

Lương Thị Huyền Trang
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1
Văn bản được diễn đạt bởi sự kết hợp của yếu tố tự sự kết hợp miêu tả và liên kết
Câu 2
Chủ đề của đoạn trích là nói về những cây khúc tẻ và khúc nếp
Câu 3
a. Tính mạch lạc về nội dung trong văn bản là chỉ ra sự rõ ràng và rành mạch
b. Phép liên kết trong đoạn văn sau là từ sau đó
Câu 4
Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả là:" Chao ôi...qua ngõ"
Em cảm nhận được cái "tôi" của tác giả là một người yêu hồn cốt, phong tục của quê hương mình
Câu 5
Chất trữ tình được thể hiện rõ ràng trong văn bản
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày càng gia tăng. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp. Trong đó quan trọng hơn hết là phương pháp tự học. Vậy tự học là gì ? Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằ vươn lên nắm bắt tri thức . Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người. Người biết tự học luôn tư mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu một cách tích cực và không cấn ai nhắc nhở ở bất cứ hoàn cảnh nào. Nhờ đó những con người ấy luôn biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp dụng kiến thức đã học. Kiến thức là vô cùng trong khi trí nhớ của con người là hữu hạn, nếu chỉ biết học tủ học vẹt thì ta sẽ không thể biền những kiến thức ấy thành của mình để vận dụng vào thực tế mà sẽ mau chóng quên đi. Tự học sẽ giúp ta khắc phục phục được nhược điểm này đồng thời giúp ta rèn luyện thói quen tích cực, chủ động hơn trong hoàn cảnh khó khăn. Hơn hết, khi tự học ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của tri thức từ đó trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều điều mới lạ hơn nữa. Tự học chính là cuộc hành trình của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức, và những bước đi đầu tiên sẽ luôn có nhiều chông gai, thử thách nhưng chính những lúc bế tắc ấy lai là động lực thúc đẩy chúng ta tích cực tư duy để tìm ra hướng đi. Cái cảm giác lúc tự mình ngộ ra được những điều mới lạ thật không còn gì vui hơn và bài học đó sẽ mãi theo ta. Tự học giúp ta nắm vững căn bản, đào sâu và mở rộng kiến thức chứ không phải nhận thức một cách máy móc. Có tự học ta mới hệ thống lại được những kiến thức đã học và kịp thời nhận ra thiếu sót của bản thân để kịp thời bồi đắp, từ đó ta có bước đầu tự tin trên con đường học vấn. Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự học của bản thân như trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền và tiêu biểu chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Hằng đêm, sau 12 giờ lao động nặng nhọc Người lại tự học tiếng Pháp bằng cách học thuộc long mỗi ngày mười từ, và cứ thế Người đã thong thạo không chỉ tiếng Pháp mà còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh. Người cũng đã từng nói “Trong cách học. phải lấy tự học làm nòng cốt”.
Trong thực tế ta có thể thấy vẫn còn rất nhiều người học tủ, học vẹt một cách ép buộc để đối phó với kiểm tra thi cử. Cách học này chỉ đem lại hiệu quả tức thời nhưng không mấy ai nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó. Những cách học ấy làm cho ta không hiểu hết bản chất của vấn đề dẫn đến việc mau chóng lãng quên mà lại còn lãng phí thời gian và công sức. Những con người này nều không biết vươn lên tự học thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau mà thôi.
Vậy để việc tự học có hiệu quả, ta cần phải nắm vững kiến thức căn bản của thầy cô truyền thụ thật tốt, biết lien kết chúng thành một khối kiến thức đầy đủ và vững chắc từ đó mới có thể áp dụng vào trong bài tập. Ta cũng cần phải soạn trước bài học ở nhà để nắm bắt được nội dung chính và dễ dàng theo kịp bài giảng của thầy cô trên lớp. Ta còn có thể học nhóm cùng bạn bè trong lớp sau giờ học để ôn lại bài giảng trên lớ hay cùng nhau giải quyết những bài tập khó khó. Nhưng quan trọng hơn hết mỗi người cần phải có tinh thần tự giác học tập mọi lúc, mọi nơi. Như vậy việc học sẽ không bị nhàm chán, không bị lệ thuộc gò bó từ đó khiến kiến thức sâu rộng hơn, in đậm trong trí nhớ.
Tự học luôn là phương pháp học học tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho mọi đối tượng. Vậy, là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh chúng ta hãy ra sức tự học nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân hành một hành trang vào đời vững chắc mai sau đi xây dựng dất nước.
Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Đến với đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, nhân vật Dế Mèn đã được nhà văn khắc họa qua nhiều phương diện khác nhau.
Trước hết là về ngoại hình. Dế Mèn đã tự giới thiệu về ngoại hình của bản thân. Vì ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn rất chóng lớn, trở thành một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Hình ảnh Dế Mèn hiện lên vô cùng chân thực, sinh động. Đôi càng thì “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Với ngoại hình như vậy, Dế Mèn cảm thấy hết sức tự hào và kiêu ngạo.
Không chỉ về ngoại hình, nhà văn còn khéo léo khắc họa những hành động của nhân vật này. Để thử sự lợi hại của những chiếc móng, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Cậu đã tự nhận xét về bản thân: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Những hành động đã cho thấy sự khỏe mạnh, dũng mãnh của Dế Mèn.
Cùng với đó, nhà văn còn khắc họa nhân vật này qua những nét tính cách. Đó là một chàng dế kiêu căng, ngạo mạn. Mèn đã dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm như quát mắng chị Cào Cào, ghẹo anh Gọng Vó. Nhất là đối với Dế Choắt - người bạn hàng xóm thì Dế Mèn luôn tỏ ra coi thường, chê bai. Một lần sang nhà Choắt chơi, Mèn đã lên tiếng chê: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Đến khi Choắt muốn nhờ giúp đỡ, thì Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Cách ứng xử này đã cho thấy sự ích kỉ của Dế Mèn.
Cuối cùng, Dế Mèn đã gây ra một lỗi lầm. Cậu đã bày trò trêu chị Cốc, khiến chị ta tức giận. Nhưng lại chỉ trốn trong hang mà không dám ra nhận lỗi. Cuối cùng, Dế Choắt là người chịu vạ lây. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Nhờ vậy, Dế Mèn đã nhận thức được lỗi lầm của bản thân.
Nhân vật Dế Mèn được khắc họa mang những đặc điểm của truyện đồng thoại - vừa đặc điểm của loài vật, vừa mang những đặc điểm của con người. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với lời kể theo ngôi thứ nhất khiến cho truyện trở nên chân thực, hấp dẫn hơn.
Như vậy, nhân vật Dế Mèn là nhân vật trung tâm trong toàn bộ tác phẩm. Qua nhân vật này, tác giả cũng đã gửi gắm được bài học ý nghĩa cho người đọc.
-Trong bất cứ hoàn cảnh nào,khó khăn,thử thách nào trong cuộc sống,sự hi vọng,dũng cảm,nỗ lực sẽ đem đến cho ta sức mạnh vì:
+Hy vọng giúp chúng ta có tinh thần lạc quan,xóa đi mọi mệt mỏi
+Giúp chúng ta tìm ra cách giải quyết,là động lực giúp chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách,...
- Người nông dân:Lúc đầu định giúp lừa ra khỏi giếng,nhưng sau nghĩ lừa già và cái giếng cũng cần được lấp.Vì thế,ông nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc
-Con lừa:Lúc đầu kêu la thảm thiết muốn thoát khỏi giếng nhưng rồi đã khôn ngoan,dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp nó thoát ra khỏi cái giếng
Truyện ngụ ngôn luôn là thể loại truyện yêu thích của em bởi tính hài hước và tính nhân văn của mỗi câu chuyện. Đặc biệt là truyện''Đẽo cày giữa đường''- một câu truyện dạy chúng ta về sống có chủ định của mình. Trong truyện, em rất ấn tượng với hình ảnh người thợ mộc- một nười nông dân chất phác nhưng không có chính kiến.
Trước hết, anh ta là một người có chí tiến thủ, một người lao động thật thà, chất phác. Nó được thể hiện qua phần đầu của truyên: Truyện kể rằng anh là một người thợ mộc, lấy hết vốn trong nhà để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ở ngay bên vệ đường nên mọi người thường ghé vào xem anh đéo cày. Từ bối cảnh đó, suy ra anhh là người lao động giản dị, hiền lành và có mong muốn đổi đời.
Dù vậy, anh lại là người không có chính kiến của riêng bản thân mình. Nó biểu hiện ở khi mọi người vào xem và góp ý, anh đều làm theo lời họ mà chẳng cần biết ai đúng, ai sai. Kết quả anh đẽo ra cái thì to đùng, cái thì nhỏ xíu và chả có ai đén mua cả. Như vậy, chúng ta có thể thấy, nếu anh thợ mộc là một người có chính kiến riêng của bản thân lựa chọn đéo cày vừa phải, thì có lẽ đã không có kết cục thảm họa như vậy. Anh thợ mộc không chỉ thiếu hiểu biết mà còn không có tầm nhìn xa trông rộng. Khi anh làm việc ở trung tâm nơi đong người qua lại, nên ai nhìn thấy có góp ý cũng là điều đương nhiên. Có người góp ý tốt và cũng có người góp ý không tốt, nhưng anh không đủ bản lĩnh để phản bác những điều sai đó, mà thay vì vậy anh đã làm theo lời họ. Cho nên, anh đã nhận lại kết quả quá đắt. Hành động đẽo cày của anh là không sai,và biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác là tốt, tuy nhiên anh đã lắng nghe và tiếp thu thái quá nên đã gây ra hậu quả khôn lường.
Tóm lại, truyện ngụ ngôn'' Đẽo cày giữa đường'' qua hình ảnh người thợ mộc, tác giả dân gian muốn phê phán những người không có chính kiến, ngu ngốc, bi động và dễ bị tác đọng bởi những người xung quanh.Từ đó, nhắc nhở chúng ta làm gì cũng phải suy nghĩ, có chính kiến,ý kiến của riêng mình và phải kiên định với nó.
a.A=15/12+5/13+-3/12+-18/13
=(15/12+-3/12)+(5/13+-18/13)
=1+-1
=0