Đinh Hà Vy

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đinh Hà Vy
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong thời đại tri thức phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc học không chỉ dừng lại ở trường lớp hay sách vở mà còn mở rộng ra mọi mặt của đời sống. Trong quá trình học tập, ý thức tự học đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với học sinh – những người đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, trí tuệ và kỹ năng sống. Vậy, vì sao học sinh cần có ý thức tự học?

Trước hết, tự học giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Thay vì chỉ phụ thuộc vào giáo viên hoặc bài giảng trên lớp, học sinh có ý thức tự học sẽ biết tự tìm kiếm tài liệu, mở rộng hiểu biết và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. Khi chủ động học tập, các em dễ tiếp thu sâu hơn, ghi nhớ lâu hơn và biết cách áp dụng linh hoạt vào thực tế. Việc này giúp hình thành tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề – những năng lực rất quan trọng trong xã hội hiện đại.

Thứ hai, ý thức tự học rèn luyện cho học sinh tinh thần kỷ luật và trách nhiệm với bản thân. Khi tự học, các em phải biết quản lý thời gian, đặt ra kế hoạch và mục tiêu học tập rõ ràng. Chính điều này hình thành sự kiên trì, nỗ lực và tính độc lập – những phẩm chất thiết yếu không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống tương lai. Người có khả năng tự học tốt sẽ không dễ dàng bị tụt lại phía sau, bởi họ có thể thích nghi với những thay đổi và tự làm mới mình trong mọi hoàn cảnh.

Ngoài ra, trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kho tàng kiến thức không còn nằm gói gọn trong sách giáo khoa mà có thể tiếp cận dễ dàng qua Internet, các khóa học trực tuyến, thư viện số... Nếu học sinh không có ý thức tự học, các em sẽ không biết tận dụng nguồn tài nguyên vô tận đó để nâng cao hiểu biết. Trong khi đó, người có tinh thần tự học sẽ biết chọn lọc thông tin, học hỏi không ngừng và ngày càng tiến bộ.

Hơn nữa, tự học cũng giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Cuộc sống trưởng thành đòi hỏi mỗi người phải tự trau dồi, cập nhật kỹ năng liên tục để thích ứng với môi trường làm việc và xã hội không ngừng thay đổi. Người có ý thức tự học từ nhỏ sẽ dễ thành công hơn, bởi họ đã quen với việc học tập suốt đời – một năng lực quan trọng trong thế kỷ XXI.

Tóm lại, ý thức tự học không chỉ giúp học sinh học tốt hơn hôm nay mà còn là nền tảng cho sự trưởng thành, thành công mai sau. Mỗi học sinh cần rèn luyện tinh thần tự học ngay từ bây giờ, bắt đầu từ những việc nhỏ: đọc thêm sách, chủ động hỏi bài, tìm hiểu kiến thức ngoài lớp học... Có ý thức tự học là tự trao cho mình chiếc chìa khóa mở cánh cửa tri thức, mở ra con đường dẫn đến một tương lai vững chắc và đầy triển vọng.

Câu 1:

Văn bản được diễn đạt bởi sự kết hợp của những yếu tố nào?
→ Văn bản kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm, tự sựthuyết minh.


Câu 2:

Chủ đề của đoạn trích là gì?
→ Ca ngợi vẻ đẹp của cây rau khúc và món xôi khúc như một phần hồn quê, truyền thống văn hóa dân gian của vùng quê Thái Bình.


Câu 3:

a. Chỉ ra tính mạch lạc về nội dung trong văn bản.
→ Các đoạn văn liên kết với nhau xoay quanh một chủ đề thống nhất: cây rau khúc, quá trình chế biến món xôi khúc, và giá trị tinh thần – văn hóa của nó trong hội làng quê hương.

b. Xác định 01 phép liên kết trong đoạn văn:
→ Phép lặp từ: "lá khúc" được lặp lại để liên kết các câu trong đoạn.


Câu 4:

Từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả trong đoạn (2):
→ “Sục bàn tay vào mát rười rượi”, “Chao ôi, một mùi thơm ngậy nồng nàn tỏa lan nức mũi ai bất chợt qua ngõ”, “Nhìn đã thèm”,…
→ Cảm nhận: Cái “tôi” của tác giả là một người gắn bó sâu sắc với quê hương, yêu mến từng hương vị, từng hình ảnh dân dã trong đời sống làng quê.


Câu 5:

Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong văn bản?
→ Thể hiện qua ngôn ngữ giàu cảm xúc, những so sánh, hình ảnh gợi tả gần gũi, và cảm xúc yêu thương, tự hào của tác giả về quê hương, về món xôi khúc như một biểu tượng văn hóa.


Đoạn văn cho thấy món xôi khúc không chỉ là một món ăn bình dị mà còn là biểu tượng văn hóa, mang hồn cốt của làng quê. Trong lễ hội làng, dù mâm lễ có đầy đủ, sang trọng đến đâu, nếu thiếu đĩa xôi khúc thì cũng không được xem là trọn vẹn. Điều đó thể hiện rằng xôi khúc không chỉ để ăn, mà còn là sự dâng hiến, là tấm lòng thành kính của người dân quê đối với tổ tiên, thần linh. Từ đó, ta thấy được sự gắn bó sâu sắc giữa con người với truyền thống, với phong tục tập quán đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Thông điệp mà đoạn văn truyền tải là: những giá trị văn hóa dân gian, dù giản dị, cũng rất đáng được trân trọng và giữ gìn. Mỗi món ăn, mỗi nghi lễ truyền thống đều mang trong mình một phần linh hồn của quê hương, của dân tộc. Xôi khúc trở thành biểu tượng cho tình yêu quê, cho sự gìn giữ bản sắc văn hóa. Nó nhắc nhở con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, không được lãng quên cội nguồn. Qua đó, ta thêm yêu những điều bình dị nhưng thiêng liêng nơi thôn dã. Và càng thấm thía hơn giá trị của những gì tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại nuôi dưỡng tâm hồn con người qua bao thế hệ.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng. 

Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.

QUẢNG CÁO
 

Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, để lại nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa. Truyện Tấm Cám là một trong số những tác phẩm như thế, nhân vật cô Tấm là điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, vừa đẹp người lại đẹp nết, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tính cách nhân hậu, đảm đang, chính vì thế nàng đã có được hạnh phúc sau cùng. 

Xây dựng lên Tấm là một cô gái mồ côi cha mẹ, phải sống với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị bắt làm việc vất vả, nặng nhọc và bị đối xử bất công. Có thể nhận thấy được chính với hoàn cảnh Tấm tiêu biểu cho hoàn cảnh của người con riêng trong chuyện cổ tích. Thế nhưng Tấm lại có phẩm chất hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó. Tấm chính là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp ở người lao động. Hình ảnh cô Tấm hiền lành chăm chỉ là thế nhưng phải chịu đựng, cam chịu sự đày đọa bất công của mẹ con Cám. Tấm đã phải làm việc vất vả còn Cám thì được nuông chiều. Giỏ tép do chính Tấm bắt cực nhọc lại bị Cám cướp mất, chính Cám đã cướp đi thành quả lao động của Tấm. Cho đến khi cả khi làng mở hội thì Tấm cũng ngoan ngoãn làm theo lời dì dặn mà không cãi lại cũng không dám chốn đi. Lúc này đây thì Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy cũng được bụt giúp đỡ, khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác. Với ngôi vị hoàng hậu và cuộc sống giàu sang cũng chưa đủ để cứu Tấm khỏi âm mưu hãm hại của dì ghẻ. Thế rồi không chỉ thế Tấm đã rất nhiều lần chết đi sống lại và hóa thân vào nhiều thứ từ hóa thân thành chim vàng anh, rồi thành cây xoan đào, hay cũng là hiện hình vào khung cửi rồi vào quả thị và trở thành người. Cô Tấm luôn luôn phản kháng quyết liệt hóa thân và hồi sinh để đấu tranh giành sự sống và hạnh phúc.

QUẢNG CÁO
 

Hình ảnh đẹp của Tấm mà giúp chúng ta hiểu hơn phần nào cuộc sống của người lao động trong xã hội cũ. Những con người này thấp cổ bé họng và bỗng nhiên bị trà đạp bất công và không có quyền nói lên tiếng nói của mình. Chính vì thế mà họ gửi những ước mơ của mình, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn vào trong cổ tích bình chứa ước mơ của dân gian xưa.

-Bài học mà em rút ra từ câu chuyện là:Trong bất cứ hoàn cảnh (khó khăn, thử thách nào trong cuộc sông), sự hi vọng, dũng cảm, nỗ lực sẽ đem đến cho chúng ta sức mạnh vì:

+ Hi vọng giúp chúng ta có tinh thần lạc quan, xóa đi mệt mỏi.

+ Giúp chúng ta tìm ra cách giải quyết, là động lực giúp chúng ta vượt quan những khó khăn, thử thách…

 

-Sự khác biệt trong hành động và suy nghĩ của bác nông dân với con lừa là

+ Người nông dân: Lúc đầu định giúp lừa ra khỏi giếng, nhưng sau nghĩ lừa già và cái giếng cũng cần được lấp. Vì thế, nhanh chóng buông xuôi, bỏ cuộc.

+ Con lừa: Lúc đầu kêu la thảm thiết muốn thoát khỏi giếng nhưng rồi đã khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp nó thoát ra khỏi cái giếng.

 

   

   Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích đã đóng góp một số lượng tác phẩm đồ sộ, có ý nghĩa giáo dục to lớn, hướng con người ta đến tư tưởng hành việc thiện, đấu tranh chống lại cái ác, rèn luyện lối sống tốt đẹp. Cũng như trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn của nhiều độc giả thiếu nhi trên khắp cả nước, gắn bó sâu sắc với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Trong đó câu chuyện Tấm Cám là một câu chuyện phổ biến, được xếp vào hàng kinh điển, cách xây dựng cốt truyện cùng quá trình chuyển hóa, trưởng thành của nhân vật đã đem đến cho người đọc nhiều xúc cảm, cũng như những bài học nhân văn sâu sắc. Nhân vật cô Tấm là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là nhân vật cổ tích được yêu thích trong nhiều thế hệ trở thành hình mẫu lý tưởng, ví von tốt đẹp để chỉ những cô gái xinh đẹp, hiền lành. Mà trong truyện Tấm Cám nhân vật này cũng có khá nhiều khía cạnh tính cách thú vị cần phân tích.

   Tấm ngay từ thuở nhỏ đã có cuộc sống khổ cực bất hạnh, mồ côi mẹ ngay từ khi còn bé, ít lâu sau thì bố lại cưới vợ mới. Tuy dì ghẻ ghét Tấm nhưng vì còn bố, nên Tấm cũng đỡ phần này khổ cực. Chỉ không may rằng, không bao lâu sau bố đẻ của Tấm cũng qua đời, khiến cô lâm vào cảnh tứ cố vô thân trong chính căn nhà của mình, ngày ngày phải chịu sự chèn ép của người mẹ kế và cô em gái cùng cha khác mẹ.

   Dù là con vợ cả thế nhưng Tấm phải làm việc quần quật bất kể ngày đêm, “hết chăn trâu, gánh nước, vớt bèo, thái khoai, đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc”, trái lại Cám lại được ăn trắng mặc trơn, chỉ quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng bao giờ. Từ đây người ta thấy được một vẻ đẹp của Tấm ấy là sự chăm chỉ, đảm đang trong công việc lao động. Nhưng đồng thời cũng nhận ra giữa Tấm và mẹ con Cám đã xảy ra mâu thuẫn, ấy là sự đối xử bất công và sự bóc lột sức lao động một cách độc ác, cay nghiệt đối với thành viên trong gia đình. Không chỉ vậy Tấm còn bị bóc lột cả về vật chất và tinh thần, khi mụ dì ghẻ đề ra chuyện thi bắt tép, treo thưởng cái yếm đỏ. Rõ ràng mụ thừa biết rằng cô con gái của mình chẳng bao giờ biết mò tép, nhưng vẫn nhắm mắt trao thưởng cho Cám, còn để Tấm phải chịu thua, trong buồn tủi và ấm ức.

   Thế nhưng Tấm là người con gái yếu đuối, nhẫn nhịn, trước sự bất công Tấm dường như quen thuộc và chai lỳ, nàng chỉ biết khóc lóc, tủi phận. Bụt lúc này hiện lên giúp đỡ, chỉ cho Tấm đem Bống về nuôi trong giếng, nàng mới tìm lại được chút niềm vui sống, hạnh phúc khi quanh quẩn bên chú cá nhỏ. Tuy nhiên sự ghen ghét, đố kỵ của mẹ con dì ghẻ không bao giờ buông tha cho Tấm, họ sẵn sàng lừa Tấm đi chăn trâu xa để giết thịt Bống, tước đoạt đi niềm vui và giá trị tinh thần duy nhất Tấm hiện có. Nhưng Tấm trước tình cảnh bị chèn ép như vậy vẫn chỉ cắn răng chịu đựng và khóc lóc, nàng không biết phải phản kháng hay đấu tranh như thế nào. Lần nữa Bụt lại hiện lên chỉ dạy cho Tấm đem xương cá đi chôn, ngày sau ắt có lúc dùng đến.

   Tấm đã sống trong căn nhà ấy, với thân phận như một kẻ ở, chịu nhiều khổ sở, bị tước đoạt đi sức lao động, niềm vui, giá trị tinh thần, thậm chí sự cay nghiệt của mẹ con Cám còn tận cùng đến độ tước đoạt của Tấm cả quyền được mưu cầu hạnh phúc. Tấm khao khát được đi chơi hội, bởi dù khổ sở, mệt mỏi với công việc đồng áng, nhưng bản thân Tấm cũng đã lớn, đã trở thành một thiếu nữ, nàng cũng ước mong có những phút giây vui vẻ, giao hòa với xã hội, xa hơn là kiếm cho mình một tấm chồng, có cuộc sống điền viên. Thế nhưng mẹ con Cám không cho Tấm được cái quyền ấy, mụ dì ghẻ đã tìm cách ngăn chặn Tấm mưu cầu hạnh phúc bằng việc trộn lẫn gạo và thóc, rồi bắt nàng phải lựa cho xong rồi mới được đi chơi hội. Rõ ràng đó là một chuyện hết sức khó khăn, Tấm có siêng năng nhặt nhạnh đến đâu thì khi xong hội cũng đã tàn.

   Lúc này đây đến cả mong ước cuối cùng cũng bị mẹ con Cám chặt đứt, bản thân Tấm lại không thể phản kháng, sự yếu đuối, nhu nhược khiến Tấm chỉ còn cách khóc lóc để xả mối tủi hờn trong lòng. May mắn thay sự yếu đuối, bất lực của Tấm trước thực cảnh bế tắc lại luôn có sự giúp đỡ của Bụt, Bụt sai một bầy chim đến nhặt thóc giúp Tấm, lại chỉ Tấm đào xương cá lên lấy đồ đi dự hội. Và cuối cùng bằng sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đã thoát khỏi sự chèn ép của mẹ con Cám để đến gần hơn với hạnh phúc của bản thân. Đặc biệt sự kiện đánh rơi hài đã dẫn nàng đến một chặng đường mới, mà ở đây nàng vừa được nếm trải hạnh phúc tuyệt vời, cũng đồng thời lại rơi vào mối mâu thuẫn gay gắt hơn với mẹ con Cám.

   Nhà vua sau khi mò được chiếc hài của Tấm đánh rơi, thì ra lệnh cho các cô gái lần lượt đến thử hài, ai đi vừa người sẽ lấy về làm vợ.

   Mẹ con Cám cũng thử nhưng rất tiếc không vừa, nhưng khi Tấm ướm thử thì vừa in, ngay hôm đó nhà vua đã cho người rước Tấm về làm hoàng hậu, nàng hưởng cuộc sống nhung lụa, ấm êm và có được tình yêu thương của nhà vua, đó là thứ trước đây nàng chưa từng nghĩ đến, đồng thời cũng là sự đền bù cho những ngày tháng khổ cực của Tấm trước đây. Tuy nhiên, sự sung sướng, hạnh phúc của Tấm lại trở thành nỗi ghen ghét oán hận của hai kẻ hám danh lợi là mẹ con Cám. Chúng đã ủ mưu giết Tấm, để đưa Cám thế vào vị trí hoàng hậu thay chị. Còn bản thân Tấm, nàng vốn là người con gái hiền lành, thậm chí nói quá là thì có chút nhu nhược, bản thân nàng không thể nhận ra những âm mưu cay độc của mẹ con Cám khi chúng xởi lởi mời nàng về làm giỗ cha.

   Mà Tấm dù ở cương vị hoàng hậu, nhưng nàng vẫn một lòng làm tròn đạo hiếu, sẵn sàng tháo giày, trèo lên cây cau theo lời của dì ghẻ để hái cau vào cúng cha. Sự ngây thơ, tin tưởng sai chỗ cùng với bản tính thật thà của nàng đã trở thành trợ lực khiến kẻ xấu được lợi, còn nàng phải chịu cái chết đầy oan ức. Tuy nhiên cái chết của Tấm đã trở thành nền tảng khiến nàng trở nên mạnh mẽ, không còn thụ động khóc lóc, hay cam chịu như khi còn ở nhà. Bởi lẽ lần này mâu thuẫn giữa nàng và mẹ con Cám không còn nằm ở việc bị đối xử bất công, sự bóc lột các giá trị vật chất tinh thần trong gia đình nữa mà chuyển sang một mâu thuẫn gay gắt hơn ấy là sự tranh đoạt về địa vị, quyền lợi xã hội và quan trọng nhất là mạng sống. Tấm đã vùng lên đấu tranh một cách thần kỳ, cố gắng tìm cách quay trở về hoàng cung bằng các hóa thân khác nhau, ban đầu thì là chim vàng anh, sau là cặp xoan đào, rồi đến khung cửi, cuối cùng là bằng thân xác người phàm chiu ra từ quả thị.

   Bộc lộ sức mạnh ý chí tinh thần ham sống mạnh mẽ, quyết liệt, không chấp nhận việc hoàn toàn chết đi để được lợi cho kẻ thù. Không chỉ dừng lại ở ý chí sống còn, mà Tấm còn có những đòn phản công mạnh mẽ, khéo léo, đầu tiên là biến thành chim vàng anh quay về cung quấn quýt bên vua, khiến Cám bị ghẻ lạnh. Khi bị Cám giết, vứt lông ra vườn thì lập tức mọc thành hai cây xoan đào để ngày ngày vua mắc võng hóng mát, Cám tiếp tục nhận lấy sự thờ ơ của vua. Như vậy lần này Tấm mới chỉ đơn giản là giành lại hạnh phúc của bản thân thông qua những hóa thân khác nhau, đồng thời cho Cám nếm trải mùi vị bị lạnh nhạt, xa cách, khiến nàng ta đau khổ vì bản thân còn không bằng một con chim, một cây gỗ vô tri. Điều đó khiến Cám càng trở nên cay độc hơn khi chặt cây xoan đào làm khung cửi, để triệt hạ tận gốc sự sống của Tấm, nhưng đáng tiếc Tấm vẫn quay về với lời đe dọa như dự báo trước một kết cục đầy bi thảm cho sự tàn nhẫn của Cám “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”.

   Sự đe dọa trắng trợn và khủng khiếp đã khiến Cám hoảng sợ vô cùng, bèn đem đốt khung cửi và ném tro ra thật xa hoàng cung, những tưởng đã diệt trừ được hậu họa. Nhưng không ngờ từ chỗ tro tàn lại mọc lên cây thị, ra độc một trái to và thơm, rồi được một bà lão bán nước xin mang về để trong nhà. Tấm tái sinh, trở lại làm người sau nhiều lần hóa kiếp, và có cuộc gặp gỡ với nhà vua, chồng nàng nhờ miếng trầu têm cánh phượng. Hai người lưỡng tình tương duyệt, cuộc hội ngộ bất ngờ đã khiến nhà vua vô cùng hạnh phúc, liền lập tức đó Tấm về cung, trả lại vị trí hoàng hậu cho nàng. Tấm sau khi trở về đối với kẻ đã nhiều lần hãm hại mình, nàng không muốn và cũng không cần nương tay.

   Cũng như thuở trước mẹ con Cám đã làm với mình, Tấm lập mưu lừa Cám nhảy vào hồ nước sôi bỏng chết, mụ dì ghẻ nghe tin con chết thì cũng lăn đùng ra chết theo. Có thể nói rằng sự trả thù, trừng phạt của Tấm là hoàn toàn thích đáng so với những gì mà mẹ con Cám đã gây ra cho nàng. Tính ra bản thân Tấm đã phải chịu sự tước đoạt mạng sống nhiều lần, và đều do hai kẻ độc ác này gây ra. Thế nên chỉ có cái chết mới có thể đền tội của chúng. Thêm vào đó cái chết và sự tái sinh của Tấm chính là một màn lột xác tất yếu, là sự vùng lên phản kháng mạnh mẽ, khẳng định cái thiện tất sẽ không bao giờ bị hủy diệt và luôn luôn chiến thắng cái ác. Sự mạnh mẽ, dứt khoát, thông minh của Tấm sau khi sống lại mới là một đức tính cần có của người mẫu nghi thiên hạ, chỉ khi nàng trở nên cứng rắn, tự bảo vệ được mình thì nàng mới có được hạnh phúc đích thực. Bởi rõ ràng trong suốt quá trình, khi nàng mới về làm hoàng hậu, dù được vua yêu thương, nhưng bản thân nàng cũng phải chịu cái chết oan ức, vua cũng không tìm cách điều tra nguyên nhân mà dễ dàng cho Cám vào cung thế vị trí của chị.

   Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích hay và lâu đời có nhiều ý nghĩa giáo dục xoay quanh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, răn dạy con người phải sống lương thiện, không nên làm những việc sai trái, tước đoạt đi vật chất, quyền lợi và cả tính mạng của người khác. Bên cạnh đó nhân vật cô Tấm là một nhân vật có ý nghĩa lớn, đầu tiên người ta ấn tượng với những vẻ đẹp của sự chăm chỉ, hiền lành, biết nhẫn nhịn, sau đó là sức sống tiềm tàng mạnh mẽ thông qua những lần tái sinh chuyển kiếp. Đồng thời là sự trưởng thành trong suy nghĩ, sự cứng rắn trong nội tâm, cũng như sự phản kháng, trả thù mạnh mẽ những kẻ đã gây ra đau khổ cho mình. Khẳng định quy luật muôn đời rằng cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác dù đó là trong sự vùi dập cường đại của kẻ xấu hay bất kỳ hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo nào.

   Trong kho tàn truyện dân gian có rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa.Câu truyện ngụ ngôn"Đéo cày giữa đường" là một câu chuyện đem đến cho người đọc những bài học về đạo lí sâu sắc.Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện là một người không có chứng kiến,mục đích,mục tiêu riêng mà chăm chăm nghe người khác nhưng không có sự chọn lọc đã phải trả một cái giá thích đáng.Từ nhân vật người thợ mộc,câu chuyện đã thêm phần ý nghĩa,tác động tới nhận thức của mỗi người

   Trước hết chúng ta thấy được người thợ mộc trong câu chuyện là một người chăm chỉ,có chí làm ăn điều đó được thể hiện ở ngay phần đầu câu chuyện.Cửa hàng của anh ngay ở ngay bên vệ đường nên mọi người thường vào xem anh đẽo cày .Từ bối cảnh đó,ta có thể khẳng định rằng anh là một người lao động giản dị,chất phác và hiền lành.

   Tuy nhiên,anh thợ mộc trong câu chuyện lại là người không có chứng kiến,nó thể hiện ở việc khi mọi người vào xem và góp ý,anh đều làm theo lời của họ mà không biết chọn lọc.Và rồi anh đẽo ra cái thì to quá cái thì nhỏ quá và chẳng có ai vào mua hàng cả.Từ đó,ta thấy được người thợ mộc trong câu chuyện nhu nhược,không có chứng kiến,mục tiêu riêng của bản thân

   Về nghệ thuật,tác giả dân gian đã vô cùng khéo léo khi xây dựng nhân vật hết sức gần gũi với đời sống con người,các sự kiện độc đáo,thú vị khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn,lôi cuốn.Đồng thời tác giả dân gian đã tạo kết cấu câu chuyện ngắn gọn,dễ hiểu,ý nghĩa và sâu sắc.

   Tóm lại,truyện ngu ngôn"Đẽo cày giữa đường"là câu chuyện vô cùng ý nghĩa để lại cho người đọc nhiều bài học quý giá đối với con người về cách nhận thức cuộc sống và suy nghĩ của con người trong quan hệ với những người xung quanh.