tác giả bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và lên án xã hội bất công.
Câu 2
Bình đẳng giới là nền tảng quan trọng để xây dựng một xã hội tiến bộ và công bằng. Câu nói “Tôi của ngày hôm nay là những lựa chọn của tôi ngày hôm qua” cũng gợi nhắc chúng ta về vai trò chủ động của mỗi người trong việc thay đổi nhận thức, lựa chọn cách ứng xử văn minh với vấn đề bình đẳng giới.
Bình đẳng giới là việc nam và nữ có quyền, cơ hội ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống: giáo dục, lao động, chính trị, gia đình… Đây không chỉ là quyền con người cơ bản mà còn phản ánh sự phát triển văn minh của một xã hội. Hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ biểu hiện tích cực của bình đẳng giới: phụ nữ giữ nhiều vị trí lãnh đạo, tham gia lao động sản xuất, có tiếng nói trong gia đình và ngoài xã hội. Điển hình như bà Nguyễn Thị Kim Ngân – người phụ nữ đầu tiên giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam – là một minh chứng cho sự thay đổi nhận thức về vai trò của phụ nữ.
Bình đẳng giới mang lại nhiều lợi ích thiết thực: giúp phát huy toàn diện năng lực của con người, tạo điều kiện cho xã hội phát triển bền vững, xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít nơi tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ, phân biệt đối xử trong công việc, thậm chí bạo hành giới. Đó là những biểu hiện cần bị lên án và loại bỏ.
Mỗi người, đặc biệt là giới trẻ, cần nâng cao nhận thức, tôn trọng và đối xử công bằng với người khác, không bị chi phối bởi định kiến giới. Chỉ khi mọi người cùng hành động và thay đổi tư duy, bình đẳng giới mới thực sự trở thành hiện thực trong xã hội.
Bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của xã hội, mà còn bắt đầu từ mỗi cá nhân. Là con gái trong thời đại mới, em hiểu rằng mình phải sống có ước mơ, có năng lực, dám vượt qua định kiến và truyền cảm hứng tích cực cho những người xung quanh. Chỉ khi mỗi người biết trân trọng chính mình và người khác, bình đẳng giới mới trở thành hiện thực bền vững.
Câu 1
“Tôi của ngày hôm nay là những lựa chọn của tôi ngày hôm qua” – câu nói sâu sắc của Eleanor Roosevelt đã chỉ ra vai trò quan trọng của sự lựa chọn trong việc hình thành nên con người và cuộc sống của mỗi cá nhân. Mỗi người không thể quyết định hoàn toàn nơi mình sinh ra, nhưng hoàn toàn có thể lựa chọn cách sống, hướng đi và cách phản ứng trước hoàn cảnh để làm nên tương lai. Sự lựa chọn thể hiện qua nhiều khía cạnh: chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học, chọn ngành nghề, đam mê, thậm chí là chọn thái độ sống tích cực hay tiêu cực. Những người thành công không phải luôn gặp may mắn, mà là những người biết lựa chọn đúng đắn và kiên định với con đường mình đã chọn. Ví dụ, Nick Vujicic – dù sinh ra không tay không chân, anh vẫn chọn sống lạc quan, trở thành diễn giả truyền cảm hứng toàn cầu. Sự lựa chọn giúp con người rèn luyện bản lĩnh, dũng cảm đối mặt thử thách và sống có trách nhiệm hơn với chính mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có điều kiện tốt để lựa chọn dễ dàng. Có người bị ràng buộc bởi hoàn cảnh, định kiến xã hội hay những giới hạn về năng lực. Nhưng ngay cả khi không thể chọn những gì lớn lao, ta vẫn có thể chọn cách sống lương thiện, chọn cố gắng từng ngày, chọn không bỏ cuộc. Chính những lựa chọn nhỏ mỗi ngày ấy góp phần làm nên con người ta. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện tư duy độc lập, dũng cảm và kiên trì để đưa ra những lựa chọn đúng đắn, không ngừng học hỏi và sửa sai nếu lỡ đi chệch hướng.Mỗi quyết định đều là một viên gạch xây nền móng cho tương lai, nên hãy lựa chọn bằng cả lý trí và trái tim, để sống một cuộc đời ý nghĩa và không hối tiếc.
Câu2
Trong truyện ngắn Lụm Còi, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện tài năng kể chuyện độc đáo, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và chiều sâu cảm xúc cho văn bản. Một trong những nét đặc sắc nổi bật nhất chính là việc sử dụng ngôi kể thứ nhất. Truyện được kể qua lời của nhân vật “tôi” – một cậu bé đang giận dỗi cha mẹ, muốn “đi bụi đời”. Cách kể này giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được những cảm xúc ngây thơ, bồng bột nhưng cũng rất thật của nhân vật. Từ đó, câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và sống động như chính người đọc đang cùng trải qua hành trình đó với nhân vật.
Bên cạnh đó, tác giả còn rất thành công trong việc xây dựng ngôn ngữ nhân vật mang đậm sắc thái trẻ thơ, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Những đoạn đối thoại giữa “tôi” và thằng Lụm không chỉ gây cười mà còn gợi lên sự chua xót, cảm thương. Cách nhân vật Lụm kể lại chuyện đời mình – bị mẹ bỏ rơi, được người lạ nuôi dưỡng – vừa giản dị, mộc mạc nhưng lại khiến người đọc nghẹn lòng. Tác giả không cần dùng những lời văn bi lụy mà vẫn khiến câu chuyện chạm đến cảm xúc sâu xa nhất.
Đặc biệt, nghệ thuật tạo dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên cũng là điểm nổi bật. Ban đầu, người đọc tưởng đây là một câu chuyện về một đứa trẻ bốc đồng bỏ nhà đi. Nhưng nhờ gặp Lụm – một đứa trẻ mồ côi thật sự – nhân vật “tôi” đã thức tỉnh, nhận ra giá trị của gia đình. Sự chuyển biến tâm lý của “tôi” được thể hiện tinh tế, chân thực mà không gượng ép.
Tóm lại, với lời kể ngôi thứ nhất sinh động, ngôn ngữ nhân vật gần gũi và tình huống truyện bất ngờ, cảm động, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một câu chuyện sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng đầy ám ảnh, thể hiện nghệ thuật kể chuyện giàu cảm xúc và nhân văn.
Câu 1
Ngôi thứ nhất
Câu 2
- thời gian: Truyện diễn ra vào buổi chiều tối, với các chi tiết như "chạng vạng" và "ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại".
- không gian: Không gian truyện là một ngã tư đường vắng, nơi nhân vật "tôi" ngồi đợi và gặp thằng Lụm. Không gian này gợi lên cảm giác cô đơn, lạc lõng, đặc biệt khi thằng Lụm chia sẻ về quá khứ bị bỏ rơi.
- Câu 3Thằng Lụm mong được ba mẹ đánh như nhân vật "tôi" vì nó khao khát có một gia đình hoàn chỉnh, có ba mẹ để quan tâm và chăm sóc, dù có rầy la hay đánh đòn. Điều này cho thấy thằng Lụm thiếu thốn tình thương gia đình và sự nuôi dưỡng từ cha mẹ. Nó nhận thức rõ rằng dù bị mắng hay đánh, đó là sự quan tâm và là biểu hiện của tình yêu thương, trong khi thằng Lụm không có được điều đó.
- Câu 4Ở đầu truyện, nhân vật "tôi" gọi Lụm là "mày", thể hiện thái độ muốn tỏ ra là người lớn, nhưng đến cuối truyện, khi cảm nhận được sự thiếu thốn tình cảm và số phận của Lụm, "tôi" đã gọi Lụm là "anh Lụm". Việc thay đổi cách xưng hô này thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ của nhân vật "tôi", từ một đứa trẻ chỉ nghĩ đến sự bức xúc của bản thân, đến việc hiểu và cảm thông cho người khác. Cách xưng hô "anh" thể hiện sự tôn trọng, đồng thời cũng là sự nhận ra giá trị của tình yêu thương gia đình.
- Câu 5Em không đồng tình với quan điểm "Hãy rời xa gia đình và sống cuộc đời như bạn muốn" một cách mù quáng. Mặc dù đôi khi mỗi người cần có sự tự do, nhưng gia đình luôn là nơi nuôi dưỡng, yêu thương và bảo vệ chúng ta. Việc rời xa gia đình chỉ vì những cảm xúc nhất thời như bức xúc hay tức giận có thể khiến ta đánh mất những giá trị quan trọng của tình cảm gia đình. Truyện "Lụm Còi" cho thấy, khi đối diện với cuộc sống bên ngoài, nhân vật "tôi" đã nhận ra sự quan trọng của gia đình, của tình thương cha mẹ. Do đó, em cho rằng mỗi người cần biết quý trọng gia đình, tìm cách giải quyết mâu thuẫn thay vì bỏ đi để sống cuộc đời riêng biệt.
Câu 1
Di tích lịch sử là những minh chứng quý báu của quá khứ, cần được bảo vệ và gìn giữ. Để làm được điều đó, cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả.Di tích lịch sử là nơi lưu giữ dấu tích của các sự kiện, nhân vật hoặc thời kỳ quan trọng trong lịch sử dân tộc.Ơ Việt Nam có rất nhiều các di tích nổi tiếng và đã mang đậm dấu ấn lịch sử như: Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cố Đô Huế,Đền Hùng, Địa đạo củ chi,... vậy vì sao chúng ta phải bảo vệ các di tích lịch sử? Thứ nhất là Gìn giữ giá trị văn hóa và lịch sử dân tộc, giúp thế hệ sau hiểu và tự hào về quá khứ.Thứ hai là giáo dục truyền thống, lòng yêu nước của mọi người trên toàn xã hội. Thứ ba là Phát triển du lịch, tạo nguồn thu cho địa phương và thúc đẩy kinh tế. Thứ tư là Khẳng định bản sắc dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới. Nhưng hiện nay, việc bảo vệ di tích lịch sử đang đứng trước nhiều thách thức do đô thị hóa và sự thờ ơ của một bộ phận người dân. Nhiều di tích bị xuống cấp, lấn chiếm hoặc sử dụng sai mục đích. Điều này không chỉ làm mất đi giá trị lịch sử mà còn ảnh hưởng đến giáo dục truyền thống và phát triển du lịch. Từ đó, mỗi người cần ý thức bảo vệ và trân trọng các di tích lịch sử, vì đó là giá trị văn hóa quý báu, phản ánh quá khứ và truyền thống dân tộc.Để bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, cần thực hiện một số biện pháp thiết thực. Trước hết, việc trùng tu, bảo dưỡng định kỳ các di tích là vô cùng quan trọng để giữ gìn nguyên trạng và ngăn chặn sự xuống cấp. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về giá trị lịch sử và văn hóa của các di tích. Đồng thời, cần quản lý chặt chẽ các hoạt động xung quanh di tích, ngăn ngừa tình trạng xâm hại hoặc lấn chiếm. Một biện pháp quan trọng khác là khai thác du lịch bền vững, kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản. Cuối cùng, cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị của di tích lịch sử.Tóm lại, việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử là trách nhiệm chung của toàn xã hội, giúp gìn giữ bản sắc văn hóa và giáo dục thế hệ sau về quá khứ của dân tộc. Qua đó, em nhận thấy cần tôn trọng và tìm hiểu về các di tích lịch sử, đồng thời chia sẻ kiến thức về lịch sử để nâng cao ý thức bảo vệ di sản cho thế hệ sau.
Câu 2
Trong văn học Việt Nam, những tác phẩm viết về quê hương, gia đình và tình yêu đất nước luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc. Những bài thơ như vậy không chỉ đơn thuần là lời ca ngợi mà còn chứa đựng tình cảm sâu lắng, những suy tư về cuộc sống, về nguồn cội. Đoạn thơ "Cơm cháy" là một tác phẩm đầy cảm xúc của Vũ Tuấn, qua đó thể hiện sự gắn bó sâu sắc với quê hương, gia đình và tình yêu đất nước. Đặc biệt, hình ảnh món cơm cháy, một món ăn bình dị nhưng đầy ý nghĩa, đã được tác giả sử dụng để khắc họa những giá trị tinh thần lớn lao và những tình cảm thiêng liêng mà không thể tìm thấy ở nơi nào khác.
Mạch cảm xúc của đoạn thơ "Cơm cháy" được xây dựng một cách mạch lạc và sâu sắc, phản ánh hành trình từ sự nhớ nhung, biết ơn cho đến tình yêu đất nước và lòng tri ân đối với gia đình, quê hương. Cảm xúc của tác giả được diễn tả qua các hình ảnh, ký ức về quê hương và sự hy sinh của cha mẹ.
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh "Con đi xa, nhớ hương vị tuổi thơ", câu thơ ngay lập tức gây ấn tượng bởi sự gần gũi và thân thuộc. Đây là một lời nói thật giản dị, nhưng lại thể hiện rõ sự nhớ nhung của người con khi rời xa quê hương. "Mùi cơm cháy, con vẫn ăn ngày trước" là hình ảnh quen thuộc, mà bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được, từ đó làm nổi bật giá trị của ký ức tuổi thơ. Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê khi đưa ra các hình ảnh "mùi cơm cháy" để nhấn mạnh sự gắn bó khăng khít giữa người con và quê hương. Cái mùi ấy không chỉ là món ăn mà là ký ức về một thời đã qua, chứa đựng tình cảm gia đình và tình yêu quê hương.
Tác giả tiếp tục miêu tả hành trình trưởng thành của người con: "Đôi chân con đi khắp miền Tổ quốc". Hình ảnh đôi chân này không chỉ là sự trưởng thành, mà còn là hành trình tìm kiếm, khám phá những miền đất mới. Tuy nhiên, dù đã đi khắp nơi, "chẳng nơi nào có vị cơm năm xưa", câu thơ này thể hiện một điều không thể thay thế được, đó là tình cảm và những giá trị của quê hương. Biện pháp so sánh giữa vị cơm năm xưa và các món ăn khác ở những vùng đất mới càng làm nổi bật sự độc đáo và không thể thay thế của quê hương. Món cơm cháy, mặc dù giản dị, nhưng lại là món ăn có một giá trị vô hình mà không gì có thể bù đắp được.
Câu thơ "Cơm cháy quê nghèo... có nắng, có mưa" là một hình ảnh đầy ẩn dụ. Mùi cơm cháy không chỉ là một món ăn mà còn là dấu ấn của cuộc sống khó khăn, của sự hy sinh của mẹ cha. "Có nắng, có mưa" là hình ảnh biểu trưng cho những khó khăn, thử thách mà gia đình phải đối mặt. "Có lời mẹ ru, ngọt ngào cay đắng" sử dụng biện pháp nhân hóa để thể hiện lời ru của mẹ, là sự kết hợp của yêu thương nhưng cũng là sự thấu hiểu về những gian khổ trong cuộc sống. Lời ru không chỉ đơn thuần là âm thanh mà nó còn là chất chứa bao tình cảm, tâm tư của người mẹ, vừa ngọt ngào vừa cay đắng vì những khó khăn trong cuộc sống.
Câu "Cơm cháy quê nghèo... mặn mồ hơi cha" càng làm nổi bật sự hy sinh của cha mẹ. Biện pháp so sánh giữa mùi cơm cháy và mồ hôi của cha là một sự ẩn dụ sâu sắc, thể hiện sự vất vả và những hi sinh thầm lặng mà cha mẹ đã dành cho con cái. "Vị thơm rơm, cánh đồng mùa gặt", "Muối mặn gừng cay, có hè nắng gắt" là những hình ảnh cực kỳ cụ thể và sinh động, mô tả về cuộc sống lao động vất vả. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng dù cuộc sống có gian khổ đến đâu, tình yêu thương của cha mẹ luôn hiện diện trong mỗi hình ảnh, mỗi hương vị mà con cái trải qua. Biện pháp ẩn dụ giúp người đọc cảm nhận rõ hơn sự thầm lặng của tình yêu gia đình.
Cuối cùng, hình ảnh "Có ánh trăng vàng... chị múc bên sông" là một kết thúc đẹp đẽ và đầy lãng mạn. Ánh trăng vàng không chỉ là một hình ảnh huyền ảo, mà còn là biểu tượng của sự thanh bình và an yên. "Chị múc bên sông" là hình ảnh gần gũi, quen thuộc của một làng quê Việt Nam, nơi mà tình yêu gia đình và tình cảm giữa các thành viên luôn được nuôi dưỡng trong sự đơn giản và chân thành. Đây cũng là một biện pháp nhân hóa khi ánh trăng được nhân cách hóa như một phần của không gian quê hương, tượng trưng cho sự trong sáng và yên bình.
Đoạn thơ "Cơm cháy" thể hiện tình yêu quê hương và lòng biết ơn đối với cha mẹ, gia đình. Qua hình ảnh món cơm cháy, tác giả khéo léo gợi nhớ về tuổi thơ và những kỷ niệm giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Món cơm cháy không chỉ là thức ăn mà còn là biểu tượng của tình yêu, sự hy sinh và những giá trị sâu sắc từ quê hương. Tình yêu quê hương và gia đình, dù là những điều bình dị, nhưng lại là nguồn cội nuôi dưỡng con người trưởng thành, tạo dựng nên những giá trị tinh thần bền vững.Về mặt nghệ thuật, tác giả sử dụng các biện pháp như ẩn dụ, so sánh và nhân hóa để làm nổi bật cảm xúc. Hình ảnh "cơm cháy" được sử dụng như một biểu tượng đầy ý nghĩa về tình cảm gia đình và quê hương. Các biện pháp nghệ thuật như "mặn mồ hơi cha", "lời mẹ ru, ngọt ngào cay đắng" giúp khắc họa sự hy sinh và vất vả của cha mẹ. Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng, dễ hiểu, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc những cảm xúc yêu thương, gắn bó và tri ân.
Cùng chủ dề với tác phẩm,đoạn thơ "Cơm cháy" và bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đều thể hiện tình yêu quê hương và sự gắn bó với gia đình, nhưng mỗi tác phẩm lại có cách thể hiện riêng. Trong "Cơm cháy", tác giả sử dụng hình ảnh món cơm cháy để gợi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ và tình yêu gia đình, qua đó bày tỏ sự biết ơn đối với cha mẹ. Các hình ảnh cụ thể như mùi cơm cháy, lời mẹ ru hay ánh trăng vàng mang đậm cảm xúc nhớ nhung và tri ân. Ngược lại, "Quê hương" của Tế Hanh lại chú trọng hơn vào hình ảnh thiên nhiên, như con sông quê hương và những cánh đồng lúa, để khắc họa tình yêu quê hương rộng lớn, gắn liền với những vất vả, hy sinh của mẹ. Cả hai bài thơ đều khắc họa tình cảm sâu sắc đối với gia đình và đất nước, nhưng "Cơm cháy" thiên về những ký ức thân mật, còn "Quê hương" lại có cảm giác bao quát và tự hào về vẻ đẹp quê hương.
đoạn thơ "Cơm cháy" đã khéo léo sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để khắc họa tình yêu quê hương, gia đình và đất nước. Cái hương vị cơm cháy ấy, dù là món ăn bình dị, nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng tình yêu quê hương không chỉ đến từ những sự kiện lớn lao mà còn xuất phát từ những hình ảnh, những món ăn giản dị, đậm đà hương vị của cuộc sống đời thường. Đoạn thơ không chỉ gợi nhắc về những ký ức tuổi thơ mà còn làm dấy lên tình cảm thiêng liêng và sự biết ơn đối với gia đình và quê hương.
Câu 1
Thuộc kiểu văn bản thông tin thuyết minh về di tích lịch sử
Câu 2
Cố đô Huế: Di sản Văn hóa thế giới và giá trị lịch sử
Câu 3
Câu văn trên cung cấp một mốc thời gian quan trọng (ngày 6-12-1993) và sự kiện nổi bật (Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới).
Câu văn sử dụng cách trình bày nguyên nhân - kết quả: việc công nhận của UNESCO đã góp phần nâng cao vị thế của Cố đô Huế, biến nơi đây thành một trong những di tích quan trọng nhất của Việt Nam và thế giới.
Câu 4
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là hình ảnh Hoàng Thành Huế.
Tác dụng:
Hình ảnh này giúp người đọc dễ hình dung về Cố đô Huế, tăng tính trực quan và làm cho nội dung trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Câu 5
Mục đích: Cung cấp thông tin về Cố đô Huế, nhấn mạnh giá trị lịch sử, văn hóa và vai trò của di tích này trong đời sống hiện nay.
Nội dung: Văn bản giới thiệu về Cố đô Huế với các công trình kiến trúc tiêu biểu, giá trị văn hóa - lịch sử, sự giao thoa văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, cũng như sự công nhận của UNESCO đối với di sản này.
Câu 1:
Bài thơ bến đò ngày mưa của tác giả Anh Thơ xoay quanh cảnh vật quê hương, con người lao động và những cảm xúc man mác buồn trong một ngày mưa. Tác phẩm miêu tả khung cảnh bình dị của bến đò trong những ngày mưa, những hình ảnh quen thuộc của làng quê Bắc Bộ được tái hiện một cách đầy chất thơ, mộc mạc nhưng cũng không kém phần sâu lắng. Những câu thơ mở đầu như “Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át” hay “Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa” mang đến một không gian vắng vẻ, tĩnh lặng và đầy hoài niệm. Cảnh vật trong bài thơ không chỉ gợi lên vẻ đẹp thiên nhiên mà còn mang trong mình một nỗi buồn man mác, khiến người đọc cảm nhận được sự vắng lặng của một thời đã qua. Dù không gian ấy có phần đượm buồn, nhưng qua ngòi bút của Anh Thơ, cảnh vật lại trở nên thật đẹp và đầy tình cảm. Những hình ảnh như “dầm mưa dòng sông trôi rào rạt” hay “con thuyền cắm lái đậu chơ vơ” không chỉ phản ánh sự lặng lẽ của thiên nhiên mà còn như thể hiện nỗi lòng của tác giả, gửi gắm vào đó những cảm xúc riêng tư về một thời đã xa.Những người dân quê lao động vất vả, kiên cường trong những ngày mưa gió hiện lên qua hình ảnh “Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ, / Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.” Những người lao động ấy không chỉ là hình ảnh của sự cần cù, chịu khó mà còn là biểu tượng của nghị lực, của tình yêu với cuộc sống, với quê hương.Bến đò xưa không chỉ là một bức tranh đẹp, mà còn quý trọng những giá trị đơn sơ mà sâu sắc trong cuộc sống, về tình yêu quê hương và những con người nơi đó.
Câu 2:
Bên cạnh việc nỗ lực học tập và rèn luyện bản thân, một yếu tố quan trọng khác trong việc hình thành một con người là quê hương, quê hương có vai trò to lớn đối với mỗi người. Đó là nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, và là mảnh đất mà chúng ta gắn bó trong suốt cuộc đời, mang trong mình những kỷ niệm đẹp khó quên. Mỗi người có một quê hương riêng, và mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau, nuôi dưỡng những tâm hồn con người đa dạng và phong phú.
Quê hương dạy chúng ta cách trưởng thành từ những kỷ niệm ngây thơ và ngây dại của tuổi thơ. Nó mang lại những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà chúng ta không thể tìm lại đâu được trong quá trình trưởng thành. Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, từ tình cảm gia đình, tình yêu sự gắn bó với làng quê. Đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả, và giúp làm trong sạch tâm hồn con người. Tình yêu quê hương giúp tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, ý chí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, và quyết tâm bảo vệ đất nước. Nó cũng khơi dậy ý thức xây dựng đất nước đúng mực, đẹp đẽ hơn.
Quê hương không chỉ là nơi chúng ta lớn lên, mà còn là nơi mà chúng ta trở về sau những khó khăn và sóng gió trong cuộc sống. Mỗi người khi xa quê đều cảm nhận được sự thanh thản, yên bình bởi không khí quen thuộc và con người chân chất tại quê hương. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của quê hương và chưa có ý thức xây dựng một quê hương giàu đẹp và mạnh mẽ. Những người này cần thay đổi tư duy và sống đóng góp hơn, yêu quý hơn quê hương của mình. Mỗi người chỉ được sống một lần, cũng như chỉ có một quê hương. Chúng ta hãy trân trọng cuộc sống và quê hương, từ đó cống hiến và đóng góp cho xã hội những điều tốt đẹp.
Câu 1:Thể thơ 8 chữ
Câu 2:Đề tài: Cảnh vật quê hương, con người ở bến đò ngày mưa
Câu 3:Biện pháp em thấy ấn tượng là: biện pháp so sánh" Thúng đội đầu như đội cả trời mưa"
Tác dụng: Giúp cho câu thơ trở nên hay hơn, sinh động và uyển chuyển
Thể hiện sự khó khăn vất vả , hình ảnh người lao động hiện lên đồng thời thể hiện sự chăm chỉ, cần cù bám lấy cuộc sống để vuọt lên khó khăn
Thể hiện cảm xúc khá buồn của tác giả khi chứng kiến những người dân lao động mưu sinh để vuọt lên hoàn cảnh.
Câu 4:Bức tranh bến đò ngày mưa được tác giả thể hiện qua những hình ảnh là:Tre rũ rượi ven bờ chen ướt át,chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa, mặc con thuyền cắm lại đậu bơ vơ, trên bến vắng đắm mình trong lạnh lẽo,vài quán hàng không khách đứng xo ro.Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận là: bến đò ngày mưa ảm đạm, lạnh lẽo, không có người, chỉ có những người dân lao động nghèo khó đi mưu sinh ở đây.
Câu 5:
Qua bức tranh bến đò ngày mưa, bài thơ đã gợi lên tâm trạng, cảm xúc là: buồn tẻ, lạnh lẽo, ảm đạm của bến đò ngày mưa, thiên nhiên u buồn làm cho bài thơ trầm xuống, lắng đọng